Ismail Haniyeh, người bị ám sát ở Iran, là một lănh đạo chính trị lâu năm của nhóm chiến binh Hamas.
Thủ lĩnh Hamas Ismail Haniyeh (Ảnh: Anadolu Agency).
Ông Ismail Haniyeh, 62 tuổi, sinh ra trong một trại tị nạn gần thành phố Gaza và gia nhập lực lượng Hamas vào cuối những năm 1980 trong cuộc nổi dậy Intifada đầu tiên. Cha mẹ ông là người Palestine và bị mất nhà cửa trong cuộc chiến Ả Rập - Israel vào năm 1948.
Tuổi thơ sống trong trại tị nạn khiến ông sớm nhận ra những khó khăn của người Palestine. Những trải nghiệm này đă h́nh thành quan điểm chính trị và lập trường của Haniyeh.
Haniyeh theo học tại các trường do Liên hợp quốc điều hành, sau đó đăng kư vào Đại học Hồi giáo ở Gaza. Trong suốt những năm học đại học, ông tham gia tích cực vào các hoạt động chính trị của sinh viên.
Khi Hamas phát triển quyền lực, ông Haniyeh đă thăng tiến qua các cấp bậc, được bổ nhiệm vào "ban lănh đạo tập thể" bí mật năm 2004, sau đó được bổ nhiệm làm lănh đạo của chính quyền Palestine vào năm 2006.
Đến năm 2017, ông Haniyeh đă trở thành thủ lĩnh của nhóm Hamas. Ngay sau đó, ông bị Mỹ coi là "đối tượng khủng bố toàn cầu được chỉ định đặc biệt".
Haniyeh đóng vai tṛ quan trọng trong việc xây dựng chính sách và chiến lược của Hamas, đặc biệt trong mối quan hệ với Israel và chính quyền Palestine.
Trong những năm qua, ông Haniyeh đă tham gia các cuộc đàm phán ḥa b́nh với cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter và gặp gỡ các nhà lănh đạo khác bao gồm Quốc vương Qatar, Sheikh Hamad bin Khalifa al-Thani và nhà ngoại giao Trung Quốc Wang Kejian vào đầu năm nay.
3 con trai chết trong các cuộc không kích
Vào tháng 4, các cuộc không kích của Israel đă giết chết 3 người con trai và 4 người cháu của ông Haniyeh, theo Hamas.
Vào thời điểm đó, ông Haniyeh, khi đó đang sống lưu vong ở Qatar, khẳng định cái chết của họ sẽ không ảnh hưởng đến lệnh ngừng bắn đang diễn ra và các cuộc đàm phán về con tin.
Trong cuộc phỏng vấn với Al Jazeera, ông Haniyeh nói rằng các vụ sát hại sẽ không gây áp lực buộc Hamas phải làm suy yếu lập trường của ḿnh.
"Đối phương tin rằng bằng cách nhắm vào gia đ́nh các nhà lănh đạo, điều đó sẽ thúc đẩy họ từ bỏ những yêu cầu của người dân. Bất cứ ai tin rằng việc nhắm mục tiêu vào các con trai của tôi sẽ thúc đẩy Hamas thay đổi lập trường, th́ đó đều là sự ảo tưởng", ông Haniyeh nhấn mạnh.
Phong trào Hamas
Hamas là tên viết tắt của Phong trào Kháng chiến Hồi giáo, hiện kiểm soát Dải Gaza, vùng lănh thổ rộng khoảng 365km2 có hơn 2 triệu người Palestine sinh sống.
Trong các vấn đề chính trị liên quan tới người Palestine, Hamas cùng Phong trào Giải phóng dân tộc Palestine (Fatah) đối nghịch là 2 phe chiếm chủ đạo.
Hamas lên nắm quyền ở Dải Gaza từ năm 2007 sau cuộc đụng độ ngắn với phong trào Fatah, lực lượng ṇng cốt của Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO). PLO - vốn được cộng đồng quốc tế, bao gồm Israel, công nhận là đại diện hợp pháp của nhân dân Palestine - chủ trương ôn ḥa.
Khác với Fatah, Hamas không công nhận tư cách nhà nước của Israel, cũng như phản đối hiệp định ḥa b́nh Oslo do Israel và PLO đàm phán vào giữa những năm 1990.
Từ khi Hamas kiểm soát Dải Gaza, Israel bắt đầu gia tăng sức ép bao vây kinh tế, hạn chế tiếp lương thực, thuốc men đối với dải đất này, ảnh hưởng nghiêm trọng tới dân thường.
Hamas được thành lập ở Gaza vào năm 1987 bởi giáo sĩ Ahmed Yassin cùng phụ tá Abdul Aziz al-Rantissi ngay sau khi nổ ra Intifada đầu tiên. Intifada là phong trào nổi dậy chống lại sự chiếm đóng của Israel trên các vùng lănh thổ của người Palestine.
Phong trào Hamas đă thành lập nhánh quân sự, Lữ đoàn Izz al-Din al-Qassam, để theo đuổi đường lối đấu tranh vũ trang chống lại Israel với mục đích giải phóng người Palestine.
Cả Fatah và Hamas cùng có mục tiêu xây dựng nhà nước Palestine trên cơ sở đường lănh thổ được hoạch định năm 1967. Tuy nhiên, Fatah chủ trương đàm phán, Hamas theo đuổi phương thức đấu tranh bằng bạo lực.
Toàn bộ phong trào này, hoặc trong một số trường hợp là nhánh quân sự của nhóm này, bị Israel, Mỹ, Liên minh châu Âu, Canada, Ai Cập và Nhật Bản coi là tổ chức "khủng bố".
Tại Dải Gaza, Hamas và Thánh chiến Hồi giáo, nhóm chiến binh lớn thứ hai trong khu vực, thường xuyên chung tay chống lại Israel.
Thánh chiến Hồi giáo thường hoạt động độc lập với Hamas và tập trung chủ yếu vào đối đầu quân sự. Trong một số lần, Hamas từng gây áp lực buộc Thánh chiến Hồi giáo dừng các cuộc tấn công vào Israel, hoặc quyết định đứng bên lề khi nhóm này đụng độ với Israel. Một số lần khác, Hamas bị kéo vào xung đột.
Hamas liên minh với các nước Trung Đông như Syria và các tổ chức như nhóm Hồi giáo Shiite Hezbollah ở Li Băng.
Một trong những bên ủng hộ mạnh mẽ nhất của Hamas là Iran, quốc gia có lợi ích riêng trong cuộc chiến với Israel. Trong nhiều thập niên, Iran đă cung cấp vũ khí, công nghệ và đào tạo cho Hamas để xây dựng kho tên lửa có thể vươn sâu vào lănh thổ Israel.
VietBF@sưu tập