Theo như có nhiều nhà quan sát cho rằng, trong thời gian gần đây, đă có nhiều dấu hiệu cho thấy ASEAN đoàn kết hơn trong hồ sơ Biển Đông. Một sự kiện tiêu biểu được nhiều nhà quan sát chú ư: lần đầu tiên nhiều nước ASEAN đă lên tiếng về mối quan ngại với Trung Quốc ở Biển Đông ngay trong khuôn khổ cuộc họp Trung Quốc-ASEAN. Xu thế này thể hiện khá rơ trong hợp tác gia tăng giữa nhiều nước ASEAN.
Hội nghị ASEAN - Trung Quốc tại Lào, ngày 10/10/2024. AP - Dita Alangkara
Hoạt động bành trướng lănh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông khiến nhiều quốc gia Đông Nam Á, thậm chí là toàn khối, lo ngại. Theo nhiều nhà quan sát, trong thời gian gần đây, đă có nhiều dấu hiệu cho thấy ASEAN đoàn kết hơn trong hồ sơ Biển Đông. Xu thế này thể hiện khá rơ trong hợp tác gia tăng giữa nhiều nước ASEAN. Hội nghị Cấp Cao ASEAN mở rộng tại Lào, hồi tuần trước, với sự tham gia của Trung Quốc và nhiều cường quốc ngoài khu vực, cũng cho thấy xu thế này.
Lần đầu tiên Hội nghị ASEAN – Trung Quốc thảo luận về Biển Đông
Một sự kiện tiêu biểu được nhiều nhà quan sát chú ư: lần đầu tiên nhiều nước ASEAN đă lên tiếng về mối quan ngại với Trung Quốc ở Biển Đông ngay trong khuôn khổ cuộc họp Trung Quốc-ASEAN. Trong nhiều năm qua, Bắc Kinh vẫn cố gắng hướng các thảo luận, bất đồng về Biển Đông sang các diễn đàn song phương. Tuy nhiên, lần này, Philippines, quốc gia tuyến đầu của ASEAN tại Biển Đông, thường xuyên bị tàu thuyền Trung Quốc xâm phạm và quấy rối trong vùng biển đặc quyền kinh tế, đă yêu cầu đối thoại trực diện với Trung Quốc.
Theo trang mạng Ấn Độ First Post, trong hội nghị ASEAN – Trung Quốc ngày 10/10, thủ tướng Trung Quốc Lư Cường đă đáp trả theo cách thông thường của Bắc Kinh là đổ lỗi cho Mỹ và các nước phương Tây can thiệp vào khu vực, làm đảo lộn quan hệ cân bằng giữa Trung Quốc và ASEAN. Tuy nhiên, theo một số ghi nhận, một số nước ASEAN đă thể hiện rơ ràng hơn những lo ngại và thất vọng. Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. đă kêu gọi thảo luận ''nghiêm túc'' về Biển Đông. Manila đă nhận được sự ủng hộ từ Việt Nam, Thái Lan và Singapore. Bản tóm tắt về lịch tŕnh thảo luận của chủ tọa hội nghị không cho phép thể hiện được các bất đồng như trên, nhưng cuộc họp rơ ràng đă không diễn ra theo đúng kịch bản của Trung Quốc, cho dù về mặt chính thức, Trung Quốc vẫn được ca ngợi là ‘‘đối tác lớn của ASEAN’’.
Chống ‘‘quốc tế hóa’’ hồ sơ Biển Đông : Thất bại của Bắc Kinh
Từ nhiều thập kỷ nay, Trung Quốc vẫn luôn chống lại việc ‘‘quốc tế hóa’’ các tranh chấp ở Biển Đông, và cổ vũ cho các đàm phán song phương. Việc Bắc Kinh vốn luôn ở thế thượng phong trong quan hệ song phương với các nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở Biển Đông, khiến các đàm phán song phương trên thực tế chỉ giúp cho Trung Quốc khẳng định các đ̣i hỏi chủ quyền chiếm đến gần 90% diện tích vùng biển này, bất chấp phán quyết của Ṭa án quốc tế.
Việc nhiều nước ASEAN nêu bật quan ngại về Biển Đông trong hội nghị với Trung Quốc cho thấy tranh chấp chủ quyền Biển Đông đă không chỉ c̣n là việc riêng giữa các nước tranh chấp, mà c̣n là vấn đề chung của khu vực và quốc tế.
Thông cáo chung ASEAN - Ấn Độ lần đầu tiên nêu Biển Đông
Đây cũng là lần đầu tiên thông cáo chung của ASEAN - Ấn Độ trong dịp Hội nghị Cấp cao thường niên mở rộng của ASEAN nêu ra vấn đề căng thẳng Biển Đông. ASEAN - Ấn Độ hối thúc các bên sớm đúc kết Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC), mà Trung Quốc và ASEAN đă khởi sự đàm phán từ hơn 20 năm nay, để xử lư các tranh chấp, hay va chạm ở Biển Đông một cách ḥa b́nh, dựa trên luật pháp quốc tế.
Về Hội nghị Cấp cao Đông Á – EAF, với sự tham gia của 10 nước ASEAN và 8 quốc gia ngoài khu vực, hôm 11/10, theo một quan chức Mỹ, khối ASEAN đă đạt được đồng thuận về một số nội dung liên quan đến Biển Đông, để đưa và Tuyên bố chung. Rút cục, do sự phản đối của Nga và Trung Quốc, các điều khoản này đă bị loại khỏi Tuyên bố chung của Hội nghị Cấp cao Đông Á. Dù sao, nếu thông tin này là xác thực, điều đó cũng cho thấy các nước Đông Nam Á đă thu hẹp được bất đồng, bước đầu t́m thấy đồng thuận về hồ sơ Biển Đông, vốn thường gây chia rẽ trong hầu hết các hội nghị cấp cao thường niên của khối từ hàng chục năm nay.
