Theo như mới đây có một số diễn đàn có lượng người theo dơi lớn trên Facebook đă đăng bài viết tấn công tân hoa hậu Việt Nam Vơ Lê Quế Anh khi được nhiều người dùng mạng xă hội sử dụng vài cụm từ như “không xứng đáng”, “mua giải”, “ba que” để nhắm vào người đẹp này ngay sau khi Vơ Lê Quế Anh đoạt vương miện Miss Grand Việt Nam 2024 hôm 3/8 vừa qua.
Trang Facebook chính thức của Miss Grand VietNam đă thay ảnh đại diện là Hoa hậu Quế Anh. Chỉ hơn 24 tiếng, bức ảnh đă nhận được hơn 28.000 lượt tương tác mà chủ yếu là giận dữ
“Không xứng đáng”, “mua giải”, “ba que”… là một vài cụm từ mà nhiều người dùng mạng xă hội sử dụng để nhắm vào Vơ Lê Quế Anh ngay sau khi thí sinh này đoạt vương miện Miss Grand Việt Nam 2024 hôm 3/8. Một số diễn đàn có lượng người theo dơi lớn trên Facebook cũng đăng bài viết tấn công tân hoa hậu, trong đó chủ yếu là các cáo buộc Quế Anh có liên quan tới Việt Nam Cộng Ḥa (VNCH).
Ngày 3/8, chương tŕnh Miss Grand Việt Nam trao vương miện hoa hậu cho Vơ Lê Quế Anh (sinh năm 2001, quê ở Quảng Nam).
Ngay sau đó, xuất hiện các ư kiến khen chê.
Những video về phần thi ứng xử của Quế Anh bắt đầu được chia sẻ. Cách Quế Anh trả lời câu hỏi từ ban giám khảo được cộng đồng mạng đánh giá là không đủ tốt để chiến thắng.
Các nhóm Facebook phản đối (anti) Hoa hậu Quế Anh ngay lập tức được thành lập xuất hiện, với hàng ngàn thành viên tính tới ngày 5/8.
Ví dụ có nhóm "Anti Vơ Lê Quế Anh Miss Cô Hồn" với gần 30.000 thành viên.
Một nhóm phản đối hoa hậu Quế Anh, có tên Anti Vơ Lê Quế Anh Miss Cô Hồn
Đáng chú ư là trong số các ư kiến đánh giá thí sinh này không xứng đáng dành ngôi hoa hậu, nhiều ư kiến nêu lư do rằng Quế Anh là họ hàng của vợ chồng bà Phạm Kim Dung và ông Hoàng Nhật Nam, và rằng gia đ́nh này ủng hộ VNCH.
Bà Dung là Tổng Giám đốc công ty truyền thông Sen Vàng, nơi tổ chức Miss Grand 2024. Chồng bà, ông Hoàng Nhật Nam, là thành viên ban tổ chức chương tŕnh.
Kết luận nói trên của một bộ phận cư dân mạng được đưa ra sau khi trên mạng xă hội lan truyền những bức ảnh được cho là chụp ông Nam, hoặc người nhà ông Nam, trong đó có sự xuất hiện của lá cờ vàng ba sọc đỏ của VNCH.
Từ đó, vợ chồng ông Nam bà Dung bị cáo buộc là có gốc gác Việt Nam Cộng Ḥa.
Những bức ảnh lan truyền trên mạng xă hội được cho là chụp ông Nam, hoặc người nhà ông Nam
Hoa hậu Quế Anh, bị cáo buộc là cháu ông Nam, cũng được cho là liên quan, ủng hộ VNCH.
Nhiều kêu gọi tẩy chay ba người này và cả công ty Sen Vàng của bà Dung.
Hoa hậu Quế Anh hiện tại đă khóa tài khoản Facebook.
Về tin đồn mua giải, cô đă phủ nhận điều này trong cuộc phỏng vấn với báo Thanh Niên hôm 4/8.
Bà Phạm Kim Dung – trưởng ban tổ chức giải - cũng lên tiếng trong một video phỏng vấn nói rằng chiến thắng của Quế Anh là xứng đáng.
Đạo diễn Nhật Nam, chồng bà Dung, cũng trong ban tổ chức của Miss Grand Việt Nam 2024, đă có hai bài viết thanh minh trên Facebook cá nhân hôm 5/8.
