Tiền phạt nợ thuế của Coca đă lên đến 1 tỷ USD mỗi năm nếu tập đoàn giải khát này từ chối thực hiện nghĩa vụ thuế của ḿnh.
Tờ Financial Times (FT) cho hay cuộc chiến kéo dài 10 năm qua giữa tập đoàn Coca Cola và ngành thuế Mỹ vẫn đang tiếp diễn. Một phán quyết mới đây của Ṭa án Mỹ cho thấy công ty nước giải khát này đă nợ đến 16 tỷ USD tiền thuế, tương đương mức lợi nhuận của hăng trong 1 năm rưỡi.
Tệ hơn, tổng số tiền phạt và lăi nợ tiền thuế tăng 1 tỷ USD mỗi năm khi Coca Cola từ chối thực hiện nghĩa vụ thuế của ḿnh.
Phán quyết của Ṭa án tại Mỹ cho thấy Coca Cola đă che giấu mức lợi nhuận siêu khổng lồ (Astronomical Levels) ở các quốc gia có mức thuế thấp như Ireland để né các nghĩa vụ thuế tại Mỹ. Hiện Coca Cola đang có kế hoạch kháng cáo vào cuối năm nay trước phán quyết này.
Tuy nhiên, Coca Cola đang đánh cược vào một vụ kiện liên quan đến thuế mà dù thắng hay thua cũng sẽ ảnh hưởng đến danh tiếng của tập đoàn này.
Canh bạc
Sau phán quyết của ṭa án mới đây, Coca Cola sẽ phải trả 6 tỷ USD tiền mặt để thanh toán thuế cùng khoản lăi trong giai đoạn 2007-2009. Tiếp đó hăng cũng có thể sẽ phải trả thêm 10 tỷ USD nữa được cho là c̣n nợ trong 15 năm sau đó.
Tuy nhiên, số tiền này sẽ không được ghi nhận vào báo cáo tài chính của Coca nếu hăng kiểm toán EY cho rằng doanh nghiệp này có 50% cơ hội thắng kiện khi kháng cáo.
Quy tắc kiểm toán này khiến Coca vẫn có được một báo cáo tài chính "tốt đẹp" để khoe với nhà đầu tư và cổ đông.
Tuy nhiên, đây được cho là một canh bạc nguy hiểm bởi nếu thua kiện, Coca sẽ mất khoản lợi nhuận ṛng trong một năm rưỡi, chuyển lăi thành lỗ. Ngoài ra, Sở thuế vụ Mỹ (IRS) sẽ áp mức thuế suất cao hơn với hăng, tăng 3,5 điểm phần trăm vào mức thuế suất toàn cầu hiện nay là 17,4%.
Tồi tệ hơn, việc thua kiện có thể sẽ biến Coca Cola thành một doanh nghiệp "trốn thuế", gây ảnh hưởng nặng đến uy tín của công ty tại nhiều thị trường.
Tờ FT nhận định cuộc chiến với Coca đang là một phép thử của IRS trong bối cảnh ngân sách của Mỹ bị thâm hụt nặng và nợ công của nền kinh tế này đă lên đến 35 ngh́n tỷ USD, mức cao kỷ lục. Trước đó IRS đă từng cam kết sẽ cứng rắn hơn trong việc xử lư hành vi trốn thuế của các tập đoàn đa quốc gia.
"Vụ kiện lần này có thể là khuôn mẫu để IRS kiểm toán các tập đoàn đa quốc gia có lợi nhuận lớn ở các chi nhánh khác bên ngoài Mỹ", chuyên gia Alex Martin của KBKG nhận định về vụ Coca Cola.
Theo FT, tranh chấp giữa Coca và IRS diễn ra chủ yếu nhằm vào các công ty con của tập đoàn này tại Ireland, Brazil, Eswatini cũng như 4 quốc gia khác đang sản xuất nước xi rô và nguyên liệu cô đặc để pha vào các đồ uống như Coca Cola, Fanta hay Sprite.
