VietBF - View Single Post - Sự hoang tưởng quyền lực
View Single Post
Old 03-14-2024   #40
Gibbs
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
Gibbs's Avatar
 
Join Date: Nov 2006
Posts: 22,166
Thanks: 24,999
Thanked 15,601 Times in 6,688 Posts
Mentioned: 161 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 665 Post(s)
Rep Power: 43
Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8
Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8
Default

PHẦN 20
VĂN HOÁ QUAN TRƯỜNG.
Các chức sắc trong chính quyền do người dân lựa chọn có hai nguyên tắc để anh tồn tại.
Nếu anh làm việc không đúng những ǵ đă hứa, người dân đă nâng anh lên, th́ cũng hạ được anh xuống.
Và cách c̣n lại tự anh được quyết định đó là từ chức.
Cho nên “văn hoá từ chức” là thứ văn hoá được đề cao nhất của những người trong chốn quan trường.
Văn hoá từ chức trở thành một nếp sống b́nh thường ở các nước dân chủ, anh là một quan chức nhưng cũng là một con người, sai phải biết xin lỗi, không làm được việc phải tự rút lui, để cho người dân kéo cổ xuống dĩ nhiên là một điều xỉ nhục.
C̣n những quốc gia chuyên quyền văn hoá từ chức trở thành điều xa xỉ, từ chức bị cho là thất bại, và thất bại trong chốn quan trường được coi là sự nhục nhă- là nguyên nhân cho họ cố sống cố chết bám ghế quyền lực.
Và thứ văn hoá “ngồi thối ghế” trở thành thứ đặc sản của những quốc gia này. Chức vụ càng cao càng tham quyền cố vị.
Ở Liên Xô tuổi các Uỷ Viên Bộ chính trị có tuổi trung b́nh trên 70 vào thời kỳ Leonid Brezhnev làm Tổng bí thư (1964) sau khi đưa điều 25 vào điều lệ đảng “Trong việc bầu cử tất cả các cơ sở đảng, từ tổ chức đảng sơ cấp đến Ban Chấp hành Trung ương phải tuân thủ nguyên tắc thay thế nhân sự một một cách có hệ thống và tính liên tục của vai tṛ lănh đạo” .
Điều 25 vẫn không thay đổi dưới sự lănh đạo kế tiếp của của các tổng bí thư Yury Andropov, Konstantin Chernenko và hai ông này vẫn nắm quyền cho đến khi chết.
Mỗi lần họp Bộ chính trị không khác ǵ một bệnh viện. Xung quanh pḥng họp là các pḥng cấp cứu, pḥng hồi sức với các máy móc thiết bị y tế cùng một đám bác sĩ, nhân viên y tế túc trực.
Sự tham quyền cố vị này là một trong những nguyên nhân để Liên Xô rơi vào tŕ trệ dẫn đến sự sụp đổ.
Căn bệnh tham quyền cố vị trở thành một đặc trưng của các chế độ cộng sản cầm quyền, Mao Trạch Đông, Phidel Castro, Hồ Chí Minh, Kim Nhật Thành… đều giữ các chức vụ cao nhất trong đảng, nhà nước đến khi qua đời.
Văn hoá tham quyền cố vị từ những lănh đạo cao nhất trở thành tấm gương học tập cho các cán bộ Đảng viên cấp dưới, không ai dạy bảo được ai, cấp trên không thể kỷ luật được cấp dưới.
Hỏi tại sao phải cố bám ghế quyền lực, v́ ngoài chiếc ghế quan trường, chủ nghĩa cộng sản không có động lực nào tạo ra cho con người có thể giàu có, thịnh vượng.
Quyền lực đi đôi với quyền lợi chính trị, quyền lợi vật chất.
Có quyền lực là có quyền phân chia, quyền chiếm hữu, quyền định đoạt, quyền sở hữu.
Muốn bước chân vào hệ thống quyền lực trước tiên phải trở thành một đảng viên.
Là đảng viên phải phục tùng tổ chức, phục vụ lănh đạo.
Một đảng cầm quyền lực trong tay và duy nhất lănh đạo văn hoá quan trường sẽ trở thành thứ văn hoá quyền lực.
Văn hoá quyền lực là văn hoá ứng xử của cấp trên với cấp dưới đó là mảnh đất màu mỡ cho văn hoá mệnh lệnh, văn hoá ban ơn, văn hoá xu nịnh, văn hoá lá mặt lá trái… phát triển.
Ông bí thư, ông chủ tịch thích cầu lông, hay bóng bàn, bóng chuyền… các quan chức trong cả tỉnh cùng a dua chơi cầu lông, bóng bàn… tỉnh nghèo dân đói vẫn bỏ tiền xây nhà thi đấu cho các quan chức tránh nắng, tránh mưa ra sân để đàn đúm thể hiện sự đoàn kết nhất trí, trung thành… anh nào ốm cũng phải vác mặt đến.
Văn hoá xu nịnh trở thành đặc trưng, thuộc tính - bằng cấp ǵ cũng không ăn thua nếu thiếu cái “bằng ḷng” trở thành văn hoá sống trong bộ máy quan trường.
Khổ nhất là sếp thích uống rượu, theo hầu sếp uống rượu thâu đêm suốt sáng, cho chó ăn chè, nuốt không trôi vẫn cố mà nuốt.
Đàn em học theo sếp nhà b́nh to, b́nh nhỏ, con ǵ, cây ǵ quư trên rừng dưới bể ngâm hết, uống tuốt, khoe nhau, tặng nhau, biếu nhau … thể hiện quyền lực, sành điệu…
Không những trở thành lũ nát rượu, quan lớn quan bé trở thành những tấm gương, tiếp tay cho việc tuyệt chủng động vật hoang dă quư hiếm… và cuối cùng đưa nhau xuống hố càng nhanh của bệnh tật.
Trong chốn quan trường không có xu nịnh suông, nó đội lốt văn hoá truyền thống che mắt thiên hạ để đút lót, hối lộ.
Ma chay, đám cưới, đám giỗ, sinh nhật, khánh thành… thậm chí ŕnh sếp có cái ǵ mới đàn em đệ tử có cớ để mừng, để chia sẻ nỗi buồn với sếp bằng phong bao, quà tặng.
Nhà sếp có việc, đệ tử, đối tác ṿng trong ṿng ngoài xếp hàng ngóng chờ nhau để được gặp mặt sếp… mâm trên, mâm dưới đầy tiếng xu nịnh, tâng bốc lẫn nhau nhân danh đạo lư, đạo đức, văn hoá truyền thống để tụ tập biểu dương lực lượng, khoe giàu, khoe sang, khoe thành đạt, khoe quyền lực, hợm hĩnh với thiên hạ.
“Đầy nhà vang tiếng ruồi xanh.
Rụng rời khủng cửa, tan tành khói mây.
Đồ tế nhuyễn của Giang Tây.
Sạch sành sanh vét cho đầy túi tham..”
Nguyễn Du phán rằng, 300 năm nữa người đời sẽ nhớ đến ông, quả là một tiên tri thiên tài, lịch sử của một thời “đầu trâu mặt ngựa, ào ào như sôi” đă quay trở lại.
(C̣n tiếp)
__________________
Gibbs_is_offline   Reply With Quote
 
Page generated in 0.04184 seconds with 10 queries