Sau khi thắng lợi trong phần lớn cuộc chiến pháp lư liên quan đến các nền tảng thuộc Meta, Zuckerberg nhanh chóng chuẩn bị đối phó với viễn cảnh ông Trump trở lại Nhà Trắng.
Bề ngoài, lá thư CEO Meta Mark Zuckerberg gửi tới các nghị sĩ Cộng ḥa hôm 26/8 dường như là một bước nhượng bộ trong cuộc chiến chính trị kéo dài liên quan đến các nền tảng mạng xă hội.
Song các chuyên gia cho rằng lá thư từ CEO Meta thực chất là sự tính toán đầy khôn ngoan về mặt chính trị - một động thái bất ngờ nhằm tránh xa những sóng gió chính trị trong 4 năm tới.
Toan tính của Meta
Trong lá thư hôm 26/8, CEO Mark Zuckerberg thẳng thắn xác nhận chính quyền Tổng thống Joe Biden đă gây áp lực buộc Meta phải “kiểm duyệt” một số nội dung nhất định, đặc biệt là các bài đăng liên quan đến dịch Covid-19. Ông chủ Meta bày tỏ rất lấy làm tiếc v́ công ty phải tuân theo các yêu cầu đó và cam kết “sẵn sàng phản kháng” trong lần tới, theo Politico.
Một số người ủng hộ lá thư này và dường như xóa bỏ hoàn toàn trách nhiệm của Meta và CEO Zuckerberg, chỉ coi đây là bằng chứng cho thấy Tổng thống Biden đă vượt quá giới hạn.
Trên nền tảng Twitter/X, Hạ nghị sĩ Bob Latta (từ Ohio) và Mariannette Miller-Meeks (từ Iowa) đă công kích chính quyền ông Biden với cáo buộc “lạm dụng quyền lực”, song không một nghị sĩ nào đặc biệt chỉ trích công ty hoặc CEO Meta. Phản ứng này hoàn toàn trái ngược với các động thái trước đây.
Tuy nhiên, ông Adam Candeub, quan chức chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump, cho rằng nếu tin tưởng CEO Zuckerberg đă thay đổi quan điểm, các nghị sĩ đảng Cộng ḥa có thể đang bị đánh lừa. Ông Candeub từng là người dẫn đầu chiến dịch nhắm vào các công ty công nghệ lớn với cáo buộc kiểm duyệt bất công và phản đối phe bảo thủ năm 2020.
“Người đứng đầu một trong những công ty truyền thông xă hội lớn nhất không ngần ngại thừa nhận rằng bản thân đă cấu kết với chính phủ để hạn chế quyền tự do ngôn luận của công dân Mỹ. Không chỉ vậy, ông ấy thừa nhận nhưng sau đó lại cố ghi điểm ‘người tốt’ với lời hứa hẹn sẽ không tái phạm”, ông Candeub nói.
Trong khi đó, ông Nu Wexler, cựu phát ngôn viên của một số công ty công nghệ hàng đầu tại Washington (bao gồm Meta), nhận định lá thư của Zuckerberg là một phần nỗ lực xoa dịu sự giận dữ của đảng Cộng ḥa trước tháng 11 - thời điểm mà ông Trump có thể quay lại nắm quyền và trả thù các nền tảng công nghệ từng đối xử bất công với ông.
“Giống như hầu hết công ty lớn khác, trước một cuộc bầu cử khó đoán, Meta có lẽ đang cố đưa ra một bước đi an toàn”, ông lư giải.
Ngoài cuộc bầu cử sắp tới, các chuyên gia cho rằng CEO Meta cũng có lư do khác khi chọn gửi lá thư tới Hạ viện Mỹ vào thời điểm này.
Trước đó, việc Meta gỡ bỏ các bài đăng liên quan đến dịch Covid-19 đang được xét xử tại Ṭa án Tối cao Mỹ. V́ vậy, nếu lá thư được gửi sớm hơn, Meta có thể sẽ đối mặt thêm nhiều rắc rối.
“Tôi hoàn toàn có thể hiểu việc không muốn gây thêm sóng gió” trong khi vụ việc đang được xét xử, ông Daphne Keller - chuyên gia từ Trung tâm Chính sách Mạng của Stanford - nhận định.
Trong phán quyết Murthy v. Missouri hồi tháng 6 (bắt nguồn từ vụ kiện do các tổng chưởng lư của Missouri và Louisiana đệ tŕnh, cáo buộc chính phủ ông Biden ép các công ty truyền thông kiểm duyệt nội dung không mong muốn), ṭa án đă bác bỏ các cáo buộc kiểm duyệt thông tin liên quan đến dịch Covid-19 v́ không đủ cơ sở pháp lư, đồng thời cho phép chính quyền ông Biden tiếp tục yêu cầu Meta và các nền tảng khác gỡ bỏ nội dung, và cho phép các nền tảng từ chối các yêu cầu đó.