Theo đó, ông Nam giải thích rằng Quế Anh không phải cháu ruột của ông và những lời cáo buộc về việc ông và gia đ́nh liên quan tới VNCH cũng là không đúng. Ông cũng nói rằng những h́nh ảnh được cho là cha mẹ sống ở Mỹ ông đều không phải sự thật.
Ông Nhật Nam cũng khẳng định sẽ nhờ pháp luật can thiệp để giải quyết vụ việc lần này.
Hai bài viết thanh minh của ông Nhật Nam dường như không làm dịu đi phẫn nộ của dư luận.
Nhiều người chia sẻ lại bài viết của ông trong nhóm Facebook phản đối hoa hậu Quế Anh với những lời lẽ công kích.
Diễn đàn kêu gọi tẩy chay
Trong số những diễn đàn online phản đối hoa hậu Quế Anh và bà Dung, hùng hậu nhất có thể kể đển trang Facebook có lượng theo dơi lớn như Tifosi (gần 300.000 người theo dơi), Đơn vị Tác Chiến Điện Tử Comrade Commissar (hơn 300.000 người theo dơi).
Hai trang này đều đă kêu gọi dân mạng “lập hồ sơ” bằng chứng về việc Quế Anh có liên quan, ủng hộ VNCH.
Rạng sáng 5/8, trang Tifosi có đăng bài với nội dung:
“Đang định tắt máy đi ngủ mà các bạn nhắn tin quá trời. Nào là hoa hậu là ba cây, cả nhà hoa hậu là ba cây, thành viên ban tổ chức là ba cây, đăng bài ‘Việt Nam là thuộc địa của Trung Quốc’, chia sẻ thông tin từ Việt Tân…”
Đi kèm với bài viết là ảnh Quế Anh tại Miss Grand 2024.
Dưới bài viết, nhiều người b́nh luận với nội dung cáo buộc Hoa hậu Quế anh và bà Phạm Kim Dũng có liên quan tới VNCH.
H́nh ảnh Đơn vị Tác Chiến Điện Tử Comrade Commissar đă chia sẻ
Ngoài ra, trang Facebook có tên Đơn vị Tác Chiến Điện Tử Comrade Commissar hôm 5/8 c̣n đăng h́nh ảnh bà Phạm Kim Dung mặc áo dài màu vàng có ba hàng cúc đỏ, kéo theo nhiều lời b́nh luận từ người dùng mạng xă hội, chủ yếu nói rằng bà Dung mặc như vậy là ủng hộ VNCH, là "ba que".
Một số người c̣n cho rằng cần “báo chính quyền gấp”.
H́nh ảnh bà Dung mặc chiếc áo dài này cũng được nhiều tài khoản Facebook khác chia sẻ lại.
Tới khoảng 11 giờ sáng ngày 5/8, bà Dung đă có viết trên tài khoản Facebook cá nhân đính chính nói rằng chiếc áo dài này thuộc “bộ sưu tập áo dài mùa Tết 2024 mang tên Tràng An của thương hiệu thời trang Việt Joven Fashion”.
“Một nhóm người với động cơ xấu đă lấy lại h́nh ảnh để cố t́nh điều hướng dư luận và quy chụp về tinh thần dân tộc của bản thân tôi,” bài viết có đoạn nêu.
Bà Dung cũng viết rằng “mong khán giả có cái nh́n hết sức công tâm và không bị dẫn dắt bởi những đối tượng xấu có hành vi tấn công mạng, công kích cá nhân”.
Máy bay chiến đấu của VNCH trưng bày trong Dinh Thống Nhất với các biểu tượng bị gạch chéo
Chính quyền Việt Nam 'nhạy cảm' với VNCH?
Hiện tại, các biểu tượng VNCH vẫn là điều cấm kỵ với chính quyền Đảng Cộng sản, dù đă gần 50 năm trôi qua kể từ khi chính thể VNCH sụp đổ.
Báo chí mọi lúc mọi nơi đều phải kiểm soát chặt, không để lọt các h́nh ảnh có cờ vàng ba sọc đỏ lên trang báo.
Ở các di tích liên quan đến Việt Nam Cộng ḥa, cờ vàng trên các hiện vật lịch sử (như máy bay, xe,…) cũng bị gạch chéo, chẳng hạn tại Dinh Độc Lập.
