Tiền quyên góp được MTTQ mang gửi ngân hàng lấy lãi, đúng là làm giàu không khó
Tính đến thời điểm 17h00 ngày 02/10, MTTQ đã tiếp nhận hơn 2000 tỷ đồng tiền quyên góp của người dân trên cả nước. Vậy 2.000 tỷ đồng này chính quyền đã chi cho những cái gì để khắc phục hậu quả của bão Yagi rồi? Làm cầu phao, tháo cầu phao, vận chuyển phà quân sự?
Nhiệm vụ của MTTQ là khi nhận được tiền hỗ trợ thì phải cấp tốc phân phát số tiền đó tới nơi cần ứng cứu và phải bắt buộc giám sát số tiền đó được phân phát sử dụng đúng nơi cần thiết, đúng mục đích ứng cứu chứ không phải là chi ra một cục rồi cho mỗi nơi là xong nhiệm vụ.
Có nhiều nơi người dân phản ánh, họp thống kê thiệt hại cán bộ chốt cho dân 60.000 VNĐ/sào nhưng do thủ tục giấy tờ lằng nhằng, gọi lên gọi xuống, dân nản không họp hành với nhận hỗ trợ nữa rồi chửi nhau với lãnh đạo ầm ầm ở nhà văn hoá.
Cầm 2000 tỷ đi gửi kỳ hạn ngắn 3 tháng 5% cũng được 25 tỷ rồi. Đảng làm giàu không khó!
Hạnh Nhân
Nhiều năm qua, chủ đầu tư Nhà máy thủy điện Đạ Dâng – Đạchomo (tỉnh Lâm Đồng) dựng cổng, đặt rào kẽm gai trong vụ tranh chấp đường đi với khoảng 30 hộ dân cư trú và sản xuất trong Tiểu khu 227B. Việc này khiến cho ai muốn ra vào phải đợi bảo vệ xin phép mở cổng, hoặc chui qua đường thoát nước, chui rào kẽm, trẻ em cũng phải thông qua những cách này để đến trường.
Những sự việc như thế này tồn tại nhiều năm mà chính quyền địa phương vẫn im lặng không xử lý, thì công việc của họ là gì? Hay lại bài cũ: địa bàn rộng, nhân sự mỏng nên khó nắm bắt sự việc. Trong khi người dân di chuyển vất vả, học sinh đến trường phải thông qua những lối đi đầy rẫy nguy hiểm, nếu có sự cố gì thì ai sẽ chịu trách nhiệm đây?
Càng ngày càng cho thấy được sự bất lực và vô dụng của bộ máy lãnh đạo, làm việc thì ì ạch, đời sống nhân dân thì bỏ bê, những sự việc như thế này cũng chả thèm quan tâm. Chỉ được cái tìm cách để tham ô tham nhũng là giỏi, đâu có mùi tiền thì tự khắc mò đến kiếm ăn ngay. Và chắc chắn một điều là chủ đầu tư dự án thuỷ điện này đã bịt tai, che mắt đám lãnh đạo ở đây bằng rất nhiều tiền nên mới có chuyện như vậy. Dân phản ánh thì quy tội phản động bắt nhốt là xong chuyện, cho nên muốn yên thân thì cứ im lặng và ngày ngày chui cổng kẽm gai đừng kêu ca gì.
Linh Linh
Sự việc 40 lính Trung Quốc dùng hung khí đánh gãy chân tay của 10 ngư dân Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa, giới lãnh đạo Hà Nội đã không dám triệu tập đại sứ quán hay gửi công hàm phản đối. Thay vào đó, bộ ngoại giao lại lí nhí đòi "giao thiệp nghiêm khắc".
Ngoại giao đu dây kể ra cũng éo le. Quanh năm chửi đế quốc Mỹ nhưng lại phải sang New York. Suốt ngày chê thực dân Pháp, nhưng lại phải qua Paris để cầu cạnh. Còn Trung Quốc gây thương tích cho ngư dân ta, thì đảng khe khẽ "giao thiệp nghiêm khắc".
