Cuộc phỏng vấn năm 1979, 4 năm sau ngày Sài G̣n thất thủ giữa báo Spegiel và tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cho thấy nhân cách và tầm vóc của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, một chính trị gia thực sự.
"Tôi làm việc cho cố Tổng thống từ tháng 10/1967 cho tới những ngày cuối cùng (1975), chưa bao giờ tôi thấy cố Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu có những hành động mà gọi là lợi ích cho cá nhân ông ta và không nghĩ đến đất nước, trên phương diện cá nhân, chúng tôi xác nhận như thế."
Về thời gian ông Thiệu ra nước ngoài định cư, hậu chiến, đặc biệt là thời gian sinh sống tại Hoa Kỳ, cựu bí thư của ông Thiệu b́nh luận:
"Khi sang đến Hoa Kỳ, Tổng thống có một cuộc sống rất b́nh thường, không bao giờ có những tuyên bố hay hành động lố lăng."
"Lúc đó ông muốn khuyến khích tất cả mọi người đoàn kết với nhau để có một khối liên minh thống nhất ở hải ngoại, làm hậu thuẫn cho những người c̣n kẹt lại ở Việt Nam lúc đó."
Tổng thống Thiệu là một người ái quốc, một người lănh đạo quốc gia có đường hướng rất rơ ràng, theo quy định của Hiến pháp, không phải là một người lănh đạo bất chấp Hiến pháp hay làm theo ư ḿnh."
Lời Ông Hoàng đức Nhă,bí thư của TT Nguyễn văn Thiệu
[YOUTUBEVIDEO]hjicWWHyELI[/YOUTUBEVIDEO]
Sau đây là một vài đoạn trích trong cuộc phỏng vấn:
Spiegel: Trong cuốn hồi kư, TS Kissinger có những b́nh luận rát mặt về khá nhiều chính khách đầu đàn. Nhưng riêng ông th́ bị ông ấy dành cho những lời hạ nhục nhất. Tuy đánh giá cao "trí tuệ", "sự can đảm", "nền tảng văn hóa" của ông, nhưng ông ấy vẫn chú tâm vào "thái độ vô liêm sỉ", "xấc xược", "tính vị kỷ chà đạp" và "chiến thuật khủng khiếp, gần như bị ám ảnh điên cuồng" trong cách ứng xử với người Mỹ của ông. V́ thế, cuối cùng Kissinger nhận ra "sự phẫn nộ bất lực mà người Việt thường dùng để hành hạ những đối thủ mạnh hơn về thể lực". Ư kiến của ông về những khắc họa đó thế nào?
Nguyễn Văn Thiệu: Tôi không muốn đáp lại ông ấy. Tôi không muốn nhận xét ǵ về ông ấy. Ông ấy có thể đánh giá tôi, tốt hay xấu, thế nào cũng được. Tôi muốn nói về những điều đă xảy ra giữa Hoa Kỳ và Nam Việt Nam hơn.
Spiegel: Hay ông đă làm ǵ khiến ông ấy có cái cớ để viết về ông với giọng coi thường như thế?
Nguyễn Văn Thiệu: Có thể ông ấy đă ngạc nhiên v́ gặp những người quá thông minh và mẫn cán. Có thể cũng do cái phức cảm tự tôn của một người đàn ông hết sức huênh hoang. Có thể ông ấy không tin nổi là người Việt đối thoại với ông ta lại địch được một người tự coi ḿnh là vô cùng quan trọng.
Để tôi kể thêm một câu chuyện nữa: Ở đảo Midway tôi thấy buồn cười, v́ thật chẳng bao giờ tôi có thể h́nh dung là những người như vậy lại tệ đến thế. Chúng tôi, gồm ông Nixon, ông Kissinger, phụ tá của tôi và tôi, gặp nhau ở nhà một sĩ quan chỉ huy hải quân ở Midway. Ở đó có ba chiếc ghế thấp và một chiếc ghế cao. Ông Nixon ngồi trên chiếc ghế cao.
Spiegel: Như trong phim Nhà độc tài vĩ đại của Chaplin? Hitler cũng ngồi trên một chiếc ghế cao để có thể nh́n xuống Mussolini, ngồi trên một chiếc ghế thấp hơn.
