Ông Biden thay đổi cam kết về mở cửa biên giới cho người nhập cư. Ông đă từng hứa nhanh chóng đảo ngược chính sách thắt chặt nhập cư của chính quyền Trump, nay ông dường như đang t́m cách sửa lại các cam kết.
Nhằm tránh ḍng người đổ xô tới biên giới phía nam sau ngày 20/1/2021, Tổng thống đắc cử Joe Biden hôm 23/12 thừa nhận chính quyền mới của ông sẽ không thể lập tức đảo ngược các hạn chế về nhập cư mà Tổng thống Donald Trump đă lập ra, theo New York Times.
Sửa cam kết tranh cử
Trong suốt chiến dịch tranh cử, ông Biden hứa sẽ nhanh chóng đảo ngược các hạn chế nhập cư và nhiều chính sách biên giới khác của chính quyền Trump. Nhưng nay, tổng thống đắc cử dường như đang t́m cách rút lại những cam kết.
Tại sự kiện hôm 23/12 ở Wilmington, Delaware, tổng thống đắc cử nói với các phóng viên ông sẽ thực thi một "chính sách nhân đạo hơn", tuy nhiên chính quyền mới sẽ cần sử dụng "6 tháng tiếp theo" để xây dựng lại một hệ thống xử lư vấn đề nhập cư.
Ông Biden cảnh báo việc ngay lập tức thay đổi chính sách của chính quyền tiền nhiệm "là điều cuối cùng" nước Mỹ cần, bởi có thể dẫn đến hỗn loạn với "hai triệu người đổ tới biên giới".
"Vấn đề sẽ được giải quyết, nhanh thôi, nhưng không phải ngay trong ngày đầu tiên", ông Biden nói.
Người nhập cư ở biên giới Mỹ - Mexico. Ảnh: AP.
Các nhóm hoạt động nhân quyền và ủng hộ nhập cư đă kêu gọi ông Biden nhanh chóng thay đổi những biện pháp hạn chế ở biên giới. Các nhóm cho biết có thể chờ đợi sự thay đổi nhưng không muốn t́nh trạng này kéo dài.
"Chắc chắn chính quyền Biden cần chút thời gian để khắc phục thiệt hại và hỗn loạn (mà chính quyền tiền nhiệm) gây ra đối với hệ thống nhập cư và tị nạn, nhưng nước Mỹ không cần thêm 6 tháng để thực hiện các nghĩa vụ theo luật tị nạn của Mỹ và các điều ước quốc tế", Eleanor Acer, Giám đốc chương tŕnh bảo vệ người tị nạn của Human Rights First, nói.
Trong buổi thông tin báo chí về chính sách biên giới và nhập cư, trợ lư của ông Biden cho biết chính quyền mới sẽ xử lư hồ sơ xin tị nạn ở các cửa khẩu dọc biên giới. Tuy nhiên, sẽ chỉ có số lượng giới hạn hồ sơ được xem xét.
Việc nhanh chóng đảo ngược chính sách của Tổng thống Trump có thể dẫn đến lượng người khổng lồ đổ đến nước Mỹ, tạo ra khủng hoảng nhân đạo thách thức khả năng ứng phó của chính quyền mới, trong bối cảnh nước Mỹ đang vật lộn kiềm chế đại dịch Covid-19 cũng như phục hồi nền kinh tế.
"Người nhập cư và tị nạn không nên tin rằng biên giới đột nhiên sẽ mở rộng chào đón tất cả ngay trong ngày đầu tiên. Chuyện đó sẽ không xảy ra", Susan Rice, cố vấn chính sách đối nội của ông Biden, cho biết.
Thách thức chờ đợi
Những tháng gần đây, lượng người vượt biên trái phép vào Mỹ từ biên giới phía nam ngày càng gia tăng. Vấn đề này đặt ra thách thức lớn đối với lời hứa theo đuổi một chính sách nhân đạo hơn tại biên giới Mỹ - Mexico của Tổng thống đắc cử Biden.
Lực lượng biên pḥng Mỹ đă tiến hành hơn 70.000 vụ bắt giữ người nhập cư trái phép trong tháng 11. Trước đó, 70.500 người bị bắt vào tháng 10, số liệu cao nhất kể từ hè năm 2019.