Tờ Telegraph (Anh) đưa tin, về mặt hình thức, lệnh cấm sử dụng công nghệ Trung Quốc trên các mẫu ô tô mới của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden khi có hiệu lực dường như sẽ là một đòn giáng mạnh vào ngành công nghiệp xe điện đang phát triển mạnh mẽ của Bắc Kinh, khi họ vươn ra khắp thế giới, đặc biệt tại thị trường lớn EU.
Chính quyền Tổng thống Biden đưa ra đề xuất chấn động khi xem xét cấm toàn bộ các phần cứng và phần mềm có nguồn gốc Trung Quốc xuất hiện trong các xe điện khi lưu thông trên các đường phố Mỹ. Đề xuất này không chỉ nhắm đến ngành công nghiệp xe điện Trung Quốc, mà còn cho thấy lo ngại về hình thức gián điệp, cũng như hình thái vũ khí thế hệ mới được sử dụng. Đây không những nhằm ngăn chặn thao túng nền kinh tế của Trung Quốc mà còn là vấn đề an ninh quốc gia không thể xem thường.
Một cách tiếp cận khác của các công ty Trung Quốc tới thị trường nước ngoài, bao gồm cả Mỹ, là bán công nghệ liên quan đến xe điện như hệ điều hành hoặc pin.
Nhưng nước Mỹ hiện tại đã hiểu rõ hơn về những lo ngại của chính quyền Biden, chúng ta cần nhìn nhận xe điện hiện đại không chỉ là phương tiện di chuyển mà còn là những cỗ máy thu thập dữ liệu phức tạp. Được trang bị hàng trăm cảm biến và kết nối internet, chúng có khả năng thu thập thông tin chi tiết về người lái, môi trường xung quanh và thậm chí cả cơ sở hạ tầng quan trọng. Khả năng này biến chúng thành công cụ lý tưởng cho hoạt động gián điệp, một thực tế đáng lo ngại đối với các cơ quan an ninh quốc gia Mỹ.
Còn bên kia Bờ Đại Tây Dương, hôm nay (4/10) Ủy ban châu Âu (EC), có 27 quốc gia thành viên bỏ phiếu về vấn đề đánh thuế xe điện Trung Quốc, có thể gây ra lắm rắc rối cho các thành viện.
Cuộc bỏ phiếu được theo dõi chặt chẽ vào sáng 4/10 dự kiến sẽ ghi nhận nhiều phản ứng trái chiều. Trong khi Hungary là nước chỉ trích mạnh mẽ, Pháp và Ý là những nước ủng hộ kế hoạch, Tây Ban Nha đang cố gắng đưa ra quyết định cuối cùng còn Đức thì đang đang "choáng váng" vì chiến dịch phản đối không thành.
Trong tuyên bố đưa ra ngày 3/10, Bộ trưởng Ngoại giao Hungary Peter Szijjarto nêu rõ Hungary sẽ phủ quyết đề xuất của Liên minh châu Âu (EU) nhằm áp thuế lên tới 45% đối với xe điện (EV) nhập khẩu được sản xuất tại Trung Quốc vì kế hoạch này "có hại và nguy hiểm".
Trong khi đó, các nguồn thạo tin mới đây cho hay Pháp, Hy Lạp, Italy và Ba Lan sẽ bỏ phiếu ủng hộ. Sự ủng hộ này đủ để EU thúc đẩy những biện pháp thương mại cấp cao nhất dù có thể đối mặt với các biện pháp thương mại đáp trả từ Trung Quốc.
