VietBF - View Single Post - Những câu chuyện để học hỏi
View Single Post
Old 09-25-2019   #8
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 112,401
Thanks: 7,299
Thanked 45,971 Times in 12,783 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 139
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
Default

Phật Pháp hay Thế Gian Pháp
“Pháp ĺa ngă của Phật giáo không phải là một triết lư,
mà hẳn là một hành động có liên hệ mật thiết không thể thiếu giữa thân và tâm”.
Phật pháp là pháp giải thoát ĺa thế gian. Pháp ĺa thế gian là pháp không đi ngược lại với cái biết, nhưng phải dựa trên cái biết và vượt trên mọi cái biết bằng một chánh pháp.
V́ lẽ, cái biết nằm trong kiến thức, kiến thức là cái ǵ gom góp, vay mượn từ hoàn cảnh chung quanh, được cho vào kư ức. (Dù gà con cần vỏ trứng để bao che và trưởng thành, nhưng cứ ở măi trong vỏ trứng, tuyệt đối sẽ không bao giờ trỡ thành con gà). Thế rồi xào nấu ra sản phẩm mới, có nguồn gốc của vay mượn và được bổ sung có thứ tự để không bị cho là đạo văn, đạo tư tưởng. Giải thoát ra khỏi biên kiến của đối đăi, chứ không phải sao chép tư tưởng từ đấng giải thoát. (Thức là học hành mới có, Trí là tu luyện mới có). Bức tường kiến thức là nhà tù giam những kẻ không có khả năng vượt lên chính ḿnh, và luôn ngoan ngoăn làm việc và suy luận theo cái biết của ḿnh. Cái biết này cũng phải trả cái giá rất đắt. Nhà tù này luôn là chỗ sơn son phết vàng, để những ai có đầy đủ tham vọng sẽ tiến măi lên tới đỉnh của...dục vọng. Thế rồi tù nhân này ngủ một giấc thật dài, đến khoảng chừng 36 ngàn ngày, rồi cái biết ấy sẽ vô nghĩa, khi hơi thở sau cùng sẽ mang kiến thức kia và trỡ thành nghiệp lực cho kiếp kế tiếp. Đạo Phật gọi là nghiệp quả luân hồi .
Cho dù vay mượn hay tự khám phá ra hằng hà triết lư phi thường, th́ triết lư đó cũng sẽ phải tàn lụi, chỉ v́ chúng có tính cách đối đăi, nằm trọn vẹn trong biên kiến của tốt xấu, thiện ác, cao thấp. Chúng sẽ phải đào thải bởi vô thường, không ai tránh khỏi luật chi phối này.
Khác với pháp ĺa ngă, khi tu hành và đạt tới cảnh giới ĺa ngă rồi th́ thức biến thành trí. Ví dụ uống một ngụm trà nóng, chúng ta không cần phải có kiến thức sâu rộng để biết được độ nóng như thế nào, sự cảm nhận tự nhiên đó đến với ta trước khi thức thần phân tích loại trà này có nguồn gốc mà kư ức có cơ hội phân biệt ngon dỡ, mắc rẻ....
Biên kiến này sở dĩ có, từ bao nhiêu kinh nghiệm uống trà, khác với người chưa bao giờ dùng trà, trong khi hương vị của trà vẫn cố hữu, ngon hay dở tại v́ kinh nghiệm khác nhau của từng cá nhân khi uống cùng một loại trà. Mỗi ngày qua rất nhiều người thấy ánh mặt trời, dù chỉ có một mặt trời, nhưng thiên hạ có khá nhiều ư tưởng khác nhau, v́ kinh nghiệm khác nhau, nên sự hiểu biết có khác về chỉ một vấn đề.