Nguyễn Văn Thiệu: Nhưng tôi vào góc pḥng lấy một chiếc ghế cao khác, nên tôi ngồi ngang tầm với Nixon. Sau buổi gặp đó ở Midway, tôi nghe bạn bè người Mỹ kể lại rằng Kissinger đă rất bất ngờ v́ Tổng thống Thiệu là một người như vốn dĩ vẫn vậy.
Spiegel: Trong hồi kư, Kissinger phàn nàn là đă bị cá nhân ông đối xử rất tệ; ông bỏ hẹn để đi chơi trượt nước. Nixon c̣n quá lời hơn. Theo Kissinger th́ Nixon đă gọi ông là "đồ chó đẻ" (son of a bitch) mà Nixon sẽ dạy cho biết "thế nào là tàn bạo".
Nguyễn Văn Thiệu: Rất tiếc, nhưng tôi không thể cho phép ḿnh đáp lại những lời khiếm nhă, thô tục đó của Nixon, v́ tôi xuất thân từ một gia đ́nh có nề nếp.
Toàn bộ cuộc phỏng vấn:
Spiegel: Thưa ông Thiệu, từ 1968 đến 1973 Hoa Kỳ đă nỗ lực thương lượng ḥa b́nh cho Việt Nam. Trong cuốn hồi kư của ḿnh, ông Henry Kissinger, trưởng phái đoàn đàm phán Hoa Kỳ đă dùng nhiều trang để miêu tả việc ông, Tổng thống Việt Nam Cộng ḥa, đă chống lại những nỗ lực nhằm đem lại ḥa b́nh cho một cuộc chiến đă kéo dài nhiều năm, với hàng triệu nạn nhân và dường như là một cuộc chiến để "bóp nát trái tim Hoa Kỳ". V́ sao ông lại cản trở như vậy?
Nguyễn Văn Thiệu: Nói thế là tuyệt đối vô nghĩa. Nếu tôi cản trở th́ đă không có Hiệp định Ḥa b́nh năm 1973 – mặc dù, như ai cũng biết, đó không phải là một nền ḥa b́nh tốt đẹp; hậu quả của nó ở Việt Nam là chứng chỉ rơ ràng nhất. Kissinger đại diện cho chính sách và lợi ích của chính phủ Mỹ. Là Tổng thống Nam Việt Nam, bổn phận của tôi là bảo vệ những lợi ích sống c̣n của đất nước tôi.
Tôi đă nhiều lần chỉ ra cho Tổng thống Nixon và TS Kissinger rằng, đối với một cường quốc như Hoa Kỳ th́ việc từ bỏ một số vị trí không mấy quan trọng ở một quốc gia bé nhỏ như Nam Việt Nam không có ǵ đáng kể. Nhưng với chúng tôi, đó là vấn đề sinh tử của cả một dân tộc.
Spiegel: Kissinger không phủ nhận rằng cuối cùng ông cũng đồng ư. Nhưng ông ấy cũng nói rằng phải đàm phán lâu như vậy v́ ông cản trở nhiều, rằng ông đồng ư với các đề xuất của Mỹ chỉ v́ ông chắc mẩm rằng đằng nào th́ Hà Nội cũng sẽ bác bỏ.
Nguyễn Văn Thiệu: Không đúng như vậy. Để chấm dứt một cuộc chiến tranh đă kéo dài gần 30 năm, người ta cần nhiều thời gian hơn là hai, ba ngày hay hai, ba tháng. Tôi hiểu rơ rằng đối với người Mỹ đă đến giúp chúng tôi, đây là cuộc chiến dài nhất trong lịch sử của họ. Có lẽ v́ thế mà họ vội vă như vậy. Nhưng điều chúng tôi cần là một nền ḥa b́nh lâu dài.
Spiegel: Kissinger có ư cho rằng ông không thực sự muốn kư kết một thỏa thuận về ḥa b́nh, đúng ra ông ngầm mong phía miền Bắc cũng sẽ cứng đầu như ông. Kissinger viết rằng ông đồng ư với nhiều đề xuất từ phía Mỹ - trong tinh thần sẵn sàng không tuân thủ, chỉ v́ trong thâm tâm ông không tin rằng ḥa b́nh sẽ được kư kết. Có phải là trong khi đàm phán, ông đă bịp, với hy vọng là sẽ không bao giờ phải ngửa bài lên?
