Sự kiện ngày 13/11 diễn ra đă khiến cho nước Pháp và người dân Pháp như đang sống trong ác mộng, cả bầu không khí u ám và tang thương bao trùm lên đất nước được mệnh danh là ḥa b́nh, bác ái. Một nước tự do dân chủ pháp quyền, như Pháp, không thể ngừa trước và chống lại với 100% hiệu quả những hành động khủng bố, nếu chỉ đối phó bằng hệ thống an ninh vũ trang thuần tuư.
Khủng bố bạo lực nhắm vào thường dân là hành động của kẻ hèn, yếu và là một trong những hành động chứng minh sự tuyệt vọng chính trị và tâm lư. Bất kể thủ phạm là một nhóm người, một tổ chức hay một quốc gia.
Làm sao để tránh? Đối phó? Câu trả lời là: Một nước tự do dân chủ pháp quyền, như Pháp, không thể ngừa trước và chống lại với 100% hiệu quả những hành động khủng bố, nếu chỉ đối phó bằng hệ thống an ninh vũ trang thuần tuư. Đây là giá phải trả. Phải chấp nhận. Chấp nhận cho sự tự do dân chủ và nhà nước pháp quyền. Bất lực? Không. Vậy v́ sao? V́ lư do của hành động khủng bố xuất phát từ những vấn đề chính trị, địa chính trị và vấn đề xă hội. Và câu trả lời không thể chỉ đơn thuần là an ninh và vũ trang.
Qua mạng xă hội, tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS hay Daech) vừa tự nhận là tác giả của đêm khủng bố thứ Sáu ngày 13. Điều này ai cũng biết. Biết chắc là khủng bố sẽ c̣n xảy ra, ngày càng tinh vi hơn.
Muốn "xoá sổ" khủng bố IS ở Pháp hay bất cứ nơi nào khác, chúng ta cần biết rơ IS. Ngày "11 tháng 9" của Pháp là kết quả của "sau ngày 11 tháng 9" của Hoa Kỳ. Khi chính phủ này cùng các đồng minh Pháp, Anh,... phát chiến ở Afghanistan, Libya, rồi Syria. Chiến tranh không đi kèm chính trị thành thật. Không đi kèm luật pháp quốc tế. Trong khi có thể có sự lựa chọn khác như bao vây kinh tế trên toàn cầu chắc chắn sẽ đưa tới biến chuyển mềm. Trong khi đó, những cường quốc nói trên đă và tiếp tục ủng hộ, quan hệ chiến lược với những quốc gia nơi mà tư tưởng tự do dân chủ không có ư nghĩa ǵ. V́ mối lợi chung, mọi người đều nhắm mắt.
Thật ra, tổ chức IS không như h́nh ảnh của họ trong dư luận, trên báo chí và trong đầu của nhiều chính gia phương Tây. IS dă man, tàn ác. IS đi trận với cái "sợ" là vũ khí. IS hành quyết tù nhân như những nhóm cướp đường thời Trung cổ nhưng lại dùng Facebook, Youtube, Twitter, công nghệ của thế kỷ 21, để quảng bá những tội ác của ḿnh chỉ để gây sợ hăi. Và một công hai chuyện, để lôi cuốn (cuồng) tín đồ không khác ǵ những phim quảng cáo trên truyền h́nh bán ‘bột giặt tuyệt vời’ hay xe hơi ‘cực đẹp’.
Theo tài liệu mở của Pháp và Mỹ, IS có chừng 30,000 chiến binh, tối đa là 40,000 rải rác trên nhiều vùng đất mênh mông nằm ở Syria, Libya... Họ được trang bị thô sơ so với quân đội chính thống của các nước đó: AK-47, hoả tiển tầm ngắn, đại bác và không nhiều xe tăng, xe bọc sắt. Nếu so với quân đội Pháp, Mỹ th́ có thể gọi quân IS là thô sơ.
Nhưng IS luôn núp trong thường dân, cùng phe hay không, và núp bóng dưới nhăn hiệu tôn giáo tín ngưỡng Hồi giáo, tự vỗ ngực là tín đồ thuần khiết bảo vệ thánh Allah. Bởi vậy, giội bom và đánh IS là giội bom và giết thường dân, là tấn công Hồi giáo. Từ đó sẽ gây nên phẫn nộ, căm thù, đem tới cho IS thêm chiến binh, thêm tiền từ một số nước Hồi giáo... đồng minh với Pháp và Hoa Kỳ. Nhân sự của IS tới từ tứ xứ, kể cả công dân gốc u mới nhập đạo, tới từ nhiều văn hoá khác nhau. Điểm chung của họ lư thuyết là tín ngưỡng. Tín ngưỡng cực đoan nhưng cực thiểu số so với 1 tỉ 300 triệu tín đồ Hồi giáo trên toàn cầu.
Do đó vấn đề IS, vấn đề ở Cận và Trung Đông không thể được giải quyết đơn thuần bằng vũ khí. Phần đa số của giải pháp tại chỗ là chính trị, sắc tộc, văn hoá và tôn giáo thực hiện bởi các nước Hồi giáo chung quanh. Hơn nữa, các nước này c̣n dùng IS làm con cờ để nhiễu phá nhau. Điều mà phương Tây không thể đứng ra làm trọng tài hay chủ chốt. Mà chỉ có thể giúp, thúc đẩy bằng chính sách, kinh tế, nhân đạo chứ không thể bằng chiến tranh. Giải pháp bền vững chỉ nằm ở gốc rễ của vấn đề. Để cho IS không c̣n lư do tồn tại, không c̣n chỗ đứng chính trị hay tôn giáo. Đồng thời khi các đồng minh tài chính của IS cắt nguồn tài trợ, IS sẽ tự tiêu tan.
vietbf @ sưu tầm