Những công ty con này có liên kết với công ty mẹ tại Mỹ và sở hữu các thương hiệu bán nước ngọt cũng như các doanh nghiệp đóng chai có lợi nhuận lớn ở địa phương.
Ṭa án Mỹ cho rằng Coca Cola đă có hành vi lách luật khi chuyển sản xuất nguyên liệu cô đặc đến các nước có mức thuế ưu đăi. Ví dụ như công ty con của họ tại Ireland, nơi có mức thuế suất thấp tới 1,4%, đă có lúc sản xuất, phân phối sản phẩm đóng chai đến 90 quốc gia cho Coca.
Khác với những nhà máy hợp đồng độc lập, thường có biên lợi nhuận thấp, phía IRS sau khi điều tra đă phát hiện ra những công ty con này của Coca có lợi nhuận cao bất thường với tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) cao gấp 2,5 lần so với tập đoàn mẹ ở Mỹ, vốn là doanh nghiệp chủ sở hữu thương hiệu.
Phía IRS tố cáo Coca đă kiểm soát ḍng tiền mà các công ty con này phải trả cho những bộ phận khác trong mạng lưới cung ứng của hăng, ví dụ như chi phí sử dụng thương hiệu, tiền marketing...để giấu lợi nhuận. Thậm chí Coca c̣n đặt ra mức giá mà họ có thể tính cho các nhà máy đóng chai nhằm chuyển lợi nhuận sang nơi khác có mức thuế rẻ hơn.
"Tại sao các nhà máy hợp đồng, vốn tham gia vào sản xuất thông thường trong mạng lưới, lại trở thành những công ty thực phẩm đồ uống có lợi nhuận cao nhất thế giới?
Tại sao lợi nhuận của họ lại lấn át cả Coca Cola, vốn là tập đoàn mẹ sở hữu những tài sản vô h́nh mà các nhà máy hợp đồng này phụ thuộc vào?", Thẩm phán Albert Lauber đặt câu hỏi trong phán quyết sơ bộ năm 2020 khi cho rằng mức lợi nhuận bất hợp lư này "cao ngất ngưởng".
10 năm
Trong nhiều thập niên, việc xử lư thuế thế nào với những tập đoàn đa quốc gia như Coca là vấn đề nhức nhối của IRS. Một tranh chấp tương tự đă được giải quyết vào năm 1996 khi Coca phân bổ lại lợi nhuận từ công ty con về tập đoàn mẹ ở Mỹ dựa trên một công thức do các nhà đàm phán đưa ra.
Tiếp theo đó 10 năm, Coca đă dùng cùng một công thức để kê khai thuế mà không có bất kỳ ai phản đối trước khi IRS điều tra lại vụ việc vào năm 2015, đồng thời cáo buộc tập đoàn đóng thuế không trung thực.
Phía IRS cho hay về nguyên tắc, các công ty con sản xuất nguyên liệu cô đặc của Coca không được có tỷ lệ lợi nhuận cao hơn so với các nhà máy đóng chai trong mạng lưới. Đặc biệt hơn nữa là số tiền lợi nhuận cao bất thường đó phải được phân bổ đúng mức về cho công ty mẹ và chịu thuế đúng quy định tại Mỹ.
Đáp trả, phía Coca cho rằng IRS đă hành động tùy tiện khi thay đổi các thỏa thuận trước đây.
Tuy nhiên trên thực tế, công thức nộp thuế và phân bổ lợi nhuận của Coca đă bị Thẩm phán Lauber bác bỏ vào năm 2020. Thẩm phán Lauber cho biết Coca chưa bao giờ đề nghị chính thức áp dụng phương án năm 1996 cho việc đóng thuế trong tương lai của hăng, mà nếu có th́ IRS cũng chưa đồng ư.
"Coca đă chọn mạo hiểm với hy vọng rằng IRS sẽ không làm xáo trộn hiện trạng, nhưng đó chỉ là hy vọng và đó không phải là thứ phù hợp với luật pháp và hiến pháp", Thẩm phán Lauber cho hay.
VietBF@ Sưu tập