VietBF - View Single Post - Sự hoang tưởng quyền lực
View Single Post
Old 4 Weeks Ago   #57
Gibbs
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
Gibbs's Avatar
 
Join Date: Nov 2006
Posts: 22,205
Thanks: 25,018
Thanked 15,607 Times in 6,692 Posts
Mentioned: 161 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 665 Post(s)
Rep Power: 43
Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8
Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8
Default

PHẦN 37.
HỒNG PHÚC DÂN TỘC.
Người Nhật nhắm đích đến Trần Trọng Kim và tiếp cận ông một cách khéo léo v́ họ không muốn ông hiểu lầm mà từ chối sự lựa chọn của họ.
Sau Hiệp ước Tokyo trên danh nghĩa người Pháp vẫn cai quản Đông Dương quản lư hành chính. Mật thám Pháp vẫn theo dơi các cá nhân và đảng phái chính trị có tư tưởng chống Pháp. Những người có quan hệ với người Nhật cũng nằm trong số đó.
Tuy nhiên những người này cũng được tự do hơn, và mật thám Pháp chỉ gây khó dễ khi dựa vào các nguyên cớ khác tránh sự can thiệp của Nhật.
Trần Trọng Kim là nhà sư phạm mẫu mực, có uy tín trong xă hội, giữ nhiều chức vụ trong ngành giáo dục thời Pháp thuộc như: Thanh tra Tiểu học (1921)
Trưởng ban Soạn thảo Sách Giáo khoa Tiểu học (1924), dạy Trường Sư phạm thực hành 1931
Giám đốc các trường nam tiểu học tại Hà Nội (1939)
Từ thập niên 1910 đến thập niên 1940, ông cũng viết nhiều sách về sư phạm và lịch sử. Ngoài ra ông c̣n tham gia các hoạt động xă hội. Ông là Phó trưởng ban Ban Văn học của Hội Khai trí Tiến Đức, Nghị viên Viện Dân biểu Bắc Kỳ, Trưởng ban nghiên cứu Phật học của Hội Bắc kỳ Phật giáo…
Vị trí xă hội và công việc cho nên ông tiếp xúc nhiều với khách quốc tế nghiên cứu về lịch sử, văn hoá, giáo dục trong đó có cả người Nhật cho nên mật thám Pháp vẫn bí mật theo dơi ông.
Tháng 10/ 1943 Hiến binh Nhật gặp Trần Trọng Kim nói, người Pháp có ư định bắt ông và khuyên ông nên lánh sang nơi Hiến binh Nhật đóng.
Tại đây ông gặp Dương Bá Trạc.
Theo như trong cuốn “Một cơn gió bụi” Trần Trọng Kim có viết:
Ông Dương Bá Trạc là một nhà văn học, đỗ cử nhân từ thủa mới 16 tuổi, v́ t́nh nước mà bỏ không ra làm quan, theo ông Phan Bội Châu đi làm cách mệnh, đă từng phải đày ra Côn Lôn và phải cưỡng bách lưu trú mấy năm ở nam kỳ. Ông cùng với tôi là bạn làm bộ Việt Nam Tự Điển ở ban văn học hội Khai Trí Tiến Đức.
Tôi trông thấy ông Dương, cười bảo:
- Sao bác lại vào đây?.
Ông Dương nói:
- Ḿnh đi ra ngoài đường định lui về quê, bị bọn hiến binh Nhật mời lên xe đưa vào đây. Nghe đâu ở ngoài phố họ bắt lung tung cả, chưa biết rơ những ai.
Sau một lúc chuyện tṛ về t́nh cảnh của nhau, ông Dương nói:
- Bây giờ chúng ta lâm vào cảnh này thật là khó quá. Dù rồi ra chúng ta có về nhà nữa, người Pháp cũng chẳng để yên. Chi bằng chúng ta nói với hiến binh Nhật cho chúng ta ra ngoài để gặp ông Cường Để, ta sẽ bàn cách làm việc ǵ có ích lợi cho tương lai nước nhà.
- Ông Cường Để th́ chỉ có bác quen mà thôi, và nghe nói ông ấy đă ủy quyền cho ông Ngô Đ́nh Diệm và Huỳnh Thúc Kháng tổ chức mọi việc, tôi chạy theo ông ấy th́ có ích ǵ?
- Ông Cường Để là người chính phủ Nhật Bản đă giúp đỡ, ta ra cùng làm việc với ông ấy, rồi xin cùng người Nhật cho cả ông Huỳnh Thúc Kháng và ông Ngô Đ́nh Diệm ra nữa, ta sẽ lập thành một cơ quan ở hải ngoại, thu thập hết thảy những nhà cách mệnh đă ở ngoài về một chổ th́ sự hành động của ta sẽ có ư nghĩa lắm. Chẳng hơn là cứ lẩn nấp ở trong nước, để cho người Pháp chực bắt bớ.
Tôi nghe ông Dương nói cũng bùi tai, liền bàn nhau viết thư xin người Nhật giúp chúng tôi ra ngoài.
