32 người công nhân ở 1 xưởng may đă quyên góp tiền để giúp đỡ đồng nghiệp trong lúc gặp khó khăn. Nhưng sau 50 năm, họ lại bị cảnh sát t́m đến tận nhà v́ lư do không ngờ.
Ủng hộ 400 triệu đồng cho đồng nghiệp chữa bệnh
Năm 1951, tai họa bất ngờ ập đến gia đ́nh Vương Sâm Chương. Cha của anh đột ngột qua đời, gia đ́nh mất đi trụ cột chính. Biến cố này khiến anh phải theo mẹ, Chu Cẩn Anh chuyển nơi ở từ thị trấn nhỏ Nghĩa Ô, Trung Quốc đến Kim Hoa thịnh vượng. Tại đây, mẹ anh xin vào làm việc tại một công ty may mặc. Mức lương không quá cao nên gia đ́nh 2 người phải chi tiêu một cách hết sức dè sẻn.
Dường như số phận luôn muốn thử thách mẹ con Vương Sâm Chương. Sau khi ổn định cuộc sống mới, sức khỏe của bà Chu Cẩn Anh có dấu hiệu xấu. Bà thường xuyên bị ho và sốt.
Do kinh tế eo hẹp, chỉ đủ cơm ăn áo mặc hàng ngày, bà không đến bệnh viện để khám chữa kịp thời thay vào đó tự mua thuốc uống. Nửa năm sau, bệnh tiếp tục tái phát. Cơn ho kéo dài, tức ngực, khó thở, bà Chu buộc phải t́m gặp bác sĩ.
Đến lúc này, bà bị chẩn đoán mắc căn bệnh hiếm. Nếu muốn chữa khỏi, gia đ́nh sẽ phải tốn rất nhiều tiền bạc. Sau khi nghe những lời này, bà mẹ một con hoàn toàn tuyệt vọng. Tất cả những ǵ bà lo lắng là cậu con trai Vương Sâm Chương chưa đủ tuổi vị thành niên sẽ phải tiếp tục sống sao nếu như không có mẹ ở bên.
Thay v́ dùng số tiền tiết kiệm được để chữa bệnh, bà quyết định giữ lại cho con trai. Đồng thời, bà nghỉ việc tại nhà xưởng, trở về quê, làm các công việc lặt vặt để sống qua ngày.
Ngay khi biết tin người đồng nghiệp của ḿnh gặp khó, các công nhân cùng công xưởng nơi bà Chu làm việc đă gây quỹ để giúp đỡ. 32 công nhân đă quyên góp được 139.000 NDT (khoảng 484 triệu đồng) và trao tận tay cho Chu Cẩn Anh.
Ảnh minh hoạ
Ngày nhận được sự giúp đỡ kịp thời này, bà cảm động không nói lên lời. Bà c̣n cẩn thận ghi lại tên của 32 người đồng nghiệp để chờ cơ hội sẽ trả ơn.
Nhờ có số tiền hỗ trợ, bà Chu yên tâm chữa bệnh và sống thêm được một thời gian. Cho đến năm 1958, bệnh t́nh ngày một xấu. Trước khi qua đời, bà đă gọi Vương Cẩn Sâm và trao lại danh sách 32 người đồng nghiệp đă giúp đỡ gia đ́nh lúc khó khăn. Bà nhắc đi nhắc lại với con trai rằng: “Đây là ân nhân của nhà chúng ta. Sau này nếu có năng lực, con nhất định phải báo đáp họ thật tốt”.
Trả ơn ân nhân
Sau khi mẹ qua đời, Vương Sâm Chương được d́ nuôi dưỡng. Đến năm 1962, anh tốt nghiệp loại xuất sắc và được nhận vào ga Hàng Châu làm việc.
Trong suốt khoảng thời gian này, anh không bao giờ quên lời dặn của mẹ về việc phải t́m cách trả ơn những ân nhân của gia đ́nh. Tuy nhiên, khi đó mức lương của Vương chỉ đủ trả các chi phí trong gia đ́nh và không dư chút nào. Đây cũng là động lực để anh tiếp tục phấn đấu nhằm thăng tiến trong sự nghiệp.
Sau nhiều năm nỗ lực, đến năm 1998, anh được thăng chức giám đốc văn pḥng nhà ga. Trọng trách lớn đồng nghĩa mức lương cũng tăng cao. Nhờ thế, tài chính của gia đ́nh dư dả hơn chút.
Bắt đầu từ đây, Vương t́m lại thông tin những người đồng nghiệp của mẹ đă giúp đỡ gia đ́nh năm xưa. Anh đến địa chỉ xưởng may - nơi mẹ từng làm việc. Tuy nhiên, mọi thứ đă thay đổi. Một nhà máy chế biến thịt đă được thay thế.
Theo gợi ư của vợ, anh cung cấp danh sách những ân nhân của gia đ́nh cho cảnh sát địa phương để nhờ họ t́m giúp. Chỉ sau ít ngày, toàn bộ 32 công nhân đă giúp đỡ gia đ́nh Vương đă được mời đến đồn cảnh sát.
Trong buổi gặp hôm đó, anh đă chia sẻ lư do muốn t́m lại mọi người và bày tỏ ḷng biết ơn. Sau đó, anh Vương cũng mở tiệc để chiêu đăi những ân nhân của gia đ́nh. Cuối cùng, anh c̣n gửi mỗi cô chú đồng nghiệp của mẹ một chiếc phong b́ đỏ với số tiền 15.000 NDT (khoảng 48 triệu đồng).
VietBF@ Sưu tập