Nguyễn Văn Thiệu: Không. Sao lại có thể nói là một dân tộc đă chịu đựng bao nhiêu đau khổ suốt 30 năm lại muốn kéo dài cuộc chiến? Kissinger muốn xúc tiến thật nhanh mọi việc để Mỹ có thể rút quân và tù binh Mỹ được thả. Mà có lẽ mục đích của chính phủ Mỹ cũng là cao chạy xa bay. Họ th́ có thể bỏ chạy. Nhưng chúng tôi th́ phải ở lại Nam Việt Nam.
Chúng tôi có quyền chính đáng để đ̣i hỏi một hiệp định ḥa b́nh toàn diện. Không phải là vài ba năm ḥa b́nh, rồi sau đó lại 30 năm chiến tranh.
Spiegel: Vậy tại sao ông lại đi trước cả người Mỹ và tự đề nghị Hoa Kỳ rút quân trong cuộc họp tại đảo Midway ở Thái B́nh Dương tháng Sáu 1969, theo tường thuật của Kissinger?
Nguyễn Văn Thiệu: Trước khi họp ở Midway, việc chính phủ Mỹ dự định rút quân đă không c̣n là điều bí mật. Cho phép tôi nhắc để các ông nhớ lại, tin tức về việc Mỹ sẽ rút một số quân đă loan khắp thế giới, trước cuộc họp ở Midway. V́ sao? Theo tôi, chính phủ Mỹ muốn thả bóng thăm ḍ, tiết lộ thông tin trước cho báo chí và đẩy chúng tôi vào sự đă rồi.
Spiegel: Tức là ông đă nắm được t́nh h́nh?
Nguyễn Văn Thiệu: Đúng thế. Cuộc họp ở Midway nhằm hai mục đích. Thứ nhất, cho hai vị tân tổng thống cơ hội làm quen và bàn về đề tài Việt Nam. Điểm thứ hai đă vạch rất rơ là bàn về việc rút những toán quân Mỹ đầu tiên. Tôi đă không h́nh dung sai điều ǵ và đă làm chủ t́nh thế. Không có ǵ phải lo lắng, và tôi đă rất vững tâm.
Spiegel: Khi đề xuất Mỹ rút quân, ông có thật sự tin rằng Nam Việt Nam có thể chiến đấu một ḿnh và cuối cùng sẽ chiến thắng trong một cuộc chiến mà hơn 540.000 lính Mỹ cùng toàn bộ guồng máy quân sự khổng lồ của Hoa Kỳ không thắng nổi không? Chuyện đó khó tin lắm.
Nguyễn Văn Thiệu: Không, đề xuất đó không phải của tôi. Tôi chỉ chấp thuận. Tôi chấp thuận đợt rút quân đầu tiên của Mỹ, v́ Tổng thống Nixon bảo tôi là ông ấy gặp khó khăn trong đối nội và việc rút quân chỉ mang tính tượng trưng. Ông ấy cần sự ủng hộ của dư luận và của Quốc hội. Nhưng tôi cũng bảo ông ấy rằng: Ông phải chắc chắn rằng Hà Nội không coi việc bắt đầu rút quân đó là dấu hiệu suy yếu của Hoa Kỳ.
Spiegel: Và ông không nghĩ đó là khởi đầu của việc rút quân toàn bộ?
Nguyễn Văn Thiệu: Không. Tôi đă h́nh dung được rằng, đó là bước đầu tiên để cắt giảm quân số. Nhưng không bao giờ tôi có thể nghĩ Mỹ sẽ rút hẳn và bỏ rơi Nam Việt Nam. Tôi đă tŕnh bày với Tổng thống Nixon rằng việc cắt giảm quân số sẽ phải tiến hành từng bước, như khả năng chiến đấu và việc tiếp tục củng cố Quân lực Việt Nam Cộng ḥa cho phép – tương ứng với những viện trợ quân sự và kinh tế có thể giúp Nam Việt Nam tự đứng trên đôi chân của ḿnh.
