R10 Vô Địch Thiên Hạ
Join Date: Dec 2006
Posts: 88,250
Thanks: 11
Thanked 3,751 Times in 3,090 Posts
Mentioned: 5 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 8 Post(s)
Rep Power: 108
|
Nhân viên tài chính, ngân hàng hưởng lương cao nhất
Nhóm lao động ngành mỏ, hầm ḷ có mức lương gấp gần 5 lần nhân viên phục vụ bàn, dệt may… C̣n ở khu vực viên chức, quản lư th́ cán bộ ngành ngân hàng, tài chính, bảo hiểm có mức lương cao nhất.
Theo khảo sát do Vụ Tiền lương, Bộ Lao động Thương binh và Xă hội (LĐ - TB&XH) công bố chiều 19/1, mức tiền lương trung b́nh theo tháng của người lao động trong năm 2011 đạt 3,84 triệu đồng, tăng 19,6% so với năm 2010.
Trong đó, ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểm trả lương cao nhất với trung b́nh là 5,61 triệu đồng, tiếp đến là ngành thông tin và truyền thông với 5,43 triệu đồng, ngành thương nghiệp bán buôn, bán lẻ với 4,68 triệu đồng... Mức lương b́nh quân thấp nhất thuộc về một số ngành như nông nghiệp - lâm nghiệp, thủy sản và khai khoáng - chế tạo với con số lần lượt là 3,78 triệu đồng, 3,85 triệu đồng và 3,95 triệu đồng.
Tuy nhiên, nếu xét theo lương của công nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh th́ ngành mỏ, hầm ḷ giữ mức cao nhất với trên 10 triệu đồng, gấp gần 5 lần nhân viên phục vụ bàn, dệt may... C̣n với viên chức quản lư, cán bộ ngành ngân hàng, tài chính, bảo hiểm vẫn được trả lương cao nhất, trung b́nh là gần 16 triệu đồng một người, gấp 1,5 lần so với công nghiệp khai thác, chế biến và gấp đôi so với ngành xây dựng, nông - lâm nghiệp.
Mức chênh lệch lương cao - thấp nhất ở doanh nghiệp FDI đến 19,3 lần.
Theo báo cáo, ở loại h́nh doanh nghiệp, lương b́nh quân của người lao động ở công ty 100% vốn nhà nước đạt 4,41 triệu đồng, đơn vị có vốn nước ngoài là 3,88 triệu đồng, khối FDI là 3,63 triệu đồng và thấp nhất là khu vực dân doanh với 3,32 triệu đồng. Chênh lệch mức lương cao - thấp nhất trong doanh nghiệp FDI khoảng 19,3 lần, trong khu vực 100% vốn nhà nước là 8 lần và đơn vị dân doanh khoảng 5,5 lần…
Theo bà Tống Thị Minh, Vụ trưởng Vụ Tiền lương, Bộ LĐ - TB&XH, đây là số liệu có được từ đợt khảo sát trên 1.660 doanh nghiệp, chiếm 3% số doanh nghiệp đang hoạt động và trên 15.000 người lao động, tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các đơn vị được điều tra tại 17 tỉnh, thành phố đại diện cho các vùng kinh tế của cả nước, có thị trường lao động phát triển như Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Pḥng, Hải Dương, Cần Thơ...
Tuy nhiên, theo ông Lê Minh Huân, Thứ trưởng Bộ LĐ - TB & XH, số liệu đợt khảo sát này chưa thực sự đầy đủ so với thực tế của hàng chục ngh́n doanh nghiệp đang hoạt động trên toàn quốc hiện nay.
Về tiền thưởng Tết, theo báo cáo của Vụ Tiền lương, tính đến ngày 31/12/2011, 63 tỉnh thành đă báo cáo về tiền thưởng Tết cho người lao động. Mức thưởng b́nh quân Tết dương lịch 2012 là 928.000 đồng, giảm 11,4% so với năm 2010, thưởng Tết Nguyên Đán 2012 là 3,218 triệu đồng, tăng 20% so với năm 2010. Trong đó, khu vực FDI có mức thưởng Tết Nguyên Đán cao nhất với đỉnh điểm là 400 triệu đồng, song vẫn giảm hơn 100 triệu đồng so với năm ngoái. Con số trên thuộc về một doanh nghiệp tại TP. HCM.
Nhưng theo phản ánh từ báo chí, mức thưởng cao nhất tại TP. HCM là 700 triệu đồng. Về vấn đề này, bà Minh cho rằng, có thể do thời điểm ngành lao động TP.HCM báo cáo sớm hơn so với thông tin từ doanh nghiệp thông báo. Do đó đă có độ “vênh” về thông tin giữa cơ quan theo dơi và thực tế tại doanh nghiệp.
P. Thanh
DAntTri
|