Nh́n cái ǵ trước mắt, kư ức liền chọn một tiền kiến nào đó, để kư ức để so sánh, trong thư viện ngổn ngang này chất chứa từ vô lượng kiếp, nẩy ra một tiêu chuẩn đă có trước, thế rồi thần thức phán quyết cho một cái nh́n y hệt như đă biết. (Lần đầu nh́n hoa hồng, có ai biết được màu đỏ thẳm của hồng đẹp cở nào). Cái biết này không chạy ra khỏi nhị biên của thế giới đối đải. Trong khi pháp ĺa ngă vượt khỏi chính ḿnh, vượt lên khỏi tiền kiến hoà nhập với hư vô, nơi đó không có chỗ đứng của thần thức.
Khi thiện ác là cây thước đo đạo đức đời sống, th́ cái thiện là cái nghịch đảo của cái ác. Dĩ nhiên từ thuở nhỏ, chúng ta học bài học đạo đức, có ghi rơ thiện ác, người, ta, sống chết. Đó là chuyện thế gian pháp.
Pháp ĺa ngă vượt ra khỏi Nhân, Ngă, Thiện, Ác, Sanh, Tử. (vô ngă vô nhân, phi thiện ác, liểu sanh tử). Và dĩ nhiên dựa vào thế gian để chế ngự bằng pháp ĺa ngă, sống với thế gian mà không hoà nhập với thế gian.
Khi ĺa ngă rồi, th́ yếu tố không gian và thời gian không c̣n tồn tại nữa. Đạo Phật nh́n nhận đau khổ và hạnh phúc của thế gian, nếu thế gian không có hạnh phúc và đau khổ th́ làm sao con người phải điêu đứng như vậy. Chỉ v́ không gian và thời gian là hai yếu tố ảo, chỉ được xác định bởi tư lương, khi động th́ thời gian và không gian có vị trí hẳn ḥi trong ta, khi tịnh th́ chúng không có khả năng tồn tại, v́ không có tự tánh.
Trong đời sống hàng ngày, chúng ta động trong động, khi ngủ, tịnh trong mê. Khi Thiền Định là định trong tịnh. Chính ngay lúc này là lúc c̣n gọi là Chơn Động. Lúc chơn động mọi sinh hoạt tùy duyên theo yếu lư của mọi duyên nghiệp.Nếu cần, mọi duyên nghiệp sẽ phải triệt tiêu một cách tự nhiên v́ nghiệp không có tự tánh không thể tồn tại, bởi mọi giá trị của thần thức phai mờ theo thời gian thiền định lâu ngày. Sự tịch tịnh là kết quả sau bao nhiêu năm thuần thục tu tŕ. Sự giao hoà trong cơ thể mọi người sẽ mănh liệt, chỉ khi nào mọi sự cảm thọ đ́nh chỉ lúc c̣n thức. Có ai trong chúng ta tịch tịnh được chừng 60 giây không?? Đó là lư do tuyệt đối mà tôn chỉ của Phật tử phải đạt đến Vô Niệm. (Trong tiến tŕnh nầy, chúng ta kinh qua, độc, tụng, niệm, tưởng, thiền định và sau cùng là Vô Niệm)
Chúng ta không thể dùng thế gian pháp để giải thoát. Đạo Phật không chỉ là sự hiểu biết để ngăn ngừa, suy luận, đè nén, tránh né. Mà chính đạo Phật giúp ĺa mọi sự dính mắc. Chỉ v́ Phật tánh vốn hoàn hảo, khi ta tu, tức là dọn dẹp cắt xén, tắm gội cho đến khi nào không c̣n cái ǵ có thế lấy ra nữa. Cái c̣n lại sau cùng không thể tách ra được nữa, chính là chân tánh, chân tánh có tự tánh, hay c̣n gọi là Phật tánh.
Như mọi người biết, đạo Phật bắt đầu bằng Tín Ngưỡng. Nếu không có sự tín ngưỡng, hẳn chúng ta đă không có sự bắt đầu. Nhưng đạo giaỉ thoát sẽ không ngừng lại ở sự tín ngưỡng.