Trung Quốc, đối tác kinh tế số một của ASEAN, đang trở thành mối đe dọa với khối
Chuyên gia về Biển Đông và địa chính trị Richard Javad Heydarian, Đại học Polytechnic University of the Philippines, có bài tổng hợp đáng chú ư về chủ đề này trên trang mạng Hồng Kông South China Morning Post, hôm 14/10/2024, nhan đề ‘‘How South China Sea disputes are uniting Asean states’’ (Các tranh chấp ở Biển Đông đang đoàn kết các nước ASEAN như thế nào). Chuyên gia Richard Javad Heydarian nêu bật sự tương phản giữa vị thế cường quốc của Trung Quốc về kinh tế, đối tác thương mại số một của ASEAN, và tham vọng lănh thổ, hành xử lấn lướt của Trung Quốc ở Biển Đông đang biến Trung Quốc trở thành một đe dọa với không chỉ một số thành viên ASEAN có tranh chấp trực tiếp, mà đe dọa cả ḥa b́nh và ổn định chung của khu vực.
Vị chuyên gia này nhấn mạnh, bất chấp những hạn chế ASEAN và bất chấp các khác biệt về chế độ chính trị, ‘‘các quốc gia Đông Nam Á chủ chốt’’ không chỉ giữ vững lập trường khẳng định chủ quyền tại các vùng biển mà Trung Quốc muốn chiếm đoạt, mà c̣n thúc đẩy các hợp tác chiến lược song phương và đa phương để củng cố thế pḥng thủ.
Việt Nam – Philippines hợp tác bảo vệ ‘‘các lợi ích cốt lơi’’
Tiêu biểu gần đây là các hợp tác giữa Việt Nam và Philippines. Năm 2024, lần đầu tiên Việt Nam và Philippines diễn tập chung giữa lực lượng cảnh sát biển hai nước. Hoạt động phối hợp này mở đường cho các hợp tác giữa hải quân hai nước trong tương lai. Việt Nam ủng hộ vụ Philippines kiện lên Ṭa án Trọng tài Thường trực của Liên Hiệp Quốc chống lại các yêu sách của Trung Quốc, trong lúc Manila bày tỏ đoàn kết với Hà Nội, lên án các cuộc tấn công của Trung Quốc nhắm vào ngư dân Việt Nam hoạt động tại quần đảo Hoàng Sa.
Về mặt ngoại giao, Việt Nam và Philippine cũng gia tăng hợp tác để t́m kiếm thỏa hiệp về các đ̣i hỏi chủ quyền chồng lấn trên biển. Hợp tác giữa hai nước Đông Nam Á nói trên có thể ‘‘cung cấp một khuôn mẫu cho các thỏa thuận tương tự’’ trong tương lai cho tất cả các quốc gia ASEAN có yêu sách chủ quyền ở Biển Đông. Các nước ASEAN ‘‘có thể có những cách xử sự khác nhau về mặt ngoại giao với Trung Quốc, nhưng tất cả đều có lợi ích chung trong việc bảo vệ các lợi ích cốt lơi của nước ḿnh thông qua hợp tác’’.
Malaysia và Indonesia cứng rắn hơn
Chính quyền Malaysia, sau khi bị dư luận trong nước chỉ trích dữ dội về diễn đạt úp mở hồi năm ngoái, nhắc đến khả năng thăm ḍ dầu khí chung với Trung Quốc tại các khu vực thuộc vùng đặc quyền kinh tế nước này, đă kiên quyết hơn trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia. Indonesia, quốc gia được coi là ‘‘lănh đạo trên thực tế’’ của ASEAN cũng đă trực tiếp phản đối các yêu sách bành trướng của Trung Quốc, đặc biệt trong vùng đặc quyền kinh tế tại vùng biển phía bắc đảo Natuna. Indonesia cũng lần đầu tiên chủ tŕ cuộc diễn tập hải quân của toàn ASEAN.
Năm nay, với hậu thuẫn của Mỹ và các đồng minh đối tác trong và ngoài khu vực, Philippines đang trở nên mạnh mẽ hơn trước Trung Quốc, trực tiếp ‘‘tuyên chiến với chiến thuật vùng xám’’, thường được Trung Quốc sử dụng để lấn dần từng bước một trong tham vọng bành trướng ở Biển Đông.
Tham vọng Trung Quốc thách thức ‘‘vị thế trung tâm’’ của ASEAN
Theo nhiều nhà quan sát, nỗ lực tranh đấu của Philippines trên thực địa tại Biển Đông cũng như trên trường ngoại giao, đặc biệt tại các hội nghị tại Lào vừa qua, dường như đă và đang là một động lực quan trọng giúp ASEAN t́m được thêm đồng thuận trước Trung Quốc. Malaysia – quốc gia đang có lập trường cứng rắn hơn với Trung Quốc về tranh chấp ở Biển Đông - sẽ là chủ tịch luân phiên của ASEAN vào năm tới.
Tham vọng lănh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông thách thức không chỉ quyền lợi của từng quốc gia có tranh chấp, mà cả ‘‘vị thế trung tâm’’ của ASEAN trong kiến trúc an ninh khu vực Ấn Độ - Thái B́nh Dương, đang được xác lập. Việc khẳng định được tiếng nói chung về Biển Đông tiếp tục là thách thức hàng đầu với Hiệp hội các nước Đông Nam Á trong thời gian tới.