Cách mấy hôm, viên thiếu tá hiến binh Nhật ở Hà Nội đến thăm chúng tôi và nói:
- Việc các ông xin ra ngoài là rất phải, để tôi vào Sài g̣n hỏi ư kiến tư lệnh bộ trong ấy, lệnh trên định thế nào, tôi sẽ nói cho các ông biết.
Chúng tôi đợi ở khách sạn đến gần ba tuần lễ, viên thiếu tá mới trở về và đến nói cho chúng tôi biết:
- Tư lệnh bộ cho hay các ông đi đâu bây giờ cũng không tiện, chỉ có ra Chiêu Nam Đảo (Bây giờ là Singapore) là yên ổn hơn cả. Các ông ra đấy rồi ông Cường Để cũng sắp về đấy cùng các người khác nữa sẽ họp nhau làm việc, rất là thuận tiện.
Chúng tôi nghĩ miễn là ḿnh thoát ra khỏi cái cảnh eo hẹp này là được, vậy có ra Chiêu Nam Đảo cũng chả sao. Chúng tôi nhận đi.
Rơ ràng là người Nhật đă có tính toán và xây dựng kịch bản để lôi kéo Trần Trọng Kim và Dương Bá Trạc làm việc cho họ và chuẩn bị nhân sự cho nội các của nhà nước Đế Quốc Việt Nam sau khi họ tuyên bố trao trả độc lập cho Việt Nam.
Thông qua Dương Bá Trạc người Nhật đă thành công kéo Trần Trọng Kim hợp tác và làm việc với họ.
Về phần Trần Trọng Kim trong cái gọi bước đường cùng vào một thời điểm t́nh trạng xă hội Việt Nam phức tạp như thế, ông miễn cưỡng hợp tác với người Nhật, hy vọng mong manh vào sự biến đổi của thời cuộc.
Hỏi ông có thực sự tin tưởng vào nền độc lập của Việt Nam một cách hoàn toàn dựa trên sự bảo trợ của Pháp, người Nhật hay người Tàu … ông nói thẳng chẳng bao giờ có điều đó, nó chỉ là ảo tưởng.
Nhưng có cơ hội Việt Nam trở thành nước có độc lập dù trên danh nghĩa cũng phải tận dụng cơ hội này.
Ông viết:
Trong khi nước Pháp đang bị cái nạn chiến tranh, người Pháp đối với người Việt Nam không đổi thái độ chút nào, mà người Nhật th́ lại muốn lợi dụng ḷng ái quốc của người Việt Nam để quyến dụ người ta theo ḿnh.
Người Việt Nam không phải là không hiểu cái tâm địa người Nhật, song có nhiều người muốn thừa cái cơ hội hiện tại mà phá vỡ cái khuôn khổ bé hẹp nó ràng buộc ḿnh đă bao lâu để gây ra cái không khí mới, rồi sau thế nào cũng t́m cách đối phó.
Phần nhiều người trí thức trong nước đều có cái quan niệm ấy, nhưng v́ thế lực không đủ, cho nên không ai hành động ǵ cả, trừ một bọn người hoặc v́ ḷng nóng nảy, hoặc v́ ḷng ham danh lợi chạy theo người Nhật.
Nước Nhật Bản trước vốn là một nước đồng văn đồng hóa ở Á Đông, nhưng về sau đă theo Âu Hóa, dùng những phương pháp quỉ quyệt để mở rộng chủ nghĩa đế quốc của họ, trước đă thôn tính Cao Ly và Măn Châu, sau lại muốn xâm lược nước Tàu và các nước khác ở Á Đông đă bị người Âu Châu chiếm giữ.
Người Nhật tuy dùng khẩu hiệu đồng minh cộng nhục và lấy danh nghĩa giải phóng các dân tộc bị hà hiếp, nhưng thâm ư là muốn thu hết quyền lợi về ḿnh.
Bởi vậy chính sách của họ thấy đầy những sự trái ngược, nói một đàng làm một nẻo. Cái chính sách ấy là chính sách bá đạo rất thịnh hành ở thế giới ngày nay. Dùng lời nhân nghĩa để nhử người ta vào cḥng của ḿnh mà thống trị cho dễ, chứ sự thực th́ chỉ v́ lợi mà thôi, không có ǵ là danh nghĩa cả.
Trong hoàn cảnh khó khăn ấy tôi phải nén ḿnh ngồi yên. Song ḿnh muốn ngồi yên mà người ta không để cho yên. Hết người này đến nói chuyện lập hội này, người khác đến nói chuyện lập đảng nọ. Đảng với hội ǵ mà tinh thần không có, sự tổ chức chẳng đâu ra đâu th́ càng nhiều đảng và hội bao nhiêu lại càng thêm rối việc bấy nhiêu, chứ có ích ǵ? Bởi vậy đối với ai, tôi cũng lấy ḷng ngay thẳng mà đáp lại, nhưng không đồng ư với ai cả.
(C̣n tiếp)
__________________
Gibbs_is_offline   Reply With Quote
 
Page generated in 0.04473 seconds with 10 queries