Cuộc bỏ phiếu là kết quả của cuộc điều tra kéo dài nhiều tháng được Chủ tịch EC Ursula von der Leyen công bố lần đầu vào tháng 9 năm ngoái. “Thị trường toàn cầu giờ đây đang ngập trong ô tô điện giá rẻ và mức giá của chúng được giữ ở mức thấp phi lý nhờ các khoản trợ cấp khổng lồ từ nhà nước. Bởi vậy, ngày hôm nay, tôi xin được công bố rằng uỷ ban sẽ mở một cuộc điều tra chống trợ cấp đối với ô tô điện nhập khẩu từ Trung Quốc”, bà von der Leyen nói với các các thành viên của Nghị viện Châu Âu tại Strasbourg vào thời điểm đó.
Cuộc điều tra bắt đầu ngay sau bài phát biểu của bà Leyen, các quan chức EU đã đến thăm hơn 100 địa điểm sản xuất ô tô trên khắp Trung Quốc. Ba công ty lớn là BYD, Geely và SAIC được chọn làm đại diện cho ngành công nghiệp xe điện và được yêu cầu điền vào bảng câu hỏi chi tiết gồm nhiều chương về hoạt động kinh doanh và mối quan hệ của họ với chính phủ Trung Quốc, bên cũng tham gia vào cuộc điều tra.
Ủy ban châu Âu sau đó kết luận rằng các công ty châu Âu có nguy cơ bị đẩy khỏi thị trường xe điện béo bở và phải chịu những tổn thất không bền vững, với hậu quả đau đớn đối với 2,5 triệu việc làm trực tiếp và 10,3 triệu việc làm gián tiếp trong khối.
Triển vọng ảm đạm đã khiến EC đề xuất mức thuế bổ sung nhằm bù đắp tác động gây hại của các khoản trợ cấp và thu hẹp khoảng cách giá giữa Trung Quốc và EU.
Các mức thuế được đề xuất, sẽ được áp dụng ngoài mức thuế 10% hiện tại, thay đổi tùy theo thương hiệu và mức độ hợp tác với cuộc điều tra của EC, bao gồm Tesla (7,8%), BYD (17%), Geely (18,8%) và SAIC (35,3%).
Theo các quy định của EU, EC có thể áp thuế trong 5 năm tới trừ khi đa số hợp pháp trong 15 quốc gia đại diện cho 65% tổng dân số EU bỏ phiếu chống lại kế hoạch này.
Trong mọi trường hợp, quyết định cuối cùng phải được đưa ra trước ngày 30/10, thời hạn pháp lý được thiết lập bởi cuộc điều tra chống trợ cấp.
Trung Quốc thời gian gần đây đã tích cực tham gia vào các cuộc đàm phán căng thẳng với EU để đảm bảo một giải pháp chính trị có thể ngăn chặn các khoản thuế bổ sung. Một lựa chọn được ưu tiên là Trung Quốc cam kết thiết lập mức giá tối thiểu cho ô tô điện của mình, mặc dù việc thực hiện giải pháp này được cho là đầy thách thức trong thực tế và đi kèm nhiều lỗ hổng.
Bên cạnh đó, các quan chức Trung Quốc đã làm việc chăm chỉ tại các thủ đô châu Âu, bao gồm Berlin, Paris và Rome, để thuyết phục các quốc gia từ chối áp thuế quan mới. Nỗ lực vận động hành lang này đã lên đến đỉnh điểm vào tháng trước khi Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez, sau chuyến đi bốn ngày khắp Trung Quốc, đã thay đổi quan điểm và thúc giục EC "xem xét lại" đề xuất.
Tuy nhiên, Tây Ban Nha không phải là quốc gia đáng chú ý vào sáng 4/10. Mọi con mắt sẽ đổ dồn vào Đức, một cường quốc công nghiệp với ngành ô tô có tên tuổi trên thế giới và mối quan hệ thương mại sâu sắc với thị trường Trung Quốc.
Trước đó, Chính phủ và các nhà sản xuất ô tô của Đức đã nhiều lần bày tỏ quan ngại “cuộc chiến thương mại” với Trung Quốc có thể gây tổn hại đến ngành sản xuất ô tô của nước này. Theo các nhà sản xuất ô tô của Đức, việc Trung Quốc có động thái đáp trả sẽ ảnh hưởng đến việc kinh doanh của các hãng xe Đức tại thị trường châu Á quan trọng này.