Quan trọng hơn, tôi đă bảo ông ấy phải yêu cầu Hà Nội có một hành động tương ứng đáp lại. Phía Mỹ đồng ư với tôi ở mọi điểm; về một sự rút quân từng bước và của cả hai phía...
Spiegel: ... và mang tính tượng trưng?
Nguyễn Văn Thiệu: Tôi hiểu rơ rằng cuộc chiến ở Việt Nam cũng là một vấn đề đối nội của Hoa Kỳ. Và Tổng thống Nixon giải thích rằng ông ấy cần một cử chỉ tượng trưng để giải quyết vấn đề đó. Trước đó một tuần tôi đến Seoul và Đài Loan, tôi đă nói với Tổng thống Park Chung Hee và Tổng thống Tưởng Giới Thạch rằng tôi hy vọng việc rút quân sắp bàn với Tổng thống Nixon ở Midway chỉ là một sự cắt giảm quân số mang tính tượng trưng. Song tôi cũng lưu ư rằng nếu Hoa Kỳ muốn rút hẳn th́ chúng tôi cũng không thể ngăn cản. Vậy th́ đề nghị họ rút quân từng bước, đồng thời viện trợ để củng cố một quân đội Nam Việt Nam hùng mạnh và hiện đại, có thể thay thế người Mỹ, sẽ là hợp lư hơn. Không bao giờ tôi đặt giả thiết là lính Mỹ sẽ ở lại Việt Nam vĩnh viễn.
Spiegel: Mỹ vẫn đóng quân ở Hàn Quốc và Tây Đức mà.
Nguyễn Văn Thiệu: Nhưng chúng tôi là một dân tộc rất kiêu hănh. Chúng tôi bảo họ rằng, chúng tôi cần vũ khí và viện trợ, nhưng nhiệt huyết và tính mạng th́ chúng tôi không thiếu.
Spiegel: Ông đánh giá thế nào về t́nh thế của ông khi ấy? Vài tháng trước đó, Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Melvin Laird vừa đưa ra một khái niệm mới: "Việt Nam hóa chiến tranh". Trước đây người Mỹ chỉ nói đến việc "phi Mỹ hóa" cuộc chiến. Cái khái niệm mới ấy đă thể hiện rơ dự định rút khá nhanh của người Mỹ rồi, đúng không?
Nguyễn Văn Thiệu: Khi đến Sài G̣n vào tháng Bảy 1969, ông Nixon đă nhắc lại rằng ông ấy cần được sự hậu thuẫn của dư luận trong nước Mỹ. Tôi hiểu ông ấy. Nhưng ông ấy không hề tuyên bố rằng việc rút quân là một lịch tŕnh mang tính hệ thống do sáng kiến của Mỹ. Ông ấy chỉ nói với tôi về những khó khăn trong nước, ở Mỹ, và đề nghị tôi giúp. Ông ấy bảo: "Hăy giúp chúng tôi giúp ông." Tôi đáp: "Tôi giúp ông giúp chúng tôi." Trong lần họp mặt đó, chúng tôi lại tiếp tục bàn về việc rút quân từng bước.
Spiegel: Nhưng không đưa ra một lịch tŕnh cụ thể?
Nguyễn Văn Thiệu: Không. Và ông Nixon lại hứa rằng việc rút quân của Mỹ sẽ phải đi đôi với những hành động tương ứng của Bắc Việt và phải phù hợp với khả năng pḥng thủ của Nam Việt Nam cũng như phải phù hợp với việc Mỹ tiếp tục viện trợ quân sự và kinh tế cho Nam Việt Nam.
Spiegel: Ở thời điểm đó ông có nhận ra rằng nếu thấy cần th́ Mỹ cũng sẽ sẵn sàng đơn phương rút quân không?
Nguyễn Văn Thiệu: Có, tôi đă ngờ. Nhưng lúc đó tôi vẫn rất vững tâm và tin tưởng vào đồng minh lớn của chúng tôi.
Spiegel: Có lẽ ông tin thế là phải. Cuốn hồi kư của Kissinger cho thấy khá rơ rằng chính phủ Nixon không thể dễ dàng "đ́nh chỉ một dự án liên quan đến hai chính phủ, năm quốc gia đồng minh và đă khiến 31,000 người Mỹ phải bỏ mạng, như thể ta đơn giản chuyển sang một kênh TV khác."
