Sinh nhật người sáng lập ra Triều Tiên đă được tổ chức quy mô hoành tráng. Tổng thống Mỹ cũng đă "gửi quà" cho nhân dân Triều Tiên. Hải đội mạnh đă được phái tới bán đảo Triều Tiên nhưng v́ sao Kim Jong Un vẫn chưa ấn nút chiến tranh?
Tổng thống Mỹ đe doạ sẽ tấn công vào Triều Tiên nếu Kim Jong-un tổ chức "màn pháo hoa lễ hội" dưới dạng phóng thử nghiệm tên lửa đạn đạo. "CHDCND Triều Tiên — đó là vấn đề. Và vấn đề này sẽ được giải quyết", ông Donald Trump tuyên bố.
Suốt tuần qua, có những chuyên gia Nga cố phỏng đoán mô tả các kịch bản chiến tranh. Nhưng hầu hết những người quá lo lắng đă phạm lỗi sai đáng kể, khi họ cho rằng CHDCND Triều Tiên về cơ bản cũng giống như Ukraine và Syria, chỉ có điều là nằm ở phía khác của quả địa cầu.
Trên thực tế, t́nh h́nh khủng hoảng xung quanh Triều Tiên có đặc điểm như nghịch lư độc đáo tại đó hiện hữu mức độ đe dọa cao, nhưng xác suất bắt đầu một cuộc chiến tranh thực tế th́ lại thấp.
Ở bán đảo Triều Tiên dường như tất cả các bên đều căm ghét nhau, trao đổi những lời đe dọa (mà trong ṿng 25 năm trở lại đây, chưa bao giờ có nhiều lời đe dọa đến vậy, c̣n cụm từ "đáp trả sự xúc phạm bằng hủy diệt hạt nhân" thường xuyên lặp đi lặp lại trong tuyên bố chính thức của các quan chức Triều Tiên).
Thế nhưng trong khi đó không bên nào sẵn sàng giáng đ̣n đầu tiên, tất cả sự ồn ào về khủng hoảng đều không dẫn đến chiến tranh trên bán đảo. Các bên đều hiểu rơ luật chơi, nh́n thấy "lằn ranh đỏ" và không vượt qua. Họ tiệm cận lằn ranh này, trao đổi những tuyên bố đe dọa, rồi sau đó cẩn thận lui về.
Ngày 16.4, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ, Tướng H.R. McMaster cho biết Washington cùng với các đồng minh và Trung Quốc đang xem xét một loạt phản ứng đối với vụ thử tên lửa đạn đạo thất bại mới nhất của Triều Tiên, đồng thời nhấn mạnh Tổng thống Donald Trump không cân nhắc hành động quân sự với B́nh Nhưỡng vào thời điểm này.
Phát biểu trên kênh truyền h́nh ABC, ông McMaster khẳng định: "Đă đến lúc chúng ta thực hiện mọi hành động có thể, chỉ thiếu mỗi lựa chọn quân sự, nhằm cố gắng giải quyết vấn đề một cách ḥa b́nh. Chúng ta hợp tác với các đồng minh và đối tác cùng với ban lănh đạo Trung Quốc để thúc đẩy một loạt lựa chọn. Vào lúc này, cộng đồng quốc tế, trong đó có ban lănh đạo Trung Quốc, đều đồng thuận rằng t́nh h́nh này là không thể tiếp tục".
Hiện cuộc khủng hoảng Triều Tiên đă đẩy Bắc Kinh vào t́nh thế tiến thoái lưỡng nan. Nước này đang chịu sức ép từ Mỹ trong việc kiềm chế B́nh Nhưỡng, song lại lo ngại rằng hành động quyết liệt có thể khiến chế độ B́nh Nhưỡng sụp đổ. Một chuyên gia đến từ Viện Hàn lâm khoa học xă hội Thượng Hải của Trung Quốc, ông Liu Ming cho rằng Bắc Kinh không thể thúc đẩy hành động trong giai đoạn này trừ phi B́nh Nhưỡng tiến hành một thử thử tên lửa tầm xa hoặc hạt nhận mới.
Trong khi đó, Li Lifan, một chuyên gia nghiên cứu về Nga của Viện hàn lâm Khoa học xă hội Thượng Hải nói rằng Trung Quốc và Nga đang chuẩn bị cho những kịch bản về sự đối đầu do vấn đề Triều Tiên. Ông Lifan nói: "Hai bên có thể thực hiện các biện pháp nhằm ứng phó với bất cứ cuộc xung đột nào có thể nổ ra trên bán đảo Triều Tiên, mặc dù khả năng xung đột quân sự là thấp". Trước đó, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nhấn mạnh sẽ không có bên nào chiến thắng trong một cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Triều Tiên.