Trong các nội dung giáo dục và tuyên truyền của chính quyền đối với người dân, đặc biệt là học sinh, sinh viên, lá cờ này là đối tượng cần bị bài xích, phủ nhận.
Điều đó đă h́nh thành một tâm lư “dị ứng”, thù ghét hoặc cảnh giác ở một bộ phận người dân khi thấy h́nh ảnh lá cờ vàng ba sọc đỏ, theo đánh giá của một nhà quan sát tại Sài G̣n.
Những sự việc kêu gọi tẩy chay một cá nhân - phần lớn là người nổi tiếng - với cáo họ buộc liên quan đến chế độ cũ - đă xảy ra một số lần trong thời gian gần đây.
Trên mạng xă hội, có nhiều nhóm chuyên đi lùng các h́nh ảnh cờ vàng để đả phá, những ai xuất hiện cùng h́nh ảnh cờ vàng, dù vô t́nh hay hữu ư, đều trở thành đối tượng bị công kích.
Cuối tháng 5/2024, ca sĩ Ngọc Mai, hay O Sen Ngọc Mai, gặp rắc rối sau khi xuất hiện trong một video có lá cờ vàng sọc đỏ. Khi đó, công an và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du Lịch đă vào cuộc để điều tra sự việc.
Thời điểm đó, trang Facebook Tifosi (có gần 300.000 người theo dơi) đă đăng tải bài viết về video nói trên và b́nh luận rằng ca sĩ Ngọc Mai đă có hành động “qua cầu rút ván”.
Bài đăng cũng nhắc tới việc ca sĩ Ngọc Mai sắp tới sẽ có nhiều chương tŕnh biểu diễn tại Việt Nam và kêu gọi các bộ, ban ngành Việt Nam cần cho ca sĩ Ngọc Mai “hướng đúng về ‘bản chất’”.
Trước đây, Hanni Phạm, ca sĩ người Úc gốc Việt, cũng đă bị Tifosi và một số diễn đàn khác trên mạng xă hội đăng bài chỉ trích, đồng thời cáo buộc cô lừa dối khán giả, sau khi có người phát hiện trang mạng xă hội của thành viên gia đ́nh cô treo cờ vàng của chế độ VNCH.
Vụ việc này khi đó căng thẳng tới mức khiến Ban Tuyên giáo Trung ương phải chỉ đạo báo chí tránh làm căng thẳng và gây ảnh hưởng tới quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc.
Khi đó, Giáo sư Alex-Thái Đ́nh Vơ hiện công tác tại Trung Tâm Việt Nam và Lưu Trữ, Đại học Texas Tech (Mỹ) đă b́nh luận với BBC News Tiếng Việt:
“Lời kêu gọi tẩy chay cho ta thấy sự độc hại của những sự phân biệt vẫn tồn tại gần 50 năm sau cuộc chiến, dù ở Việt Nam hay ở cộng đồng tỵ nạn hải ngoại. Phần nhiều cũng do giáo dục, giáo dục ở đây là sự bưng bít thông tin về lịch sử, chính trị và xã hội."
Theo ông, cách phản ứng của giới trẻ cho thấy lỗ hổng trong việc t́m hiểu một cách trung thực và cẩn trọng nhất có thể về lịch sử và văn hóa của chính họ, tức của Việt Nam.
Một bạn trẻ từ Sài G̣n b́nh luận với BBC về vụ việc của ca sĩ Hanni Phạm rằng, đây là minh chứng cho việc những người trẻ tự kiểm duyệt ḿnh bằng việc nhân danh tinh thần dân tộc:
"Thay v́ phản biện th́ những người dùng mạng xă hội hùa nhau tẩy chay, dập tắt tiếng nói đối ngược với ư chí của ḿnh. Chủ nghĩa dân tộc cực đoan này được dùng như thứ vũ khí để điều hướng dư luận, tạo ra những đội ngũ troll một cách hữu cơ mà không cần đào tạo.
"Gieo rắc và kích thích ḷng thù hận, căm ghét dưới bầu trời chung của tinh thần ái quốc luôn dễ dàng hơn là lư trí t́m hiểu sự thật lịch sử. Chưa kể là người trẻ vẫn đang học về lịch sử thật mơ hồ, chưa hiểu rơ các mặt của một cuộc chiến, ngoài những ǵ trong sách vở tuyên truyền hay báo chí dưới gông cùm kiểm duyệt," người này nói.