Ung thư tụy phải cắt bỏ tụy có thể gây nhiều biến chứng, khó khăn trong việc điều trị thay thế tụy.
Vừa qua, Bệnh viện Việt Đức đă tiếp nhận và phẫu thuật điều trị cho 1 bệnh nhân bị ung thư tụy phức tạp.
Bệnh nhân là bà V.T.Đ (52 tuổi, Thanh Miện, tỉnh Hải Dương) vào viện trong t́nh trạng đau tức thượng vị, gầy sút cân. Trước đó, bà Đ vào Bệnh viện K Trung ương sinh thiết u tụy được chẩn đoán ung thư tuyến ống tụy, có chỉ định phẫu thuật cắt tuỵ toàn bộ.
Đây là 1 phẫu thuật rất khó, đ̣i hỏi các chuyên gia phẫu thuật về chuyên ngành gan mật tuỵ nên người bệnh đă được chuyển sang Bệnh viện Việt Đức để can thiệp phẫu thuật.
Tại Bệnh viện Việt Đức, người bệnh được thăm khám lâm sàng và làm các bilan xét nghiệm, chụp CLVT 256 dăy đánh giá tổn thương. Phim chụp cắt lớp vi tính ổ bụng cho thấy tụy tăng kích thước, toàn bộ tụy có nhiều nốt lan tỏa trong ống tụy gây giăn ống tụy.
Dựa trên thăm khám lâm sàng, kết quả chụp chiếu cận lâm sàng và kết quả sinh thiết, các bác sĩ đă quyết định phẫu thuật cắt tuỵ toàn bộ cho người bệnh.
Bác sĩ Mẫn Văn Chung, Phó Trưởng khoa Phẫu thuật Gan mật (Bệnh viện Việt ĐỨc) đă trực tiếp phẫu thuật. Theo bác sĩ Chung: "Trong phẫu thuật thấy tụy kích thước lớn, cứng chắc, tổn thương u dính nhiều vào các thành phần xung quanh gây khó khăn cho phẫu tích.
Đầu tuỵ, D2 tá tràng là khối cứng, thân tụy thâm nhiễm dạ dày, đuôi tụy xâm lấn cuống mạch rốn lách, ekip phẫu thuật quyết định cắt toàn bộ tụy, khung tá tràng, cắt lách, cắt đoạn dạ dày, lấy bệnh phẩm cả khối gửi giải phẫu bệnh.
Sau mổ người bệnh được theo dơi, điều chỉnh đường huyết bằng Insulin phác đồ 4 mũi theo hội chẩn chuyên khoa nội tiết và bổ sung men tuỵ. Hiện tại, sức khỏe bà Đ đă ổn định và được ra viện sau phẫu thuật",
Bác sĩ Chung cho biết, hiện nay, tại Việt Nam không có nhiều bệnh viện thực hiện phẫu thuật cắt tụy toàn bộ. Do đây là một phẫu thuật rất khó với nhiều nguy cơ biến chứng, khó khăn trong việc điều trị thay thế tụy sau mổ nên cần các phẫu thuật viên chuyên sâu về gan mật tụy.
Bệnh nhân sau cắt tụy toàn bộ sẽ mất hoàn toàn chức năng tụy: nội tiết và ngoại tiết. Về nội tiết, hậu quả thường được biết đến nhất là đái tháo đường. Ở những bệnh nhân cắt tụy toàn bộ, cơ thể thiếu hụt trầm trọng Insulin và glucagon (hai hormone quan trọng trong việc điều chỉnh đường huyết).
Ngoài ra cơ thể c̣n thiếu hụt các polypeptide của tụy làm cơ thể kém đáp ứng với insulin. Hậu quả là bệnh nhân thường có những đợt tăng – hạ đường huyết xen kẽ, trong trường hợp hạ đường huyết nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng.
Chính v́ thế, bệnh nhân sau mổ cần được hội chẩn các chuyên gia về nội tiết để kiểm soát đường huyết một cách chặt chẽ. Về ngoại tiết, bệnh nhân thiếu hụt các enzyme tiêu hóa dẫn đến hội chứng kém hấp thu, biểu hiện như: đại tiện phân sống, phân mỡ, suy dinh dưỡng.
Để giải quyết t́nh trạng này, bệnh nhân cần được điều trị bổ sung enzyme thay thế cùng mỗi bữa ăn và kéo dài đến cuối đời.
Nguy cơ ung thư tụy
PGS.TS Trần Đ́nh Thơ - Phó Giám đốc Bệnh viện Việt Đức, Trưởng khoa Phẫu thuật Gan Mật khuyến cáo đến người dân các yếu tố nguy cơ của ung thư tụy:
- Tuổi cao, nam giới (liên quan đến thói quen ăn uống, sinh hoạt)
- Các chất kích thích: thuốc lá, rượu, bia…
- Béo ph́, ít vận động
- Chế độ ăn: ăn nhiều đạm động vật, dầu mỡ, đồ nướng, đồ ăn nhanh, ít ăn rau xanh, chất xơ
- Viêm tụy mạn
- Đái tháo đường
- Xơ gan
- Hóa chất: Thuốc nhuộm, thuốc trừ sâu…
- Yếu tố di truyền, gia đ́nh
Cách hạn chế nguy cơ ung thư tụy
Theo bác sĩ PGS, để hạn chế nguy cơ ung thư tụy, mọi người cần có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt lành mạnh:
- Hạn chế các chất kích thích (thuốc lá, rượu bia,…)
- Tăng cường vận động, tập thể dục tránh thừa cân, béo ph́
- Hạn chế đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, chất béo, thực phẩm nhiều đường, không nên ăn quá nhiều các loại thịt đỏ, tăng cường ăn rau xanh, trái cây tươi
- Hạn chế tiếp xúc với hóa chất độc hại: thuốc trừ sâu, thuốc nhuộm,…
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ.
VietBF@ sưu tập
|
|