Đạo Phật là một tôn giáo. Vâng, nhưng đạo Phật không hẳn là một tôn giáo. Đạo Phật hơn là một tôn giáo. V́ đạo Phật đưa đến lià ngă, khi lià ngă rồi th́ mọi giá trị nhị nguyên có tính cách giáo điều, tăng lữ không c̣n giá trị nữa.
Đạo Phật rất thấp cho người thấp, khi họ cầu cho b́nh an, phước báu. Đạo Phật rất thâm sâu, cho những ai cầu giải thoát. Chúng ta đang ngồi lớp nào, trong 84 ngàn lớp?? Lớp vở ḷng tu phước, hay lớp tu giải thoát. Hữu Lậu hay Vô Lậu. Đừng bảo rằng 84 ngàn lớp giống nhau. Phước duyên là căn bản của nhiều giới, sẽ định đoạt khả năng lảnh hội tuỳ theo pháp môn thấp cao. Lấy cái biết giới hạn của ḿnh, để mưu cầu những ǵ vô hạn, tức là làm chuyện hoài công, lo tu phước cho xong.
Trước khi dấn thân vào đường tu học, phải t́m cho bằng được chánh pháp. Chánh pháp là ǵ?? Có phù hợp với kinh điển không? Nhớ rằng Kinh , Điển là đuốt soi đường, nhưng chính chúng ta phải bước đi.
T́m Phật, tuyệt đối không cầu mong ở ngoài ta. Khi bảo rằng không ở ngoài, có nghĩa là phải t́m nơi chính ta, chứ không phải vị Phật nào bên ngoài, khi t́m ở chính ta, bởi chính ta, tuyệt đối văn tự không cần thiết trong tiến tŕnh này. Phật bảo rằng “Ta là Phật đă thành, Chúng sanh là Phật sẽ thành” ư Ngài nói rằng: ai cũng có Phật tánh, há sao Phật tánh của ḿnh mà ḿnh không t́m, lại đi t́m Phật tánh của Ngài ?? Hăy t́m cho được Phật tánh của chính ḿnh. Phật đă t́m ra chính tánh của Ngài. Là con của Phật, hăy làm những ǵ Ngài đă làm và nên làm. T́m Tánh ngoài thân nầy, là huyễn là vọng. Chỉ có trong thân, không ngoài đâu cả. Căn bản mà nói, th́ muốn t́m Tánh Thật của ḿnh, th́ hăy buông bỏ bất cứ tánh giả nào có thể bỏ được. Măi cho đến khi không c̣n bỏ thêm được nữa những ǵ c̣n lại trong ta. Cái c̣n lại sau cùng chính là Tánh Thật hay c̣n gọi là Chơn Tánh hay Phật Tánh.
T́m Phật tánh của ḿnh, chứ không t́m vị Phật nào cả. Nếu niệm Phật để trừ vọng niệm, tạp niệm th́ cũng nên. Chứ niệm Phật để thành Phật, e rằng chúng ta chưa thực hiện đúng pháp chánh niệm. Đức Phật xưa kia niệm ai mà thành?? V́ âm thinh, sắc tướng mà niệm, hẳn không phải là chánh pháp tuyệt đối để giải thoát.
(Nhược dĩ sắc kiến ngă, Nhược dĩ âm thinh cầu ngă, Nhược nhân hành tà đạo. Bất năng kiến Như Lai. kinh Kim Cang). Nếu lấy mầu sắc t́m chân ngă, Nếu lấy âm thanh t́m chân ngă, Người đó đang hành tà đạo. Sẽ không thấy được bản tánh Như Lai.
Văn tự vốn chuyên chở triết lư, khi yếu tố văn tự mang bản chất không tuyệt đối của thực thể, th́ số phận của triết lư kia đi về đâu?? Đừng ḥng dùng văn tự để diễn tả hạnh phúc và đau khổ, chỉ có những người trong cuộc, tự thân chứng lấy hoàn cảnh của họ mà thôi.
