Theo như cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đang tiếp tục gây ồn ào trên báo chí, mạng xă hội và mang đến không khí căng thẳng trong các gia đ́nh, hội đoàn người Việt trong lần thứ ba này khi ông Donald Trump chạy đua vào Nhà Trắng, trong khi có một số người hăng hái nhất đă lên tiếng, “Bầu cho ông Trump thôi. Lần này th́ ông Donald Trump thắng cử chắc rồi. Ông ấy được Chúa bảo vệ mà.”
Trong một buổi gặp mặt đại gia đ́nh tôi hồi tháng 8 vừa qua, câu chuyện rồi cũng đến lúc nói về chính trị. Một số người hăng hái nhất đă lên tiếng, “Bầu cho ông Trump thôi. Lần này th́ ông Donald Trump thắng cử chắc rồi. Ông ấy được Chúa bảo vệ mà.”
Đây không phải là lần đầu tôi nghe kiểu dành sự ủng hộ cho ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng ḥa như thế.
Trong trận lũ tin giả
“Bầu cho ông Donald Trump đi, chứ bà Harris mà làm được ǵ.” Tôi đă nhiều lần nghe những câu nói đại ư như thế trong các cuộc hội thoại bằng tiếng Việt sau khi Đảng Dân chủ thay người hồi tháng 7.
Và không ít người Việt lo ngại như những MAGA (Make America Great Again, Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại) thực thụ, “Bà Harris mà thắng cử rồi đến dân Ấn Độ sẽ tràn lan ở Mỹ.” Hay đó cũng là một kiểu tư duy rất quen thuộc, “Một người làm quan cả họ được nhờ”?
Những người đưa ra lời này thuộc đủ giới tính, ở mọi lứa tuổi. Công việc của họ không giống nhau, thợ làm nail, nhân viên văn pḥng, đến chủ doanh nghiệp…
Tin giả đă có từ xa xưa, nhưng từ khi Donald Trump xuất hiện trên chính trường th́ tin giả và không đúng sự thật, cùng những lời đe dọa, xỉ vả nhau lây lan như đại dịch tại Mỹ.
Nó được phát tán từ những người có ảnh hưởng nhất ở tầm quốc gia, YouTuber, nghệ sĩ, đến công nhân, thợ làm nail, bà nội trợ, từ người Mỹ da trắng tóc vàng, đến cộng đồng gốc Việt.
Chẳng lạ khi người ủng hộ cho Donald Trump tung tin rằng bà Kamala Harris mà làm tổng thống th́ nước Mỹ sẽ trở thành xă hội chủ nghĩa, người Mỹ sẽ phải đi học tiếng Trung. Bởi chính ứng viên tổng thống của đảng Cộng ḥa đă không ngừng đưa ra lời dọa dẫm dân Mỹ như vậy. Nó như rót thêm nỗi lo ngại trong tiềm thức về Trung Quốc từ bao đời nay trong ḷng người Việt.
Mới đây, ca sĩ Chung Tử Lưu sinh sống ở California nhận được tin nhắn của một chị ca sĩ lớn tuổi kêu gọi bầu cho Donald Trump, nếu không muốn Tập Cận B́nh làm hoàng đế, v́ Kamala sẽ bán nước Mỹ cho Trung cộng.
Không chỉ người già, hoặc không giỏi tiếng Anh bị các YouTuber, Facebooker thao túng. Ngay người Việt có học hơn, giới đang làm là bác sĩ, kỹ sư… cũng tung tin vô lư để gieo rắc nỗi sợ chính trị, ḥng t́m cái nh́n thiện cảm dành cho ông Donald Trump.
Chưa bao giờ các tờ báo ở Mỹ phải bận rộn hơn với việc kiểm tra thật hay giả, đúng sai khi thông tin đó được Donald Trump và người ủng hộ ông đưa ra. Lịch sử báo chí ở Mỹ chắc chắn sẽ c̣n nhắc đến kiểu thông tin Donald Trump trong vài thế hệ.
Để giúp cộng đồng nhận định tin giả, một nhóm người Việt đă tập hợp lại để tổ chức các buổi thảo luận cách nhận biết tin không đúng sự thật, cũng như đưa ra các công cụ kiểm tra trên internet.
Hiện nay, nhóm Viet Fact Check đă tạo một công cụ kiểm chứng thông tin với chức năng tin nhắn trên Facebook. Trước một thông tin nghi ngờ, chỉ cần nhắn tin vào trang Facebook Việt Điểm Tin sẽ tự động đưa ra kết quả kiểm tra để đối chiếu.
Có lẽ những nỗ lực như thế này đă đem lại kết quả. Nếu trong cuộc bầu cử năm 2020 có 48% người Việt ủng hộ cho Donald Trump, theo khảo sát của Tổ chức nghiên cứu về người Mỹ gốc Á và các đảo Thái B́nh Dương (APIAVote), th́ bốn năm sau gió đă đổi chiều. Cũng theo tổ chức này, vào tháng 9/2024, có đến 77% người Việt ủng hộ cho Kamala Harris, nhưng chỉ 20% ủng hộ cho Donald Trump.
Bất ḥa v́ Donald Trump
Có lẽ chưa có chính trị gia nào ở Mỹ gây căng thẳng, chia rẽ trong gia đ́nh, bạn bè, các hội đoàn v́ ủng hộ, hoặc không ủng hộ, nhiều như từ khi ông Donald Trump làm chính trị.
