Danh nhân Việt Nam này từng làm đến chức thừa tướng ở một quốc gia khác. Ngày nay, tên của ông được chọn đặt cho nhiều địa danh trên cả nước.
Năm 204 TCN, Triệu Đà thành lập nước Nam Việt, đóng đô ở Phiên Ngung (nay là thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc). Triệu Đà xưng đế ở Nam Việt, nhưng đây vẫn là triều đại gây nhiều tranh căi với các sử gia. Người liệt nhà Triệu vào lịch sử Việt Nam, người cho rằng không phải bởi Triệu Đà là người đă đánh chiếm Âu Lạc, lật đổ Thục Phán An Dương Vương.
Tạm chưa bàn đến chuyện này, trong lịch sử Việt Nam có một người đàn ông được ghi nhận từng làm đến chức thừa tướng của nhà Triệu. Ông được tính là người Việt Nam duy nhất làm thừa tướng ở “nước ngoài”. Người được nhắc đến chính là Lữ Gia (191 TCN – 110 TCN), tên hiệu Bảo Công, quê ở huyện Lôi Dương, quận Cửu Chân (nay là huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa). Cha ông là hào trưởng Lữ Tạo, làm nghề lang y, mẹ là người tài sắc tên Trương Thị Vĩ, con gái hào trưởng Vũ Ninh (vùng Bắc Ninh ngày nay).
Đại Việt Sử Kư Toàn Thư chép lại rằng, Lữ Gia là Thái phó (sau làm lên Thừa tướng) của 3 đời vua nhà Triệu, nước Nam Việt. Từ Minh Vương (124 - 113 TCN), Ai Vương (112 TCN) tới Thuật Dương Vương (112 - 111 TCN).
Ông tài giỏi, trên thông thiên văn, dưới tường địa lư và được cho cai quản thôn Trung Thành, xă Đại Lai, huyện Gia B́nh, tỉnh Bắc Ninh. Lữ Gia nổi tiếng là người có tầm nh́n xa trông rộng, mở nhiều trường dạy học, chiêu mộ quân sĩ và đề bạt họ làm quan trong triều.
Trong triều đ́nh Nam Việt, Lữ Gia là trụ cột, người chỉ huy quân đội chống lại chính quyền nhà Hán do Hàn Thiên Thu chỉ huy vào năm 112 TCN. Vua Hán sau khi nghe tin Hàn Thiên Thu tử trận đă sai Phục ba tướng quân Lộ Bác Đức mang quân đến Nam Việt trả thù. Lần này, v́ tương quan lực lượng chệch lệch quá lớn nên Lữ Gia thất bại, bị bắt rồi bị giết.
Ngày nay ở xă Đặng Lễ, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên có lăng mộ thừa tướng Lữ Gia. Cứ vào ngày 9/3 âm lịch hàng năm người dân lại tổ chức lễ giỗ để tưởng nhớ đến vị danh nhân này.
Triệu Quang Phục từng lập đền thờ Lữ Gia ở Đa Phúc, Sài Sơn, Quốc oai với bức hoành phi “Thiên Nam Thánh Vương”. C̣n ngày nay, có nhiều địa danh trên cả nước mang tên vị thừa tướng này. Tại Sài G̣n có cư xá mang tên Lữ Gia, c̣n một con đường huyết mạch tại Quận 11 cũng mang tên ông.