Qua 25 năm h́nh thành Tam giác phát triển, việc hợp tác giúp phát triển kinh tế, thương mại của 3 nước, nâng cao đời sống nhân dân 3 nước và đặc biệt là nâng cao đời sống của người dân sinh sống ở khu vực này.
Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y thuộc huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, thông thương với cửa khẩu Quốc tế Phu Cưa (Phoukeua) của tỉnh Attapue nước bạn Lào. Phía Tây khu vực có đường biên giới giáp với Lào và Campuchia. Ảnh: Báo Dân tộc và Phát triển.
"Mối quan hệ đoàn kết hữu nghị, gắn bó tin cậy giữa 3 nước Lào, Campuchia và Việt Nam là di sản quư báu của 3 dân tộc, có ư nghĩa chiến lược trong việc xây dựng, bảo vệ và phát triển của mỗi nước cũng như đóng góp vào sự phát triển cộng đồng chung ASEAN" - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng phát biểu tại họp báo thường kỳ chiều 22/8, khi trả lời câu hỏi của Dân Việt về thông tin người Campuchia ở một số nơi biểu t́nh phản đối Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam CLV.
Sáng kiến thành lập Tam giác Phát triển CLV do Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Hun Sen đưa ra tại cuộc họp cấp cao ba Thủ tướng Campuchia - Lào - Việt Nam lần thứ nhất tại Vientianne năm 1999, nhằm tăng cường đoàn kết và hợp tác ba nước để bảo đảm an ninh, ổn định chính trị, xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế-xă hội trong khu vực.
Người phát ngôn Phạm Thu Hằng cho biết: "Qua 25 năm h́nh thành Tam giác phát triển, việc hợp tác đă giúp phát triển kinh tế, thương mại của 3 nước, nâng cao đời sống nhân dân 3 nước và đặc biệt là nâng cao đời sống của người dân sinh sống ở khu vực này".
Người phát ngôn khẳng định: Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Lào, Campuchia tổ chức tốt hội nghị cấp cao Campuchia – Lào – Việt Nam về phát triển tổ chức vào tháng 12 năm nay.
Tam giác Phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam là một khu vực ngă ba biên giới của ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia. Phạm vi của Tam giác Phát triển này bao gồm 13 tỉnh, đó là Ratanakiri, Stung Treng, Mondulkiri và Kratié ở miền Đông Campuchia, Attapu, Salavan, Sekong và Champasak ở miền Nam Lào, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và B́nh Phước ở vùng Tây Nguyên, Việt Nam.
Trong 25 năm qua, Việt Nam tham gia rất tích cực và có nhiều đóng góp quan trọng đối với Tam giác phát triển CLV. Đến nay, các doanh nghiệp Việt Nam đă đầu tư vào khu vực này 110 dự án, với tổng vốn đầu tư trên 3,7 tỷ USD - theo con số đưa ra tại một hội nghị đầu tháng 3/2023 của Ủy ban điều phối chung lần thứ 13 Khu vực Tam giác phát triển.
Tại hội nghị này, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam đánh giá: Sau 25 năm kể từ khi thiết lập khu vực Tam giác phát triển, ba nước CLV đă phối hợp thực hiện nhiều hoạt động hợp tác chung, đă và đang góp phần xây dựng khu vực Tam giác phát triển CLV không chỉ trong thúc đẩy phát triển kinh tế-xă hội, giảm nghèo và tăng cường sự kết nối với khu vực mà c̣n thúc đẩy sự giao lưu, trao đổi giữa Quốc hội, Chính phủ, các tổ chức và người dân của ba nước thông qua sự hợp tác toàn diện ở các lĩnh vực gồm giao thông vận tải, viễn thông, năng lượng, thương mại, đầu tư, công nghiệp, tài chính ngân hàng, nông nghiệp, du lịch, y tế, văn hóa, lao động, giáo dục, môi trường, khoa học và công nghệ.
VietBF@ sưu tập