Chị V.T.H ở Thái B́nh đi khám tại bệnh viện tỉnh do có triệu chứng đau đầu âm ỉ và được chẩn đoán nghi ngờ mắc u năo. Chị H được chuyển lên Bệnh viện Bạch Mai để khám chuyên sâu.
Khóc hết nước mắt v́ tưởng mắc u năo
Bệnh nhân V.T.H (46 tuổi, ở Thái Thụy, Thái B́nh) đi khám do xuất hiện t́nh trạng đau đầu âm ỉ, mệt mỏi. Lúc đầu chị H cho rằng ḿnh bị ù tai dẫn đến đau nên chị đă đi khám tại cơ sở y tế gần nhà. Tại đây, bác sĩ kết luận chị bị đau đầu do đau dây thần kinh. Chị H được bác sĩ kê thuốc về uống, tuy nhiên t́nh trạng đau không thuyên giảm.
“Tôi uống thuốc nhưng đầu vẫn đau ê ẩm, đi làm người mệt mỏi hay vă mồ hôi. Chân tay tôi bủn rủn không thể làm được việc. Sau đó, tôi có lên bệnh viện tuyến tỉnh khám. Tại đây, bác sĩ nghi ngờ tôi bị u năo nên đă chuyển tuyến cho tôi lên Bệnh viện Bạch Mai”, chị H chia sẻ.
Khi nghe bác sĩ chẩn đoán nghi ngờ mắc u năo, chị H suy sụp, khóc hết nước mắt nhưng gia đ́nh động viên chị lên Bệnh viện Bạch Mai khám.
Phát hiện nguyên nhân gây bệnh
Tại Bệnh viện Bạch Mai, bác sĩ chụp chiếu và kết luận chị H bị sán năo.
“Bác sĩ cho tôi xem phim chụp năo với chi chít nốt vôi hóa và giải thích tôi bị sán năo. Bác sĩ nói nguyên nhân mắc sán năo có thể là do tôi ăn phải thịt lợn có ấu trùng sán. Điều này khiến tôi rất bàng hoàng. Sau đó, bác sĩ kê đơn cho tôi về điều trị nội trú trong 3 tháng và hẹn kiểm tra lại”, chị H nói.
Tuy nhiên, chị H đi làm ăn xa nên khi hết thuốc chị H không đi khám lại v́ thấy cơ thể đă khỏe mạnh.
Bác sĩ Hách chỉ tổn thương sán năo của bệnh nhân. (Ảnh Ngọc Minh)
Sau một thời gian, chị H lại xuất hiện lại các triệu chứng đau đầu, mệt mỏi nên chị đă đi khám ở bệnh viện tuyến tỉnh. Sau đó bệnh viện tuyến tỉnh lại giới thiệu chị tới Bệnh viện Đặng Văn Ngữ khám.
Kết quả khám chụp CT năo của chị H cho thấy có nhiều nốt vôi hóa tổn thương trong năo, là dấu hiệu điển h́nh của sán năo.
Chị H cho biết, chị thường ăn chín uống sôi. Tuy nhiên, chị H từng có lần ăn thử tiết canh lợn.
“Trước đây, nhà tự nuôi lợn nên tôi có có thử ăn tiết canh. Tôi không ngờ chỉ mới ăn thử một chút mà đă mắc bệnh. Bác sĩ giải thích bệnh của tôi phải điều trị lâu dài mới khỏi được. Giờ tôi sợ lắm, không dám ăn tiết canh hoặc các thực phẩm sống như rau sống, nem chạo nữa”, chị H cho hay.
Điều trị sán năo
Theo bác sĩ Phùng Xuân Hách, Bệnh viện Đặng Văn Ngữ, chị H được chuyển tới bệnh viện khám do nghi ngờ mắc sán năo. Tại thời điểm khám, bệnh nhân có triệu chứng khá điển h́nh của sán năo. Kết quả chụp CT cho thấy bệnh nhân có nhiều tổn thương vôi hóa tại năo.
Qua khai thác tiền sử trước đó, bác sĩ phát hiện bệnh nhân đă từng được chẩn đoán mắc sán năo. Tuy nhiên, bệnh nhân không tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ khiến cho bệnh tái phát trở lại.
Bệnh nhân H đang được bác sĩ Hách khám. (Ảnh Ngọc Minh)
Bác sĩ Hách cho biết, nguyên nhân nhiễm sán năo là do mọi người ăn phải ấu trùng sán lợn từ những thực phẩm chưa được nấu chín kỹ, ví dụ như tiết canh lợn, thịt lợn chưa nấu chín, nem chạo…
Bệnh sán năo có thể điều trị khỏi nếu người bệnh tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ. Tỷ lệ điều trị khỏi bệnh sán năo là khá cao tại Bệnh viện Đặng Văn Ngữ. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp bệnh nhân phải kéo dài thời gian điều trị do đáp ứng thuốc kém.
Một bệnh nhân mắc sán năo trung b́nh sẽ có 3 đợt uống thuốc điều trị. Sau mỗi đợt điều trị, bệnh nhân sẽ được đánh giá khả năng đáp ứng thuốc, t́nh trạng tổn thương, từ đó giúp bác sĩ quyết định phương án điều trị tiếp theo cho bệnh nhân.
Bác sĩ Hách khuyến cáo, cách tốt nhất pḥng sán năo là không ăn tiết canh, thịt lợn chưa được nấu chín. Bên cạnh đó, mọi người cần tuân thủ vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn chín uống chín. Với trường hợp mắc sán năo, mọi người cần phải tuân thủ điều trị. Những người ăn các sản phẩm làm từ thịt lợn chưa nấu chín kỹ khi có các triệu chứng bất thường cần phải đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để tầm soát và điều trị bệnh kịp thời.