Ngày 18/6, BBC Tiếng Việt đặt vấn đề “Ông Putin thăm Việt Nam: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chứ không phải Chủ tịch nước Tô Lâm mời, tại sao?”
BBC cho biết, chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam, của Tổng thống Nga Vladimir Putin, trong hai ngày 19 và 20/6, là theo lời mời của Tổng Trọng, chứ không phải Chủ tịch nước Tô Lâm, như giao thức quốc tế thông thường.
BBC liệt kê 4 chuyến thăm trước đây của ông Putin đến Việt nam, trên cương vị Tổng thống Nga.
Theo đó, 3 trong 4 chuyến thăm trước đây của Tổng thống Nga Putin, đều do các Chủ tịch nước Việt Nam mời, chuyến thăm thứ 4 là để dự Hội nghị APEC.
BBC đặt câu hỏi: V́ sao ông Trọng mời lần này?
Theo thông lệ ngoại giao quốc tế, chuyến thăm cấp nhà nước của các nguyên thủ quốc gia thường do người đồng cấp mời, tức là nguyên thủ mời nguyên thủ.
Trước đây, vai tṛ tiếp nguyên thủ tại Việt Nam vẫn do Chủ tịch nước đảm nhiệm.
Trong thời gian gần đây, vai tṛ này lại do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đảm nhiệm.
BBC nhắc lại, hồi tháng 9/2023, Tổng thống Joe Biden của Mỹ đă đến thăm Việt Nam, theo lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Trước đó, vào năm 2015, ông Trọng trên cương vị Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, đă có chuyến thăm Mỹ và được Tổng thống Barack Obama tiếp tại Pḥng Bầu Dục.
BBC b́nh luận, việc nguyên thủ quốc gia Mỹ tiếp người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam tại Pḥng Bầu Dục, là một điều chưa có tiền lệ.
BBC dẫn một cuốn sách của cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam – ông Ted Osius – kể rằng, đă có những gợi ư (ban đầu), và (sau đó là) vận động ngoại giao ráo riết từ phía Việt Nam, để Mỹ chấp nhận một chuyến thăm vô tiền khoáng hậu như vậy.
Cuối cùng, phía Mỹ đă thay đổi nhận thức, và chấp nhận điều này, mà theo đánh giá của nhiều nhà quan sát, là một sự nh́n nhận về tính chính danh của Đảng Cộng sản Việt Nam, điều cực kỳ có ư nghĩa đối với Đảng.
BBC cũng cho biết, đối với các nước dân chủ phương Tây, việc nh́n nhận lănh đạo một chính đảng cầm quyền như là nguyên thủ quốc gia, là điều khó chấp nhận hơn. Các hoạt động ngoại giao, trong đó có các chuyến thăm của nguyên thủ Việt Nam ra nước ngoài, và việc đón tiếp nguyên thủ nước ngoài tại Việt Nam, chủ yếu là do Chủ tịch nước đảm nhiệm.
Tuy nhiên, BBC nhận xét, sự kiện ông Trọng thăm Mỹ năm 2015 đă thay đổi điều này.
Trong thời gian gần đây, vai tṛ “nguyên thủ quốc gia trên thực tế” của ông Trọng, càng được nhấn mạnh. Các cuộc điện đàm với tổng thống Mỹ và nguyên thủ Trung Quốc, thường do ông Trọng thực hiện.
BBC cũng nhắc lại, vào tháng 12/2023, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đă thăm Việt Nam, theo lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng.
Giờ đây, chuyến thăm của ông Putin được thực hiện theo lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
BBC tiếp tục b́nh luận, ngay cả khi ông Tô Lâm lên Chủ tịch nước, th́ ông Trọng vẫn đảm trách việc mời và tiếp nguyên thủ các nước lớn. Điều này tô đậm vai tṛ của Đảng và vai tṛ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
BBC dẫn lời ông Hoàng Việt, giảng viên Luật Quốc tế, Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, nói rằng, “về thực tế th́ Việt Nam có 2 nguyên thủ”.
“Tổng Bí thư cũng được coi là một nguyên thủ, thậm chí có quyền lực và vị trí c̣n lớn hơn so với Chủ tịch nước.”
“Thế nên, chuyện này cũng không có ǵ lạ cả, bởi v́, dù cho là Chủ tịch nước th́ vẫn phải chịu sự lănh đạo của Đảng Cộng sản, và Tổng Bí thư vẫn là người cao nhất.”
Trong khi đó, BBC dẫn nhận xét của Tiến sĩ Ian Storey – học giả của một Viện nghiên cứu ở Singapore, cho rằng, vấn đề đơn giản chỉ là, khi ông Trọng mời ông Putin, th́ “khi ấy chức Chủ tịch nước c̣n đang trống do ông Vơ Văn Thưởng vừa thôi chức”.
Ư Nhi