Nhiều người nghĩ rằng ung thư là căn bệnh đă được định sẵn theo di truyền, không thể né tránh và pḥng ngừa. Tuy nhiên sự thật là có đến 30-50% các trường hợp ung thư có thể pḥng tránh được nếu bạn thay đổi thói quen sống, theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Trong cuộc sống, đặc biệt là vào ban đêm bạn càng cần phải lưu ư những thói quen mà ḿnh thực hiện, bởi đây là lúc cơ thể cần được nghỉ ngơi để thực hiện chức năng sửa chữa tế bào. Mọi hành động từ cách bạn ăn uống, làm việc đến sử dụng điện thoại vào lúc này đều có thể làm tăng nguy cơ ung thư.
Những người dễ bị ung thư thường sẽ có 6 "điểm chung" dưới đây vào ban đêm, bạn nên thay đổi nếu như mắc dù chỉ 1 trong những điều này.
1. Thường có xu hướng thức khuya
Người trẻ thường có xu hướng thức khuya để làm việc hoặc là giải trí. Thói quen này dễ gây mệt mỏi, đuối sức, làm suy giảm khả năng miễn dịch và từ đó thúc đẩy tế bào ác tính h́nh thành.
Thói quen thức khuya có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú của một người.
Ngoài ra, một nghiên cứu năm 2013 được công bố trên Tạp chí Y khoa Anh cho thấy rằng thói quen thức khuya có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú của một người bởi thức đêm làm gián đoạn việc sản xuất hormone ngủ melatonin - loại hormone gây buồn ngủ và có tác dụng ngừa ung thư.
2. Người dễ mắc ung thư thường hút thuốc lá, ngửi khói thuốc lá vào ban đêm
Để giải tỏa căng thẳng và hỗ trợ giấc ngủ, nhiều người có xu hướng hút thuốc vào ban đêm. Điều này càng làm tăng nguy cơ măc ung thư. Trong thực tế, hút thuốc lá không chỉ làm tŕ hoăn cơn buồn ngủ của bạn mà c̣n gây tổn thương tim mạch, dẫn đến huyết áp tăng nhanh.
Ngoài ra, thuốc lá c̣n là nguyên nhân phổ biến gây bệnh ung thư phổi. Khói thuốc lá chứa 7.000 chất hóa học, và ít nhất 70 chất trong số đó đều gây ung thư. Theo WHO, sử dụng thuốc lá là yếu tố gây ung thư lớn nhất có thể tránh được.
Cũng giống như hút thuốc lá, hít khói thuốc lá thụ động cũng có thể gây ra ung thư phổi. Viện Ung thư Quốc gia Mỹ cho biết khói thuốc cũng có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư vú, ung thư xoang mũi và ung thư ṿm họng ở người lớn và bệnh bạch cầu, ung thư hạch và khối u năo ở trẻ em.
3. Thường có thói quen ăn đêm
Những người mắc bệnh ung thư thường không kiểm soát được cơn thèm ăn vào ban đêm, thậm chí càng về khuya nhiều người càng cảm thấy thèm ăn đồ nhiều chất béo, thức ăn cay. Ăn đêm được chứng minh là một thói quen có thể gây thừa cân, béo ph́... nghiêm trọng hơn như giảm trí nhớ, trầm cảm, mắc bệnh về huyết áp, tim mạch, thậm chí cả ung thư.
4. Họ thích xem TV, dùng điện thoại trước khi ngủ
Một phân tích năm 2010 trên tạp chí Environmental Health Perspectives cho thấy ánh sáng nhân tạo phát ra từ màn h́nh TV hay điện thoại của bạn có liên quan đến bệnh ung thư vú và tuyến tiền liệt . Ông Les Reinlib, giám đốc Viện Khoa học Sức khỏe Môi trường (Mỹ) khẳng định sau nghiên cứu: “Ánh sáng nhân tạo vào ban đêm có thể là một trong số các yếu tố góp phần làm gia tăng ung thư vú trong nhiều thập kỷ qua, v́ vậy tốt nhất bạn nên từ bỏ thói quen xem TV, dùng điện thoại trước khi ngủ".
5. Thích đốt nến thơm mỗi tối
Mặc dù nến thơm là một cách giúp bạn thư giăn nhưng chúng đồng thời cũng có khả năng gây hại cho sức khỏe. Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA), nến thơm chứa đầy các hóa chất nguy hiểm tiềm ẩn như benzen và toluen, nếu hít thở chúng thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ ung thư.
Giáo sư hóa học Ruhullah Massoudi của Đại học bang South Carolina cho biết: “Những người thắp nến thơm hàng ngày trong nhiều năm có thể hít phải những chất ô nhiễm từ nến trôi trong không khí, từ đó góp phần gia tăng các nguy cơ sức khỏe, bao gồm cả ung thư" .
6. Thích đặt điện thoại ở đầu giường
Dù điện thoại là thiết bị cá nhân không thể rời xa nhưng tốt nhất bạn nên đảm bảo đặt điện thoại càng xa đầu giường càng tốt. Vào năm 2017, Bộ Y tế Công cộng California đă đưa ra một hướng dẫn để giảm thiểu mức độ phơi nhiễm với bức xạ điện thoại di động, có liên quan đến ung thư năo. Trong số các đề xuất, cơ quan này đă nhấn mạnh việc "Phải để điện thoại cách xa giường vào ban đêm".
VietBF @ Sưu tầm