Mỹ và phương Tây đang dự tính can thiệp quân sự vào Libya, với lư do quốc gia Bắc Phi này đang trên bờ vực nội chiến đẫm máu. Tuy nhiên, những toan tính đó không dừng lại ở hai từ "can dự".
Lư do "bùi tai"
Từ gần 3 tuần nay, đất nước Libya lâm vào t́nh trạng chia rẽ chưa từng thấy. Tổng thống - đại tá M.Gaddafi - nhân vật được xem là "nhà độc tài" ở quốc gia Bắc Phi này đă lâm vào t́nh trạng bối rối khi một loạt chuyện riêng của gia đ́nh ông bị phơi bày trên trang nhất các tờ báo lớn:
Phe biểu t́nh phản đối chính phủ tại cứ điểm ở phía Đông Libya.
Nào là "Tổng thống ăn dầu lửa"; nào là các quư tử của nhà Gaddafi vung tiền không tiếc tay trong những cuộc ăn chơi "tới bến"... Nghi án ông Seif al-Islam (con trai đầu của ông Gaddafi) mua bằng tiến sĩ ở một trường đại học danh tiếng tại thủ đô London (Anh) đă khiến người dân Libya (phe đối lập) và một số nước phương Tây bất b́nh.
Trong bối cảnh hàng loạt quốc gia ở khu vực Trung Đông, trong đó có Tunisia, Ai Cập, Yemen... đang lâm vào t́nh trạng rối ren do làn sóng bạo động chống chính phủ dâng cao, cộng với quyết định đ́nh chỉ tư cách thành viên của Libya tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc (LHQ)…, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đă không ngần ngại tuyên bố: Washington đang cân nhắc "mọi lựa chọn có thể, chừng nào chính quyền Tripoli c̣n tiếp tục đe dọa và giết hại các công dân Libya".
Trong khi đó, khi được các phóng viên hỏi về việc liệu Mỹ có kế hoạch tấn công bằng quân sự đối với Libya hay không, bà Clinton đă trả lời là "không".
Ngày 1.3, Tổng thống Venezuela H.Chavez cáo buộc Mỹ đang bóp méo t́nh h́nh ở Libya nhằm lấy cớ để tiến hành một cuộc xâm lược quân sự vào nước này. "Mọi người đừng để ḿnh bị lôi cuốn bởi tiếng trống chiến tranh của Mỹ. Bởi người Mỹ đang phóng đại và bóp méo những ǵ đang diễn ra ở Libya nhằm t́m kiếm một cái cớ để gây chiến tranh”.
Nhưng trên thực tế, hiện Mỹ đă triển khai lực lượng không quân và hải quân đến gần sát đất nước Libya. Khúc dạo đầu của chiến lược can thiệp bằng vũ lực của Washington có thể được hiểu bằng sự kiện hàng trăm cố vấn quân sự của Anh, Pháp và Mỹ đă tới miền Đông Libya - thành tŕ của phe nổi dậy chống chính phủ.
Đây là lần đầu tiên Mỹ và châu Âu can thiệp quân sự vào t́nh h́nh Trung Đông kể từ khi xảy ra bất ổn hồi cuối năm ngoái. Các cố vấn quân sự, trong đó có các sĩ quan t́nh báo, được tàu chiến và xuồng cao tốc đưa vào bờ tại các thành phố duyên hải Benghazi và Tobruk (phía Đông Libya) từ hôm 24.2. Họ có nhiệm vụ giúp các lực lượng đối lập sử dụng vũ khí, đối phó với Tổng thống Gaddafi và tạo cơ sở để đưa quân vào Libya.
Nhiều nhà phân tích quốc tế nhận định, kịch bản can thiệp quân sự của Mỹ sẽ không loại trừ khả năng Lầu Năm Góc thực hiện những "cú đánh trọng điểm" hỗ trợ cho chính phủ lâm thời được phe đối lập dựng lên tại thành phố Benghazi.
Việc cung cấp vũ khí cho cơ quan này để đối phó với Tổng thống Gadhafi cũng đă được Mỹ tính đến và nhận được sự ủng hộ của Anh. Đích thân Thủ tướng Anh David Cameroon tuyên bố, nước này có thể cung cấp vũ khí cho các nhóm phiến quân ở Libya để đối phó với quân đội chính phủ.
Cây gậy và củ cà rốt
Các nhà phân tích cho rằng, hiện Washington đang thực thi chiến lược "cây gậy và củ cà rốt" khi toan tính can thiệp quân sự vào chuyện nội bộ của Libya. Mạng tin Worldnews dẫn lời Tổng thống Venezuela Hugo Chavez cho rằng, "củ cà rốt" ở đây là sự vỗ về với chính quyền Gaddafi khi mọi giải pháp chính trị c̣n hữu dụng, c̣n "cây gậy" là khi tàu đổ bộ của Mỹ đang áp sát vùng biển của Libya và "mọi phương án đều đang tính tới".
Cũng có nhiều ư kiến cho rằng, con bài lợi ích thực sự của Mỹ tại Trung Đông lại nằm ở các mỏ dầu. Sự kiện lật đổ tổng thống Ai Cập đẩy giá dầu thô tăng cao, những ǵ xảy ra tại Libya - nước xuất khẩu dầu thô lớn thứ 12 thế giới với 1,1 triệu thùng/ngày - đang lôi kéo quốc gia tiêu thụ nhiều dầu mỏ nhất thế giới là Mỹ vào cuộc.
Đến nay, cả Mỹ và Anh đều không c̣n úp mở về ư muốn đại tá Gaddafi phải rời ghế lănh đạo Libya. Thủ tướng Anh David Cameron tuyên bố trước quốc hội rằng, không loại trừ khả năng sử dụng quân sự với Libya, đồng thời nhấn mạnh sự ra đi của ông Gaddafi là "ưu tiên cao nhất của nước Anh".
Ngoại trưởng Anh William Hague cho hay, London đă có kế hoạch trong trường hợp đại tá Gaddafi gia tăng tấn công quân sự vào người dân. Kế hoạch quân sự được cho là đă có sẵn trên bàn của Thủ tướng Anh và ông có thể ra lệnh sử dụng khi cần thiết.
Trong khi đó, Lầu Năm Góc đang tích cực triển khai quân tới gần Libya để "linh hoạt" hơn khi có lệnh. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton hôm qua (4.3) cảnh báo, Libya đang đứng giữa ngả rẽ, với một bên là nền dân chủ và một bên là cuộc nội chiến. Theo đó, Washington tuyên bố sẽ làm mọi cách để đại tá Gaddafi phải từ chức, bằng cả kinh tế lẫn quân sự.
Gia Khánh
Theo DânViệt