Trong một tuyên bố đưa ra vào đầu tuần, Thủ tướng Đức Olaf Scholz kêu gọi Trung Quốc và EU tiếp tục tiến trình đàm phán. "Tất nhiên, chúng ta phải bảo vệ nền kinh tế của mình khỏi các hoạt động thương mại không công bằng. Tuy nhiên, phản ứng của chúng ta với tư cách là EU không được dẫn đến việc chúng ta tự gây tổn hại cho chính mình", ông Scholz nhấn mạnh thêm.
Giám đốc điều hành (CEO) của hãng BMW Oliver Zipse hiện cũng đang kêu gọi chính phủ Đức bỏ phiếu chống lại quyết định tăng thuế của EU, vì điều này có thể sẽ gây ra "các tranh chấp thương mại không có lợi cho bất kỳ bên nào".
Các nhà phân tích cho rằng chính quyền Biden có khả năng sẽ chặn bất kỳ xe điện nào mang nhãn hiệu Trung Quốc vào các phòng trưng bày ở Mỹ. Động thái mới đây cho thấy loại chiến thuật gây hấn mà Mỹ hiện coi là trò chơi công bằng để chống lại "hàng xuất khẩu giá thấp giả tạo" từ Trung Quốc. Còn bên kia Bờ Đại Tây Dương vẫn đang lo lắng cho quyền lợi đan xen giữa các thành viên của họ với Trung Quốc trong việc áp thế xe điện.
Sau khi cơn bão Yagi đổ bộ vào Hà Nội, mạng xã hội lan truyền nhiều hình ảnh cây xanh sau bị gãy đổ lộ ra bộ rễ vẫn còn nguyên bọc bầu bằng vật liệu không thể phân hủy. Bộ mặt gian dối của lãnh đạo và nhà thầu thực hiện dự án từ đó cũng bị phơi bày.
Tại buổi họp báo chiều 3/10, phóng viên đã đặt câu hỏi về tình trạng nhiều cây xanh gãy đổ tại Hà Nội vẫn còn nguyên bọc bầu.
Trả lời câu hỏi về vấn đề này, đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội cho biết qua rà soát chỉ có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Bàn về trách nhiệm, ông Nguyễn Đức Hưng cho biết Sở Xây dựng không trồng cây xanh, mà chỉ đảm nhiệm việc duy tu, duy trì, cắt cây, tỉa cành, tưới cây. Sở Xây dựng sẽ tiếp tục “truy tìm” chủ đầu tư để chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu thực hiện trách nhiệm của mình.
Công an Việt Nam được ca ngợi là giỏi nhất thế giới, vậy mà không thể điều tra ra nhà thầu nào trồng cây cho thành phố. Một dự án lớn dùng ngân sách Nhà nước đều có hồ sơ rõ ràng, có phải người bán hàng rong đâu mà “truy tìm”, muốn biết cứ tìm người ký duyệt dự án là ra.
Hay tại nhà thầu bí ẩn này lén lút trồng cây vào ban đêm, chỉ xuất hiện lúc giải ngân nên chính quyền không biết là ai.
Đúng là trò hề.
Cô Ba
Theo báo cáo mới nhất, tổng mức đầu tư của dự án chống ngập ở TPHCM đã tăng từ 9.976 tỷ đồng lên thành 14.398 tỷ đồng, chủ yếu do chi phí lãi vay và các chi phí khác phát sinh trong quá trình thi công bị kéo dài. Chi phí lãi vay tính đến ngày 26/7/2024 đã lên tới 2.369 tỷ đồng, trung bình mỗi ngày phát sinh hơn 1,7 tỷ đồng lãi suất.
