Theo Morgan Stanley, vị thế thống trị của đồng đô la trong các ngân hàng trung ương và thương mại quốc tế sẽ không bị lu mờ trong một sớm một chiều.
Khi một số quốc gia trên thế giới đang t́m mọi cách để phi đô la hoá, nhiều người lo ngại rằng đồng USD cuối cùng sẽ bị soán ngôi đồng tiền dự trữ phổ biến nhất thế giới. Một số nhà phê b́nh đă cảnh báo rằng các đối thủ như đồng nhân dân tệ của Trung Quốc, đồng yên của Nhật Bản hoặc thậm chí là đồng tiền chung của khối BRICS có thể phá vỡ thế thống trị của đồng USD.
Nhưng các chiến lược gia của Morgan Stanley chỉ ra ba lư do để khẳng định rằng vị thế của đồng USD sẽ c̣n vững chắc trong một thời gian nữa.
James Lord, người đứng đầu chiến lược ngoại hối của ngân hàng cho các thị trường mới nổi, cho biết trong một podcast: “Bạn muốn sở hữu loại tiền nào khi thị trường chứng khoán toàn cầu bắt đầu giảm và nền kinh tế toàn cầu có xu hướng rơi vào suy thoái? Bạn muốn dùng đồng USD v́ đó là phản ứng xưa nay đối với những sự kiện như vậy”.
Michael Zezas, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu chính sách công của Mỹ, cho biết thêm: “Điểm mấu chốt là đồng USD thực sự không có đối thủ cạnh tranh nào”.
Thứ nhất , đồng nhân dân tệ của Trung Quốc không đủ thanh khoản để thách thức đồng USD, dù rằng các quan chức ở Bắc Kinh đang cố gắng định vị đồng tiền này như một đối thủ của USD trên trường quốc tế. Lư do là v́ quốc gia chủ chốt của BRICS kiểm soát vốn chặt chẽ đối với đồng tiền của ḿnh, hạn chế lượng tiền mặt có thể chảy ra hoặc chảy vào nước này.
“Muốn thách thức đồng USD trong thời gian tới, tôi nghĩ rằng Trung Quốc cần nới lỏng kiểm soát tiền tệ của ḿnh và mở tài khoản vốn. Có vẻ như Bắc Kinh sẽ không muốn làm điều này trong thời gian tới”, ông Lord cho biết.
Nền kinh tế Trung Quốc cũng c̣n nhiều vấn đề như nhu cầu tiêu dùng giảm sút và khó khăn trong lĩnh vực bất động sản tại quốc gia này vẫn chưa chấm dứt.
Thứ hai, mối lo ngại về nợ của Mỹ không ảnh hưởng đến đồng đô la, nếu xét đến danh tiếng lâu đời của đồng tiền này như một tài sản trú ẩn an toàn có tính thanh khoản cao.
Những người bi quan về đồng USD cho biết niềm tin vào đồng bạc xanh đang suy yếu khi khoản nợ của Mỹ đang gia tăng. Tính đến năm nay, Mỹ đă tích luỹ khối nợ tới hơn 34.000 tỷ USD, một con số kỷ lục.
"Tôi hiểu mối lo ngại này, nhưng trong tương lai gần, không có nhiều điều đáng e ngại", ông Zezas cho biết.
Ông bổ sung thêm rằng tuỳ thuộc vào kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ mà sẽ có một số biện pháp mở rộng tài chính được đưa ra, nhưng sẽ không quá lớn. Trừ khi Cục Dự trữ Liên bang (Fed) không thể kiểm soát được lạm phát, thật khó để thấy đồng USD trở thành một loại tiền tệ thiếu ổn định.
Lạm phát đă giảm mạnh so với mức cao nhất kể từ năm 2022. Chỉ số giá tiêu dùng Mỹ tháng 9 tăng 2,4%, thấp hơn nhiều so với mức đỉnh 9,1% cách đây vài năm.
Thứ ba , tiền số không phải giải pháp thay thế khả thi.
Các chiến lược gia cho biết mặc dù tiền điện tử như Bitcoin có tính thanh khoản, nhưng chúng biến động quá lớn để được coi là giải pháp thay thế thực sự cho đồng đô la.
David Adams, giám đốc chiến lược G10 FX của Morgan Stanley, cho biết: “Nếu tôi nắm giữ một đồng tiền số tăng 10% trong tháng, tôi sẽ không có khả năng sử dụng nó để giao dịch. Thay vào đó, tôi chỉ tích trữ trong ví để hưởng lợi từ việc tăng giá của nó”.
Các chuyên gia kinh tế khác cũng đă bác bỏ khả năng đồng đô la sẽ sớm bị lật đổ khỏi vị thế thống trị. Các nhà kinh tế trước đây đă chia sẻ với Business Insider rằng việc thay thế một loại tiền tệ là điều sẽ diễn ra trong nhiều thập kỷ. V́ mọi người cần thời gian để chuyển sang các loại tiền tệ khác sau khi chúng được công nhận là “an toàn”.
VietBF@sưu tập