Chỉ v́ chúng ta chưa thấy Phật mà dám niệm Phật, e rằng đó là tà niệm chăng??? Niệm bằng tâm tư nhất tâm bất loạn?, hay bất ổn?? (kinh Bát Nhă đă phủ nhận mọi giá trị của ngũ uẩn, vậy ai có đủ khả năng niệm bằng chánh niệm??).
Ngặc nỗi, vốn lục dục là của nguồn gốc phiền năo, chúng ta tại sao không vô hiệu hoá lục thức bằng cách “Nh́n vô, nghe vô, thở vô, tưởng vô, nghĩ vô cùng một lúc....” Hướng lục thức về một chỗ chung. Chỗ chung này là điểm chung của lục thức, ở vị trí không phải bên ngoài có thể rờ ngắm được, dần dà lục thức sẽ phải thuần, chỗ ấy c̣n gọi là vô sở trụ. (trong kinh Kim Cang có ghi chỗ này).
Tránh né lục thức bằng cách đối đăi, th́ chúng ta đă đi ngược lại với kinh Bát Nhă, v́ hẳn mọi sự liên hệ của lục căn hoàn toàn không có tự tánh, là huyễn, ngũ uẩn vốn giai không, dùng chúng đặt để một điều ǵ, quả là ngoại vi, hư ảo, vốn không thật.
Pháp ĺa ngă của Phật giáo không phải là một triết lư, mà hẳn là một hành động có liên hệ mật thiết không thể thiếu giữa thân và tâm. Nếu tu hành chỉ một trong thân và tâm, c̣n cho là bị chứng cô thiên, có nghĩa là cô âm, độc dương, chứ đáng lẽ ra phải tu hành theo lối âm dương. Hành giả c̣n phải được thân chứng, v́ sống với nó, chứ không phải chỉ nghe qua và biết như vậy mà cần phải tự thân ḿnh ấn chứng. Có con chim nào bay bằng một cánh bao giờ. Có sự trưởng thành nào mà thiếu sự trưởng dưỡng của âm dương, nh́n vạn vật khi hạt nẩy mầm, chuyện đầu tiên là vỡ làm đôi, chúng ta đă thấy biểu tượng âm dương từ vạn thể của thiên nhiên, cũng chính hai yếu tố âm dương là ngưỡng cửa bắt đầu của tiến tŕnh ĺa ngă. Muốn trở về với hư vô, mà không bắt nguồn từ bản thể thiên nhiên, khó mà hoà nhập với hư vô. (trong hư vô, mọi giá trị của không gian và thời gian bị triệt tiêu).
Pháp Bất Lập Văn Tự mưu t́m giải thoát có liên quan ǵ đến Tứ Diệu Đế, Thập Nhị Nhân Duyên, Bát Chánh Đạo và hàng hà sa số có trong kinh, luật, luận của Phật giáo? Chúng ta phải hành, chứ không thể thừa hưởng sự “mầu nhiệm” của kiến thức !!! Nếu kiến thức là điều duy nhất để giải thoát, th́ Lục Tổ, Ngài đă không thị hiện chốn thế gian. Ngoài ra, đạo Phật độ tận chúng sanh, nhưng tu nhân nào th́ hưởng quả ấy. Tu phước, th́ xuống lại thế gian để hưởng phước báo.
