Theo như việc ông Tào Tháo không chỉ giỏi dùng binh mà văn thơ cũng lai láng, bởi cuộc đời Tào Tháo có thể miêu tả là một người có tài, lắm mưu nhiều kế, một chính trị gia lừng lẫy cuối thời Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc. Tào Tháo có ít nhất 15 người vợ, 13 người trong số đó đã từng có một đời chồng.
Mỗi nước đi của Tào Tháo đều rất thận trọng...
Cuộc đời Tào Tháo có thể miêu tả là một người có tài, lắm mưu nhiều kế, một chính trị gia lừng lẫy cuối thời Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc. Ông không chỉ giỏi dùng binh mà văn thơ cũng lai láng.
Là người lập nên chính quyền Tào Ngụy thời Tam Quốc, Tào Tháo nắm trong tay 'hậu phương' hùng hậu không kém những chiến tích của ông trên chiến trường.
Sử sách chính thức chép rằng, Tào Tháo có ít nhất 15 người vợ, 13 người trong số đó đã từng có một đời chồng. Có người là vợ tướng địch, có người là góa phụ của cấp dưới.
Chiếm vợ của kẻ địch là cách Tào Tháo tạo nước cờ của riêng mình. Ảnh minh họa: Sohu
Tại sao lại như vậy? Tào Tháo cả đời chinh phục rất nhiều kẻ thù, mỗi khi đánh bại được kẻ thù, người này sẽ chiếm luôn vợ/thê thiếp của kẻ thù. Tào Tháo làm như vậy là vì một mặt say mê sắc đẹp nữ nhân, mặt khác Tào Tháo muốn dùng thủ đoạn này để chiếm đoạt thế lực đằng sau người phụ nữ, củng cố quyền thống trị của riêng mình. Đây hẳn là kế 'nhất tiễn hạ song điêu', tiện lợi cả đôi đường của người lập nên nhà Tào Ngụy.
Tuy nhiên, vốn là người đa nghi, không phải lúc nào Tào Tháo cũng say mê vẻ đẹp sắc nước hương trời của mỹ nhân mà quên đi những toan tính chính trị của mình. Đại mỹ nhân Điêu Thuyền là một ví dụ điển hình.
Được xếp vào hàng "Tứ đại mỹ nhân Trung Hoa" thời cổ đại, Điều Thuyền sở hữu vẻ đẹp khiến trăng cũng phải hổ thẹn mà nấp sau mây (Bế Nguyệt). Dù chỉ là nhân vật hư cấu, bước ra từ "Tam Quốc Diễn Nghĩa", nhưng nhờ tài "họa" của tiểu thuyết gia La Quán Trung mà Điêu Thuyền vẫn nổi tiếng trong các câu chuyện văn hóa dân gian.
Bức họa miêu tả vẻ đẹp Bế Nguyệt của Điêu Thuyền. Nguồn: Baidu
Cuộc đời nàng gắn liền với hai nam nhân cuối thời Đông Hán là Đổng Trác và Lữ Bố. Trong "Tam Quốc Diễn Nghĩa", Điêu Thuyền là con gái nuôi của gia đình Vương Doãn - một đại thần cuối thời Đông Hán.
Để cứu triều đình nhà Hán và lật đổ sự thống trị của quan đại thần đầy quyền lực Đổng Trác, Điều Thuyền nguyện làm 'quân cờ' để Vương Doãn giao phó thực hiện liên hoàn kế nhằm đối phó với Đổng Trác, từ việc tiếp cận Đổng Trác với Lữ Bố đến việc mượn tay Lữ Bố kết liễu cha nuôi của chính mình (là Đổng Trác) - góp phần chấm dứt thời kỳ đen tối của chế độ chuyên quyền Đổng Trác. Để rồi sau đó, Điêu Thuyền trở thành nàng thiếp 'đầu gối tay ấp' của Lữ Bố.
Vào năm Kiến An thứ ba (198), Tào Tháo thân chinh chinh phạt Lữ Bố tại thành Hạ Bì (thủ phủ Từ Châu). Một năm sau, Lữ Bố đại bại, bị Tào Tháo xử chết ở lầu Bạch Môn, cửa ngõ phía nam thành Hạ Bì.
Từ chối mỹ nữ Điêu Thuyền, Tào Tháo đã nhìn thấu điều gì?
Sau khi Lữ Bố bỏ mạng ở Từ Châu, toàn bộ cơ nghiệp mà người này gây dựng cả đời đều trở thành chiến lợi phẩm của Tào Tháo, từ của cải đến binh lính.
Sau khi chiếm được thành Hạ Bì, trước mắt Tào Tháo là hai mỹ nữ tuyệt trần: Một là Điêu Thuyền - Hai là Đỗ Thị (vợ của Tần Nghi Lộc, viên tướng dưới quyền Lữ Bố).
Nhiều người nghĩ rằng Tào Tháo sẽ chiếm cả hai cho mình. Nhưng lạ một nỗi, ông ta không chiếm lấy mỹ nữ Điêu Thuyền của Lữ Bố - khi ấy, nàng mới 25, đương độ xuân thì rực rỡ, mà nhanh chóng chiếm Đỗ Thị cho riêng mình.
Tất nhiên, hành động lạ này của Tào Tháo là có nguyên nhân sâu xa. Đó là bởi, Tào Tháo đã nhìn thấu Điêu Thuyền không phải là một mỹ nữ bình thường.
Điêu Thuyền không chỉ có vẻ ngoài tuyệt sắc mà còn có trí tuệ và khả năng lấy lòng mà người bình thường không có. Việc tiếp cận Đổng Trác và Lữ Bố đều là nước cờ mà Điêu Thuyền thay Vương Doãn thực hiện.
Bằng sắc đẹp, trí thông minh, hiểu biết của mình, Điêu Thuyền một mình có thể chia rẽ cha con họ Đổng, khiến họ chống lại nhau, tàn sát nhau; đồng thời giúp Vương Doãn thực hiện thành công tâm nguyện bấy lâu là lật đổ Đổng Trác.
Hình ảnh Tào Tháo trên phim ảnh. Nguồn: Sohu
Nhìn thấu một con người như vậy, Tào Tháo đủ tỉnh táo để không bị sắc đẹp Bế Nguyệt của nàng Điêu Thuyền làm mờ mắt. Bởi nếu rước nàng về cung, Tào Tháo có thể sẽ phải đối mặt với một mỹ nữ đầy mưu mô, có thể khiến ông ta gặp nguy hiểm bất cứ lúc nào.
Điều này cũng hợp lý với tính cách đa nghi và tham vọng quyền lực của Tào Tháo. Sinh thời, Tào Tháo rất trân quý mạng sống của mình. Việc không chọn mỹ nữ này thì sẽ có mỹ nữ khác thay thế. Mỹ nữ thì nhiều mà mạng này chỉ có một, không được liều lĩnh.
Có thể nhiều người cho rằng, Tào Tháo chiếm vợ của người khác như một chiến lợi phẩm là vì người này ham mê tửu sắc. Thực chất, 13 góa phụ mà Tào Tháo mang về cung đều có gia thế hiển hách. Kết hôn với họ là cách để Tào Tháo thay đổi mối quan hệ với phe đối đầu. Đây là một trong những nước cờ rất quan trọng cho hành trình chinh phục thiên hạ của người đứng đầu nhà Tào Ngụy.