Được trang bị những khí tài hiện đại, khả năng bay với góc lượn nhỏ trên đầu mục tiêu, AC-130 thực sự là một nền tảng máy bay vận tải "sát thủ".
AC-130 tuy chỉ là một cấu hình sửa đổi của loại máy bay vận tải C-130 của quân đội Mỹ, nhưng nó sở hữu một sức mạnh hủy diệt và tham gia hỗ trợ đắc lực cho các lực lượng mặt đất ở mọi nơi trên thế giới. Chính vì vậy, cho tới nay, chưa có một máy bay vận tải nào lại có thể sánh được với AC-130 về mức độ nguy hiểm và khả năng hủy diệt của nó.
Theo tư liệu quân sự nước ngoài, máy bay AC-130 lần đầu tham chiến tại chiến trường Việt Nam từ năm 1967 và đã chứng minh được sức mạnh của nó khi phá hủy thành công hàng nghìn phương tiện cơ giới của Việt Nam.
AC-130 nổi tiếng với sức mạnh của các hệ thống vũ khí tấn công mặt đất được trang bị trên khoang và có thể liên tục bay trong mọi điều kiện thời tiết, bất kể ngày đêm, thậm chí còn kéo dài được cả chu trình bay.
Với tất cả các hệ thống vũ khí được bố trí ở bên mạn trái máy bay, AC-130 xâm nhập vào khu vực có đối phương và bay ngược chiều kim đồng hồ, đồng thời liên tục bắn pháo xuống mặt đất để phá hủy mục tiêu.
Kiểu bay của AC-130 đảm bảo để tấn công mục tiêu chính xác bên trong phạm vi 182 m để không làm tổn thương tới các lực lượng mặt đất của quân đội Mỹ ở gần đó.
Trên chiến trường Việt Nam, để đối phó với AC-130, bộ đội ta đã thực hiện nhiều biện pháp nghi binh và vũ trang cho các đoàn xe. Thậm chí, bộ đội tên lửa đã được đưa lên đỉnh Trường Sơn để trừng trị loại máy bay này. Nhờ vậy, Mỹ buộc phải hạn chế sử dụng AC-130 cho các nhiệm vụ đánh phá. Tuy vậy, ở những nơi khác trên thế giới, AC-130 vẫn là một hung thần đáng sợ.
Dưới đây là một số hình ảnh về AC-130:
AC-130 là một biến thể chuyển đổi của loại máy bay vận tải C-139 Hercules, trong đó giữ lại khá nhiều đặc điểm kỹ thuật như tầm quan sát, trần bay, tầm hoạt động, khả năng vận tải.
Quan sát bên mạn trái của máy bay sẽ thấy, AC-130 không chỉ đơn giản là một máy bay vận tải.
AC-130 được trang bị 2 khẩu pháo lớn, đó là pháo Galting 6 nòng 20mm Vulcan, có khả năng bắn 6.000 phát/phút.
Ngoài ra còn có một pháo lớn hơn, pháo 40 mm Bofors.
AC-130 đã từng tham chiến ở Fallujah (một thành phố ở Iraq), nó bay vòng quanh trên chiến trường và liên tục nã pháo xuống phía dưới như hình ảnh trên.
Hỏa lực của khẩu pháo 40mm này, AC-130 có thể gây thiệt hại lớn cho lực lượng dưới mặt đất.
Ngay bên cạnh pháo Bofors là loại vũ khí mạnh nhất ở trên khoang máy bay, pháo 105mm.
Sau mỗi phát bắn, pháo 40mm và 105mm cần được nạp lại đạn. Một kíp pháo thủ bình thường có thể bắn được 3 phát/phút, nhưng nếu là kíp pháo điêu luyện, họ có thể bắn lên tới 10 phát/phút.
Hệ thống điện tử phức tạp trên máy bay giúp cho phi hành đoàn có thể tác chiến ngay cả ban đêm và cung cấp một hình ảnh rõ nét trên chiến trường.
Pháo thủ quan sát màn hình và theo dõi mục tiêu rất dễ dàng nhờ vào hệ thống cảm biến ảnh nhiệt, có thể phát hiện ra bất kỳ ai dưới mặt đất.
Khi bắn pháo từ AC-130, nó có thể tạo ra một vệt sáng kéo dài từ máy bay tới vị trí của đối phương.
AC-130 có tốc độ bay khá chậm, chỉ 482 km/h, trần bay 9.144 m. Đó cũng chính là lý do tại sao, hầu như nó không bao giờ hoạt động vào ban ngày
Thu phương
Theo Infonet