Rơ ràng là người Mỹ muốn thoát khỏi Việt Nam bằng con đường đàm phán. Chỉ trong trường hợp cần thiết họ mới muốn đơn phương rút quân. Ông có đưa ra yêu sách nào liên quan đến những cuộc thương lượng giữa Washington và Hà Nội không?
Nguyễn Văn Thiệu: Chúng tôi đă chán ngấy chiến tranh và quyết tâm chấm dứt nó qua đàm phán. Chúng tôi yêu cầu những kẻ xâm lăng đă tràn vào đất nước của chúng tôi phải rút đi. Tất cả chỉ có vậy.
Spiegel: Ông đă oán trách rằng sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam năm 1975 chủ yếu là do sau Hiệp định Paris, miền Bắc vẫn được phép đóng quân tại miền Nam. Ông khẳng định rằng ḿnh chỉ chấp nhận sự hiện diện đó của miền Bắc trong quá tŕnh đàm phán, c̣n sau khi kư kết th́ Hà Nội phải rút quân.
Nhưng Kissinger lại khẳng định trong hồi kư rằng ông thừa biết việc Hà Nội sẽ tiếp tục trụ lại ở miền Nam, và cho đến tận tháng Mười 1972 ông cũng không hề phản đối những đề xuất của phía Mỹ liên quan đến điểm này.
Nguyễn Văn Thiệu: Đó là một lời nói dối hết sức vô giáo dục của Kissinger, rằng tôi chấp thuận cho quân đội Bắc Việt ở lại miền Nam. Nếu ngay từ đầu tôi đă chấp thuận như Kissinger nói th́ lúc ông ấy cho tôi xem bản dự thảo, trong đó không có điều khoản nào về việc rút quân của Bắc Việt, tôi đă chẳng phản đối quyết liệt như thế.
Điểm then chốt nhất mà tôi dốc sức bảo vệ, từ đầu cho đến khi kết thúc đàm phán, chính là yêu cầu Hà Nội phải rút quân. Tôi đă tuyên bố rơ với Kissinger là nếu không đạt được điều đó th́ không có kư kết.
Sau nhiều ngày tranh luận gay gắt, cuối cùng ông ta bảo: "Thưa Tổng thống, điều đó là không thể được. Nếu được th́ tôi đă làm rồi. Vấn đề này đă đặt ra ba năm trước, nhưng phía Liên Xô không chấp nhận." Tôi hiểu ra rằng chính phủ Mỹ đă nhượng bộ trước yêu sách của Liên Xô, và đó là nỗi thất vọng lớn nhất của tôi.
Spiegel: Có lẽ Liên Xô không thể làm khác, v́ Hà Nội không chấp nhận coi Nam Việt Nam là một quốc gia khác, và một thời gian dài họ c̣n phủ nhận việc họ đă đưa quân đội chính quy vào miền Nam.
Nguyễn Văn Thiệu: Chúng tôi đă chiến đấu hơn 20 năm và học được rằng, đừng bao giờ tin lời Nga Xô và Hà Nội. Bắc Việt đóng quân ở cả Lào, Campuchia và Nam Việt Nam, tôi tin rằng một người mù cũng nh́n ra điều đó. Muốn chấm dứt chiến tranh th́ chúng ta phải nh́n vào hiện thực chứ không thể chỉ nghe lời kẻ địch.
Spiegel: Ông có lập luận như thế với Kissinger không?
Nguyễn Văn Thiệu: Tất nhiên, và với cả Tướng Haig nữa. Tôi bảo ông ấy thế này: "Ông Haig, ông là tướng, tôi là tướng. Ông có biết một hiệp định ḥa b́nh nào trong lịch sử lại cho phép kẻ xâm lăng tiếp tục đóng quân tại lănh thổ mà nó xâm lược không? Ông có cho phép Liên Xô vào Hoa Kỳ đóng quân rồi tuyên bố rằng ông đă kư kết thành công một hiệp định ḥa b́nh với Liên Xô không?"
tiếp tục đọc phần dưới ...