Phật đă bảo “Suốt 49 năm ta không nói một lời ǵ về đạo”. Vậy chúng ta đang theo pháp giải thoát nào vậy?. Công Truyền hay Mật Truyền?, pháp nào là pháp Phật, pháp nào là pháp Thế Gian?. Chánh pháp nhăn tạng của đức Phật hiện giờ ai đang ǵn giữ?. Là Phật tử, chúng ta có nói ngoa không? Có vô t́nh phỉ báng Ngài khi chúng ta gọi nhau là Phật tử, v́ có quá nhiều tông phái, duy chỉ có một chánh pháp mà thôi. Trong khi hằng hà con Phật đang lang thang lê lết trên 84 vạn nẽo đường tu học... đâu là Pháp Phật, đâu là pháp Thế Gian??? Đừng tự lừa dối ḿnh bằng phương tiện dể nhất và cho đó là chánh pháp.
Nếu chánh pháp giản dị đến đổi ai cũng biết rỏ, chỉ cần đến bất cứ chùa nào gần nhà, xem vài quyển kinh, sẽ thấy ngay chánh pháp?? Vậy tại sao Ngài Huệ Khả phải đứng ngoài tuyết mấy ngày để cầu đạo? Phải chặc cánh tay để tỏ long thành. Đến những hai lần, Đạt Ma Tổ Sư mới nói pháp cho Lương Vơ Đế nghe? Ngũ Tổ cần ǵ đến canh ba, chỉ mật truyền cho Lục Tổ. Nếu chỉ truyền lại Lục Tự Di Đà, th́ tăng chúng khỏi phải khổ công chạy theo hoà thượng Huệ Năng làm ǵ cho cực thân. Lục Tổ phải trôi dạt vào phương Nam để hoằng hoá, v́ chỉ có những người phước đức sâu dầy mới lănh hội được. Tại sao Ngũ Tổ không nói ra hết cho 3 ngàn tăng chúng, kể cả Thần Tú sẽ không mất công đặt bài kệ “chưa kiến tánh”. Trong khi Huệ Năng, gă đàn ông thất phu giă gạo dưới bếp…không biết chữ, lại nhờ người viết thay ḿnh, những ǵ ḿnh biết “không qua kinh điển”. Có điều ǵ để chúng ta hiểu rằng phải có một cái ǵ đó gọi là “bí truyền”, để sự truyền thừa Đúng Người, Đúng Chỗ, Đúng Lúc (Phi nhân bất độ, Phi Thời Bất Độ, Phi Xứ Bất Độ, Đạt Ma Tổ Sư). Thường chúng ta xem kinh, nhưng chỉ ghi nhớ và nh́n nhận những ǵ hiểu được, thông cảm được. C̣n những mục khó hiểu coi như “không quan trọng sao???”)
Đức Phật không phải là nhà đạo đức học, Ngài cũng không phải là nhà tư tưởng, không phải là vị thần linh. Thậm chí nếu dâng tặng cho Ngài vài chục cái giải Nobel, th́ cũng chỉ vất sọt rác mà thôi. Hăy bỏ Ngài ra khỏi định kiến của thế gian, đừng dùng ngôn ngữ thế gian để ḥng ca tụng Ngài uổng công, một khi đă ĺa ngă rồi, thế gian ảo này, không c̣n là thực thể có đủ yếu tố để cần lư luận từ một đấng giải thoát.
Khi âm dương hiệp nhất, th́ thần thức, kư ức, sẽ không c̣n chỗ nương tựa nữa. Chính ngay lúc này, sự dao động một cách tự nhiên trong thân, tâm mà không dùng đến mọi giá trị của văn tự, âm thanh, sắc tướng, niệm, nguyện bất cứ ai, chính là cửa ngơ của giải thoát hay c̣n gọi là ĺa ngă, không dính mắc bất cứ trạng thái nhị nguyên nào trước kia. Cảnh giới này không phải là ngoan không. (khi tâm sở đă bị vô hiệu hoá, chính tâm vương là mầm của chơn chủng tử). Phật pháp khác với thế gian pháp là ở chỗ này.
By Nguyễn Hoàng Tân
florida80_is_offline  
The Following User Says Thank You to florida80 For This Useful Post:
trungthu (09-26-2019)
 
Page generated in 0.07701 seconds with 10 queries