Cuộc khủng hoảng lănh đạo của Hezbollah có thể dẫn đến các cuộc đấu tranh giành quyền lực nội bộ và thay đổi chiến lược. Một lứa thủ lĩnh cực đoan hơn có thể xuất hiện và họ có thể phản công Israel bằng sức mạnh tàn khốc hơn.
Israel đang tiếp tục chiến dịch không ngừng nghỉ của ḿnh nhằm phá tan hàng ngũ lănh đạo của Hezbollah.
Hai tuần trước, Hassan Nasrallah, thủ lĩnh của Hezbollah trong 32 năm, đă bị ám sát trong một cuộc không kích có mục tiêu của Israel.
Gần đây hơn, quân đội Israel cho biết họ đă giết một thành viên Hezbollah đang thu thập thông tin t́nh báo chống lại Israel tại Cao nguyên Golan.
Những thủ lĩnh Hezbollah khác được cho là đă bị Israel giết bao gồm Fu'ad Shakar, chỉ huy mảng chiến lược của nhóm; Ali Karaki, người đứng đầu mặt trận phía nam của Hezbollah, và Ibrahim Aqeel, chỉ huy mảng hoạt động quân sự của Hezbollah.
Trong khi đó, Hashem Safieddine, anh họ của Nasrallah, được coi là người kế nhiệm lănh đạo nhóm, đă mất tích kể từ khi Israel tấn công vùng ngoại ô phía nam của Beirut vào tuần trước.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết hôm 9/10 rằng "người thay thế Nasrallah và người thay thế người thay thế ông ta" đă bị lực lượng Israel giết chết. Không rơ liệu ông Netanyahu có ám chỉ đến Safieddine hay không.
"Ngày nay, Hezbollah yếu hơn nhiều so với nhiều năm trước", ông Netanyahu nói thêm.
Mặc dù giới lănh đạo Hezbollah đă phải chịu những đ̣n giáng nghiêm trọng, các chuyên gia tin rằng một khoảng trống quyền lực đă xuất hiện, mở đường cho những nhà lănh đạo cực đoan hơn có thể đáp trả Israel bằng sức mạnh tàn khốc.
Nhiều nhân vật cực đoan hơn có thể xuất hiện
Mohammed Albasha, một nhà phân tích an ninh Trung Đông có trụ sở tại Mỹ, nói với Business Insider rằng việc Hezbollah t́m kiếm một nhà lănh đạo mới có thể dẫn đến "một cuộc đấu tranh quyền lực tạm thời hoặc sự chia rẽ nội bộ" ban đầu có thể làm suy yếu ảnh hưởng của nhóm này ở Liban. Điều này có thể làm mất ổn định và thay đổi "các chiến lược chính trị và quân sự" của Hezbollah.
Tuy nhiên, ông Albasha cho rằng, t́nh h́nh như vậy sẽ chỉ là tạm thời và xung đột có khả năng sẽ leo thang hơn.
"Nhóm này chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng", Antony Loewenstein, tác giả cuốn "Pḥng thí nghiệm Palestine", nói với Sky News. "Nhiều người có thể trỗi dậy. Nhiều nhân vật cực đoan hơn có thể xuất hiện".
Ông William F. Wechsler, giám đốc cấp cao tại Trung tâm Rafik Hariri và các chương tŕnh Trung Đông, cho biết, cần phải nhớ rằng Hezbollah đă trở nên nguy hiểm hơn sau khi người sáng lập của tổ chức này, Abbas al-Musawi, bị Israel ám sát vào năm 1992.
Ông Wechsler chỉ ra rằng, cái chết của Musawai là chất xúc tác cho một loạt các cuộc tấn công khủng bố, bao gồm một vụ đánh bom liều chết vào đại sứ quán Israel ở Buenos Aires do một thành viên của tổ chức Thánh chiến Hồi giáo, một nhóm có liên hệ với Hezbollah, thực hiện.
Mireille Rebeiz, Chủ tịch Nghiên cứu Trung Đông tại trường Đại học Dickinson ở Pennsylvania, đă cũng nhắc lại quan điểm đó trên tờ The Conversation. "Israel có thể không nhất thiết đạt được tác động mong muốn", bà Rebeiz cho biết.
"Nasrallah đă đi theo bước chân của Al-Musawi và dưới sự lănh đạo của ông ta, nhóm này đă mở rộng chiêu mộ, kho vũ khí và phạm vi hoạt động bên trong và bên ngoài Liban. Lịch sử giờ đây có thể lặp lại", bà Rebeiz nói thêm.
Cuộc xung đột ngày càng lan rộng
Có những lo ngại rằng xung đột có thể châm ng̣i cho một cuộc chiến tranh rộng lớn hơn ở Trung Đông.
Ngoài việc tiêu diệt giới lănh đạo Hezbollah bằng các cuộc không kích ở Liban và Gaza, Israel cũng đang cân nhắc phản công Iran sau khi nước này tiến hành một cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo.
Các chuyên gia dự đoán rằng Israel có thể nhắm mục tiêu vào các cơ sở dầu mỏ và địa điểm hạt nhân của quốc gia này hoặc lên kế hoạch ám sát các cố vấn quân sự chủ chốt.
Ahmet Kaya, một nhà kinh tế học chính trị tại Viện Nghiên cứu Kinh tế và Xă hội Quốc gia Anh, nói rằng cuộc xung đột ngày càng gia tăng có thể "làm trầm trọng thêm t́nh trạng bất ổn trong nền kinh tế toàn cầu, làm tăng thêm sự bất ổn, gây tổn hại đến các nỗ lực giảm phát và cuối cùng làm giảm tăng trưởng GDP toàn cầu".
Ngân hàng Israel ướ tính vào tháng 5 rằng cuộc chiến sẽ gây thiệt hại tổng cộng khoảng 66 tỷ USD vào cuối năm tới, tương đương với khoảng 12% GDP của Israel.
Bộ trưởng Tài chính Israel, Bezalel Yoel Smotrich trước đây từng mô tả cuộc chiến này là cuộc xung đột "dài nhất" và "tốn kém nhất" trong lịch sử đất nước.
"T́nh h́nh hiện nay rất phức tạp và khó có thể dự đoán điều ǵ sẽ xảy ra tiếp theo", bà Mireille Rebeiz, "Nhưng làn sóng bạo lực mới có thể chỉ củng cố thêm quyết tâm của Hezbollah".
VietBF@ sưu tập
|