Đến tháng 7, Ṭa án Tối cao đă ngăn chặn Texas và Florida ban hành luật ngăn các nền tảng gỡ bỏ nội dung và hạn chế ứng viên chính trị v́ quan điểm của họ.
Ông Wexler nhận định sau khi giành phần lớn chiến thắng trong các cuộc chiến pháp lư này, Meta hiện "được bảo vệ về mặt pháp lư" trước những phản ứng tiêu cực liên quan đến các hoạt động kiểm duyệt trước đây, do đó, họ có thể "đưa ra những tuyên bố" như lá thư mà Zuckerberg đă gửi tới Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Hạ viện Mỹ Jim Jordan hôm 26/8.
Ông Candeub cũng cho rằng lá thư của CEO Meta tại thời điểm này là một nỗ lực đầy toan tính nhằm hàn gắn mối quan hệ căng thẳng giữa công ty và đảng Cộng ḥa.
"Điều này cho thấy ông ấy không sợ bất kỳ hậu quả pháp lư nào. Đây là thế giới mà Ṭa án Tối cao đă tạo ra”, vị chuyên gia nói thêm.
Phát ngôn viên của Meta, ông Andy Stone, nói với Politico rằng công ty không có tuyên bố nào khác "ngoài lá thư" gửi Hạ viện. Ông cũng từ chối trả lời liệu lá thư này có chứa yếu tố chính trị hay không.
Sự thay đổi nhất thời
Hiện vẫn chưa rơ lá thư hôm 26/8 có khiến các nghị sĩ Cộng ḥa ngừng chỉ trích gă khổng lồ công nghệ Meta hay không. Song chiến dịch tranh cử của ông Trump đă nhanh chóng tận dụng lá thư này để gây quỹ. Trong email gửi tới những người ủng hộ hôm 27/8, chiến dịch khẳng định "sự can thiệp này có giá trị hàng tỷ USD".
Phát ngôn viên của Ủy ban Tư pháp Hạ viện cũng gọi lá thư của Mark Zuckerberg là "một tiết lộ lớn, xác nhận tính đúng đắn của cuộc điều tra mà ủy ban này tiến hành" trong suốt hơn một năm qua, đồng thời "nhấn mạnh sự cần thiết thông qua luật ngăn chính phủ liên bang hợp tác với các công ty truyền thông xă hội để hạn chế quyền tự do ngôn luận của người Mỹ".
Tuy nhiên, một số quan chức thừa nhận vấn đề này dường như đă mất đi một phần sức hút đối với các đảng viên Cộng hoà.
"Phần nào lư do là chúng ta đang có được những thành công", ông Jordan nói, ám chỉ việc giải thể Hội đồng Quản lư Thông tin Sai lệch của Bộ An ninh Nội địa Mỹ năm 2023.
"Chúng tôi nghĩ rằng mọi thứ đang thay đổi, đó là tín hiệu tốt", ông nói thêm.
Trong khi đó, ông Wexler nhận định lá thư của CEO Zuckerberg khó có thể đối mặt phản ứng tiêu cực từ đảng Dân chủ, ngay cả khi Phó tổng thống Kamala Harris thắng cử vào tháng 11.
"Việc gây áp lực công khai đối với nội dung liên quan đến dịch Covid-19 dù hợp pháp cũng có phần mất mặt", ông Wexler nói. "Tôi nghĩ rằng các chính quyền tương lai, đặc biệt là chính quyền của đảng Dân chủ, sẽ không phản ứng quá quyết liệt".
Ông Wexler cho rằng với việc Meta tránh được hầu hết rắc rối pháp lư liên quan đến hoạt động kiểm duyệt, CEO Zuckerberg hiện có thể nỗ lực hàn gắn quan hệ với đảng Cộng ḥa nhằm ngăn chặn các động thái bất lợi từ chính quyền ông Trump, đặc biệt là nỗ lực chống độc quyền.
"Các công ty sẽ lo ngại nhiều hơn về những vụ kiện chống độc quyền. Bất cứ động thái nào có thể ngăn chặn các vụ kiện này, đặc biệt là trong chính quyền ông Trump, có lẽ sẽ là ưu tiên hàng đầu của họ", vị chuyên gia cho biết.
Trong khi đó, ông Candeub cảnh báo các nghị sĩ Cộng ḥa không nên tin tưởng lời nói của CEO Zuckerberg. Ông kêu gọi đảng tiếp tục nỗ lực chống độc quyền nhắm vào Meta và các gă khổng lồ công nghệ khác, đồng thời thúc đẩy các luật liên bang và tiểu bang nhằm ngăn chặn các nền tảng gỡ bỏ bài đăng bày tỏ quan điểm chính trị.
"Tôi muốn có nền tảng pháp lư và hiến pháp để bảo vệ môi trường tự do ngôn luận trên mạng xă hội. Sự thay đổi nhất thời của các tỷ phú là không đủ”, ông nhấn mạnh.
VietBF@ sưu tập
|
|