Bà Yến đă sống ở Mỹ 45 năm tại thủ phủ người Việt ở Mỹ. Bà tham gia ca đoàn trong một cộng đoàn Công giáo người Việt từ khi đến Mỹ và là thành viên chủ chốt. Tuy nhiên, khi biết bà không bầu cho Donald Trump, các thành viên khác trong ca đoàn trở nên xa lánh và cô lập bà. Trong cách nh́n của họ, họ xem bà Yến như một người lầm lạc.
Tôi vẫn thường hay nói chuyện với một linh mục và đang là giáo sư giảng dạy tại một trường đại học nằm trong top đầu ở Mỹ. Vị linh mục này thi thoảng chia sẻ các bài báo của những tờ báo uy tín ở Mỹ, những thông tin bị người ủng hộ Donald Trump nh́n nhận không có lợi cho ông ấy.
Hai ứng viên tổng thống Mỹ: bà Kamala Harris từ Đảng Dân chủ và ông Donald Trump từ Đảng Cộng ḥa
V́ thế linh mục này bị người thân trong gia đ́nh trách móc, “đi tu biết ǵ về chính trị mà nói”. Để bầu khí trong gia đ́nh không trở nên căng thẳng, ông đă hạn chế đưa tin tức về bầu cử Mỹ.
Một người bạn khác của tôi thường bày tỏ quan điểm chính trị trên Facebook. Điều này luôn làm cho nhiều người thân trong gia đ́nh khó chịu với anh ấy.
Sự căng thẳng, như anh ấy nói, hiển hiện trong những lần gặp mặt đại gia đ́nh. Trước áp lực, anh ấy đă tuyên bố không viết chính trị Mỹ trên Facebook nữa.
Nhưng chỉ được vài tháng, anh ấy lại lập Facebook lấy tên khác và nhắn tin cho tôi kết bạn và chia sẻ lư do. Bị sức ép của gia đ́nh anh ấy phải ngưng Facebook cũ, lập cái mới để người thân trong gia đ́nh không biết để kiểm chứng các phát ngôn của ông Donald Trump.
Bản thân tôi cũng bị một số đồng hương ngưng cộng tác trong công việc chung khi tôi trở thành người điều phối cho cả nhóm v́ việc không ủng hộ ứng viên giống họ trong bầu cử tổng thống ở Mỹ.
T́m lư do để bầu cho Donald Trump
“Bầu cho ông Donald Trump đi v́ ông Trump sẽ cho du học sinh được ở lại Mỹ.” Tôi đă được nhiều người Việt truyền nhau tin này để thuyết phục bầu cho ứng viên Đảng Cộng ḥa.
Thông tin trên xuất phát từ thông điệp trên podcast được phát sóng vào chiều ngày 20/6/2024, cùng người dẫn chương tŕnh David Sacks. Ông là một nhà đầu tư Thung lũng Silicon và ủng hộ chiến dịch tranh cử năm 2024 của ông Trump. Tại đó, Donald Trump đă đưa ra những du học sinh tốt nghiệp đại học, cao đẳng ở Mỹ nên tự động được cấp thẻ xanh để ở lại Mỹ.
Thông điệp này trái ngược với chính sách lên án nhập cư trong suốt con đường chính trị của Donald Trump. Cựu tổng thống đưa ra điều này mâu thuẫn trực tiếp với chính ông. Khi c̣n là chủ nhân Nhà Trắng, ông đă chỉ trích thị thực theo diện H-1B được các công ty công nghệ ưa chuộng để thuê lao động có tay nghề nước ngoài. Ông cũng đă lên án và muốn chấm dứt nhập cư diện di cư theo gia đ́nh.
Khi ông Donald Trump đưa ra tuyên bố không đánh thuế trên tiền tip, nhiều người Việt làm nail đẩy lên để củng cố sự ủng hộ cho ông.
Đồng tiền trước mắt khiến họ quên mất điều khác quan trọng hơn, ông Trump đă nhiều lần t́m các hủy bỏ Obamacare (Đạo luật chăm sóc sức khỏe giá cả phải chăng) nhưng không thành công. Nhiều người Việt đang làm nghề nail, hoặc nhân viên các nhà hàng, trong các doanh nghiệp nhỏ đă và đang được thụ hưởng bảo hiểm Obamacare.
Nhưng khi bà Kamala Harris cũng đưa ra thông điệp muốn không đánh thuế lên tiền tip, th́ người Việt nói “bắt chước tổng thống Donald Trump mà thôi”.
Nhiều người Việt đưa ra lư do, v́ ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng Ḥa là một tỷ phú nên ông sẽ giỏi làm kinh tế hơn.
Điều này trái ngược với các chuyên gia kinh tế đă cảnh báo, rằng nếu những chính sách của Trump được thực hiện, như tăng thuế lên hàng nhập khẩu, sẽ khiến các gia đ́nh ở Mỹ chi tiêu tăng thêm hơn hai ngàn đô là mỗi năm và kéo lạm phát tăng trở lại. Việc giảm thuế cho những người giàu có sẽ làm cho nước Mỹ thêm thâm hụt và mức nợ tăng lên nhanh hơn. Cũng như việc bóp lại các khoản phúc lợi xă hội sẽ khiến người nghèo thêm thiệt hại.
California hay Texas, nơi có các cộng đồng người Việt đông đảo nhất nước Mỹ, không phải là ch́a khóa để bà Kamala Harris hay ông Donald Trump trở thành tổng thống Mỹ kế tiếp.
Ai sẽ trở thành tổng thống Mỹ sau cuộc bầu cử vào ngày 5/11 chủ yếu sẽ được định đoạt ở 7 tiểu bang chiến trường, nơi các ứng viên hai đảng đang tập trung thuyết phục cử tri.