Một cái dự án tưởng chừng bình thường, nhưng giao vào tay nhà nước ì ạch mấy năm rồi đội vốn khổng lồ thế này thì dân sống sao nổi? Tăng 5.000 tỷ đồng, lãi suất hằng này 1,7 tỷ, rồi những con số này sẽ được chia ra vào thuế phí cho dân cùng gánh, nên dân đã hiểu vì sao càng làm càng nghèo, chẳng bao giờ dư giả chưa?
Không biết đến khi nào mới có cơ chế xử lý các dự án chậm tiến độ, đội vốn gây thất thoát lãng phí tiền bạc nhân dân. Chứ các dự án thơm bổ, nhà nước cứ ôm khư khư để dàn lãnh đạo cho người nhà vào làm thì dân còn khổ mãi. Chia chác cho nhau bòn rút hết sạch ngân sách, nhưng đội vốn thì chia cho dân cùng gánh thế này thì thật không có ai khôn hơn bộ máy này nữa rồi.
Linh Linh
Thượng tầng chính trị Việt Nam sắp có biến lớn nên Tô Tổng tranh thủ chạy nước rút kiếm ủng hộ. Lăn lộn công du từ Mỹ, Cuba, Mông Cổ, Ireland rồi đến Pháp. Có thể nói, từ thời Lê Khả Phiêu đến giờ chưa thấy ai đi công du một lần nhiều nước như Tô Tổng. Có thể anh Lâm muốn thân Mỹ, giảm áp lực của phe thân Tàu, thân Nga lại. Tô Tổng đi như vậy chủ yếu làm hình ảnh, muốn Mỹ thấy Tô Tổng cũng muốn chơi với tất cả các nước đồng minh của Mỹ. Đại bàng bay hết rồi giờ phải đi để kiếm thêm cơ hội làm ăn, còn hơn ngồi một chỗ chờ sung rụng tự đến. Tranh thủ giờ còn đang kiêm nhiệm ghế Chủ tịch nước nên đi cố chứ mấy nữa chỉ còn lại một ghế Tổng Bí thư thì cơ hội đi ít hơn hẳn. Nhưng chờ mãi không thấy anh đi Đức!
Hạnh Nhân
Chiều 3/10, đại diện Sở Xây dựng Hà Nội đã trả lời về tình trạng nhiều cây xanh gãy đổ trong bão Yagi vẫn còn nguyên bọc bầu. Theo đó, việc đầu tư để trồng cây, Sở Xây dựng không làm, mà sau khi trồng cây xong, Sở Xây dựng đảm nhiệm việc duy tu, duy trì, cắt cây, tỉa cành, tưới cây, nên sở sẽ truy tìm chủ đầu tư để chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu thực hiện trách nhiệm của mình.
Thứ nhất, nhà nước giao trách nhiệm cho sở xây dựng chứ không giao cho chủ đầu tư, cho nên trách nhiệm đứng đầu thì phải do sở chịu chứ sao lại đối thoát trách nhiệm sang chủ đầu tư là xong? Phải nắm đầu sở xây dựng rồi việc truy tìm chủ đầu tư là việc riêng của sở.
Thứ hai, lúc nghiệm thu dự án cây xanh thì sở xây dựng nghiệm thu kiểu gì? Trong khi không biết chủ đầu tư làm việc như thế nào, cứ thấy cây trên đường là duyệt cho xong hay sao?
Thế nên trước mắt đề nghị truy tố sở xây dựng Hà Nội trước pháp luật vì gây hậu quả rất nghiêm trọng về kinh tế, thậm chí còn gây hậu quả nghiêm trọng vì đã có người dân thiệt mạng do cây gãy đổ đè trúng. Chứ không chơi kiểu đá bóng qua lại rồi bắt tay nhau tìm một con tốt thí là xong được, tiền và tính mạng người dân đâu phải trò đùa cho các ông.
Linh Linh
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. Vì một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hãy ghé thăm chúng tôi, hãy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.