Loại rau này chỉ được thu hoạch vào khoảng từ đầu tháng 8 đến tháng 10 âm lịch.
Củ niễng được mệnh danh là "nhân sâm nước" và chứa nhiều giá trị dinh dưỡng. Loại củ này giàu vitamin, ít calo, có tác dụng hỗ trợ giảm cân và dưỡng da, tạo cảm giác no lâu. Củ niễng chứa nhiều nước, hàm lượng chất xơ rất phong phú.
Về mặt dinh dưỡng, củ niễng chứa một lượng lớn vitamin C, vitamin E, sắt, canxi, selen, carotene, kali, và các chất dinh dưỡng khác cần thiết cho cơ thể con người. Ngoài ra, củ niễng cũng chứa nhiều protein, carbohydrate, vitamin B1, B2, caroten, nhiều khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác.
Loại củ này c̣n được gọi là "lúa hoang", thực chất là một cây thuộc họ lúa, có thể ăn sống. Ngoài ăn sống, chúng ta có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Trong tiết trời cuối thu, một đĩa củ niễng xào trên mâm cơm là món ăn mà nhiều người ưa thích. Củ niễng không chỉ được dùng để xào chay mà c̣n có thể kết hợp cùng nhiều nguyên liệu khác, mang lại hương vị thơm ngon.
Dưới đây là một số cách chế biến củ niễng để bạn có thể tham khảo.
Niễng xào trứng
Nguyên liệu: niễng, trứng, ớt sừng, hành lá, muối và dầu ăn.
1. Củ niễng tươi gọt vỏ, rửa sạch, cắt bỏ phần rễ già, cắt thành từng lát mỏng hoặc thái sợi. Loại bỏ cuống và hạt của ớt sừng, rửa sạch và cắt sợi. Đập trứng vào tô, thêm lượng muối và nước thích hợp, khuấy đều rồi thái nhỏ hành lá.
2. Đổ một chút dầu vào chảo, đun nóng trên lửa lớn, khi dầu nóng th́ đổ trứng vào, chiên trên lửa lớn, dùng th́a khuấy đều, sau đó lấy chúng ra và đặt sang một bên. Bạn tiếp tục cho ớt sừng và củ niễng vào xào một lúc.
3. Sau khi củ niễng đă mềm, cho một lượng vừa đủ nước tương nhạt, dầu hào, muối vừa ăn, thêm trứng vào đảo đều, rắc hành lá trước vào rồi bắc ra khỏi bếp.
Củ niễng rim nước tương
Nguyên liệu: củ niễng, nước tương, dầu hào, đường, muối và hành lá.
1. Củ niễng bóc bỏ lớp vỏ ngoài, cắt bỏ rễ già, rửa sạch và cắt thành từng miếng vừa ăn. Gọt vỏ và rửa sạch hẹ sau đó cắt thành từng khúc nhỏ.
2. Đổ một lượng dầu thích hợp vào nồi, đun nóng, cho củ niễng vào xào một lúc, sau đó cho một chút nước, đường và muối tùy khẩu vị gia đ́nh rồi đảo đều.
3. Tiếp đó, bạn thêm nước tương, dầu hào vào, đậy nắp đun nhỏ lửa trong 5 phút. Khi thấy niễng có màu nâu đẹp, nước dùng sánh lại th́ rắc hành lá cắt nhỏ và nhấc ra khỏi bếp.
Thịt lợn xào niễng
Nguyên liệu: thịt thăn lợn, ớt chuông xanh, niễng, nước tương, dầu hào, rượu nấu ăn, muối, bột bắp, hạt tiêu, hẹ, tỏi, gừng.
1. Gọt vỏ củ niễng và loại bỏ những rễ già, rửa sạch và cắt thành từng sợi mỏng. Ớt chuông xanh gọt vỏ rửa sạch, thái thành từng sợi mỏng. Rửa sạch rồi cắt thăn lợn thành từng sợi mỏng, ướp với bột năng, nước tương, muối, dầu hào, rượu nấu và dầu ăn khoảng 10 phút.
2. Đun nóng dầu trong chảo, cho tỏi vào xào cho đến khi có mùi thơm. Đổ thịt lợn đă ướp đă ướp vào xào nhanh cho đến khi đổi màu rồi cho ra. Thêm dầu vào chảo, cho niễng và ớt xanh thái nhỏ vào xào một lúc.
3. Đợi đến khi niễng mềm th́ thêm lượng muối thích hợp, nước tương, dầu hào cho vừa ăn, cuối cùng cho thịt thăn đă xào qua trước đó rồi đảo đều. Khi thấy gia vị đă thấm th́ tắt bếp và dọn ra.
Lưu ư:
Khi mua củ niễng, nên chọn những củ to và mập v́ chúng sẽ càng ngon. Tránh mua những củ có vỏ ngoài héo hoặc có dấu hiệu bị hỏng, v́ đó là những củ đă hái lâu, có thể đă rút nước và không ngon.
Một số củ khi thái ra có chấm đen vẫn ăn được b́nh thường.
Chọn những bó niễng có bẹ tươi và mướt, màu hơi xanh tím và chắc nịch để đảm bảo chất lượng và độ tươi ngon của củ.
Trong chế biến, củ niễng tươi sau khi mua về cần được bóc bỏ phần bẹ ngoài, chỉ giữ lại phần củ non trắng bên trong. Nếu củ niễng có phần thân dưới già và nhiều xơ, phần này nên được cắt bỏ. Củ niễng rửa sạch và để ráo nước trước khi chế biến.
Củ niễng nhanh chín nên chỉ cần xào chín tới để giữ được độ gịn và ngọt tự nhiên của củ. Nếu xào quá lâu, củ niễng có thể trở nên bột và mất đi hương vị đặc trưng.