Các nghiên cứu chỉ ra rằng một số thói quen phổ biến trong cuộc sống hàng ngày có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư, đột quỵ.
Ung thư và đột quỵ là hai bệnh lư nghiêm trọng, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người mắc bệnh nếu không được điều trị kịp thời. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư, đột quỵ thường có liên quan đến thói quen sinh hoạt, ăn uống hàng ngày. Trong đó, các nghiên cứu chỉ ra 5 thói quen phổ biến, nhiều người mắc có thể là tác nhân “dẫn lối” cho ung thư, đột quỵ.
5 thói quen “dẫn lối” cho ung thư, đột quỵ
1. Ngồi nhiều
Đây là thói quen phổ biến của nhiều người, đặc biệt là dân văn pḥng. Theo thống kê, ở Hoa Kỳ, trung b́nh một người trưởng thành sẽ dành 9,5 tiếng mỗi ngày để ngồi, thường là khi họ đang làm việc.
Ngồi trong văn pḥng hoặc trên ô tô trong thời gian dài có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. Theo Trung tâm Kiểm soát và Pḥng ngừa Dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ, người dành nhiều thời gian để ngồi một chỗ và không vận động có nguy cơ cao mắc các bệnh lư như béo ph́, tim mạch, huyết áp cao, mỡ máu, tiểu đường loại 2, thậm chí là ung thư.
Một nghiên cứu kéo dài 16 năm với sự tham gia của gần 12.000 người trên 50 tuổi được đăng tải trên Tạp chí Y học Thể thao Anh năm 2023 đă chỉ ra rằng những người ngồi từ 12 tiếng trở lên mỗi ngày có nguy cơ tử vong cao hơn 38% so với những người ngồi 8 tiếng mỗi ngày.
Các chuyên gia khuyến cáo dù bận rộn đến đâu, mọi người cũng nên giảm thời gian ngồi, di chuyển thường xuyên hoặc tập các bài tập ngắn hạn trong 5-10 phút để tăng cường sức khỏe.
Người dành nhiều thời gian để ngồi một chỗ có nguy cơ cao mắc các bệnh lư như béo ph́, tim mạch, huyết áp cao, mỡ máu, tiểu đường loại 2, ung thư. (Ảnh minh họa)
2. Ăn quá nhiều thịt đỏ
Thịt đỏ giúp bổ sung protein và một số loại vitamin cần thiết cho sức khỏe con người tuy nhiên nếu ăn quá nhiều, thịt đỏ lại có thể gây hại cho sức khỏe.
Ăn quá nhiều thịt đỏ hoặc thịt chế biến sẵn cũng có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ do các loại thịt này chứa nhiều muối và chất béo, có thể gây ảnh hưởng tới huyết áp và chỉ số mỡ máu.
Nghiên cứu xem xét dữ liệu của hơn 400.000 người tham gia từ 9 quốc gia khác nhau cho thấy, những người tiêu thụ 50 gam thịt đỏ và thịt chế biến sẵn mỗi ngày có nguy cơ mắc đột quỵ do thiếu máu cục bộ cao hơn 14%.
Một nghiên cứu khác được đăng tải trên tạp chí Stroke của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cũng chỉ ra rằng nam giới ăn nhiều hơn 2 phần thịt đỏ mỗi ngày có nguy cơ đột quỵ cao hơn 28% so với những người chỉ tiêu thụ khoảng 1/3 khẩu phần thịt đỏ mỗi ngày.
Thịt chế biến sẵn được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa vào danh sách chất gây ung thư nhóm 1, cùng nhóm với thuốc lá và thịt đỏ được phân loại vào chất gây ung thư nhóm 2A. Lạm dụng các loại thịt đỏ, thịt chế biến sẵn có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng, ung thư dạ dày, ung thư vú,...
3. Ăn nhiều thực phẩm chiên rán ở nhiệt độ cao
Một nghiên cứu trên tạp chí Heart chỉ ra rằng những người ăn đồ chiên rán mỗi tuần có nguy cơ mắc các biến cố tim mạch cao hơn 28%, nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành cao hơn 22% và nguy cơ suy tim cao hơn 37%.
Nghiên cứu cho thấy, việc ăn thêm một khẩu phần ăn đồ chiên rán (114 gam) có thể làm tăng 3% nguy cơ đau tim và đột quỵ, tăng 2% nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tăng 12% nguy cơ suy tim.
Ngoài ra, các thực phẩm chiên rán thường được chiên ngập trong dầu thực vật ở nhiệt độ cao, chiên nhiều. Điều này có thể làm biến đổi các thành phần hóa học trong dầu, các thành phần hóa học có thể phân hủy thành chất béo chuyển hóa (trans-fat), aldehyde, fatty acid oxide... gây hại sức khỏe tổng thể, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ung thư.
4. Không uống đủ nước
Khi bị mất nước, lượng máu lưu thông trong cơ thể sẽ giảm xuống. Tim sẽ phải đập nhanh hơn để tăng lưu lượng máu đến các cơ quan khác trong cơ thể. Điều này có thể gây căng thẳng cho tim, v́ tim phải làm việc nhiều hơn b́nh thường. T́nh trạng này kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến chức năng tim.
Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ, những người uống đủ nước ít có dấu hiệu lăo hóa và ít mắc bệnh mạn tính, bao gồm cả bệnh tim mạch và ung thư, từ đó giúp kéo dài tuổi thọ hiệu quả.
Các chuyên gia y tế khuyến nghị một người trưởng thành nên uống 1,5-2 lít nước mỗi ngày. Lượng nước uống hàng ngày có thể tăng lên tùy theo khu vực sống (sống ở khu vực có khí hậu nóng bức) hoặc thói quen tập luyện thể thao.
5. Uống nhiều rượu bia
Lạm dụng rượu bia có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch. Rượu kích thích hệ thần kinh trung ương, dẫn đến hàng loạt phản ứng như tim đập nhanh, tăng huyết áp.
Theo nghiên cứu từ Hiệp hội Tim mạch Châu Âu, uống quá nhiều rượu có thể khiến nhịp tim tăng cao đột ngột. Nhịp tim tăng đột ngột có thể gây ra chứng rối loạn nhịp tim (nhịp tim không đều), đặc biệt là với những người mắc bệnh tim mạch.
Các yếu tố như tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim có thể tăng nguy cơ đột quỵ, đặc biệt là những người mắc bệnh lư nền.
Bên cạnh đó, lạm dụng rượu bia cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư. Theo hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, lạm dụng rượu bia có thể gây tổn thương các tế bào ở miệng và cổ họng hoặc các tế bào lót đường tiêu hóa. Các tế bào bị tổn thương do rượu sẽ tiến hành tự sửa chữa, quá tŕnh này có thể xảy ra lỗi, làm biến đổi DNA và tăng nguy cơ mắc ung thư.
Lạm dụng rượu bia có liên quan đến sự phát triển của 7 loại ung thư khác nhau bao gồm: ung thư đại trực tràng, ung thư vú, ung thư miệng, ung thư gan, ung thư thực quản, ung thư thanh quản và ung thư hầu họng.
VietBF@ Sưu tập