Để ngăn chặn t́nh trạng vượt biên trái phép, chính quyền Tổng thống Trump những tuần qua đă siết chặt hơn nữa các quy định về nhập cư, tạo ra thêm rào cản nếu chính quyền mới có ư định nới lỏng.
Một trong các quy định mới được bổ sung là từ chối tiếp nhận người nhập cư nếu đến từ nước điểm nóng dịch Covid-19, coi họ là "mối đe dọa an ninh quốc gia Mỹ".
Đầu tháng 12, Washington hoàn tất hàng loạt quy định quét, thắt chặt điều kiện cấp quy chế tị nạn, đồng thời chỉ đạo các sĩ quan ở thực địa từ chối phần lớn đơn xin cấp quy chế tị nạn v́ nhiều lư do.
Trước đó, chính quyền Tổng thống Trump đă trao quyền cho lực lượng biên pḥng buộc người nhập cư lập tức rời khỏi nước Mỹ bất kể họ có nguyện vọng nộp đơn xin tị nạn hay không.
Biên pḥng Mỹ đă trục xuất hơn 300.000 người. Nhà chức trách cho biết việc trục xuất là cần thiết nhằm ngăn chặn virus lây lan.
Chính quyền Tổng thống Trump cũng buộc người tị nạn chờ ở biên giới với Mexico trong thời gian nhà chức trách Mỹ xem xét hồ sơ. Những người đi qua các nước trung gian để đến Mỹ, nếu trước đó không xin tị nạn ở các nước trung gian này, cũng sẽ bị từ chối cư trú.
Các trợ lư của ông Biden cho biết chính quyền mới dự định hủy bỏ một phần, có khả năng là toàn bộ, các quy định nói trên, tuy nhiên không cung cấp chi tiết.
"Họ vẫn đang cân nhắc cách thức triển khai. Nếu chỉ nói là sẽ dỡ bỏ tất cả hạn chế, người ta sẽ đồng loạt đổ xô đến", Theresa Cardinal Brown, Giám đốc chương tŕnh nhập cư và chính sách xuyên biên giới của Bipartisan Policy Center, nhận xét.
Ông Biden từng cam kết sẽ đưa Mỹ trở lại vị trí dẫn đầu thế giới về tiếp nhận người tị nạn, với 125.000 suất mỗi năm.
Nhưng hôm 23/12, trợ lư của ông Biden nói hiện c̣n quá sớm để cam kết con số cao như vậy. Phụ tá này đổ lỗi cho chính quyền đương nhiệm đă hủy hoại chương tŕnh tị nạn tới mức sẽ cần nhiều tháng để đội ngũ kế nhiệm khắc phục.
Chính quyền Tổng thống Trump đặt mức trần 15.000 người tị nạn được tiếp nhận cho năm tài khóa 2021, thấp nhất từ khi chương tŕnh tị nạn ra đời.
Việc số người tị nạn được cho phép nhập cư sụt giảm đă buộc các cơ quan hỗ trợ tái định cư cắt giảm nhân lực và đóng cửa đồng loạt nhiều văn pḥng. Hoạt động ở nước ngoài như phân loại người tị nạn, phỏng vấn, kiểm tra an ninh, kiểm tra y tế cũng bị cắt giảm ngân sách.
Ông Biden cho biết sẽ chấm dứt dự án xây tường biên giới ở phía nam, dấu ấn trong chính sách nhập cư của Tổng thống Trump.
Mặc dù vậy, chính quyền mới dường như sẽ không chấm dứt hoạt động của lực lượng thực thi pháp luật nhằm ngăn chặn nhập cư trái phép.
Trong chiến dịch tranh cử, ông Biden công kích chính quyền Tổng thống Trump theo đuổi "chính sách không khoan nhượng" tàn bạo, chia rẽ hàng ngh́n gia đ́nh ở biên giới.
Một số quan chức cho biết chính quyền mới của ông Biden sẽ lập ra một nhóm để xác định danh tính các trường hợp con cái ly tán khỏi cha mẹ.
Tuy nhiên, đội ngũ của ông Biden không cam kết đưa trở lại Mỹ những người trước đó đă bị trục xuất.
"Điều chính quyền ông Biden lựa chọn thực hiện trong vài tuần tới thực sự sẽ có tác động sống c̣n tới số phận vô số gia đ́nh và trẻ em", Lee Gelernt, luật sư của American Civil Liberties Union, nói.
VietBF@ sưu tầm.