Người chồng có chút xấu hổ, nhưng anh ta cũng thấy An đang tức giận.
An bộc bạch: "Khi lớn lên, tôi hiểu rằng những ngày lễ chỉ là một chiếc kính phóng đại, mở rộng vô hạn những cảm xúc vốn ẩn chứa trong lòng. Người vui thì hạnh phúc hơn, người đau khổ lại càng đau đớn hơn".
Đến khi lấy chồng An thấy ngày cuối tuần cũng là một "sự hỗn tạp". Mối quan hệ giữa vợ chồng, giữa mẹ chồng và con dâu… tất cả các loại mối quan hệ phức tạp đều tập hợp lại với nhau và thể hiện rõ nhất ở các buổi hội họp.
"Trong những buổi họp mặt gia đình, chồng tôi luôn muốn thể hiện quyền lực trước mặt họ hàng", An tâm sự.
Vợ chồng An đã kết hôn được 4 năm và có một đứa con 3 tuổi. Bình thường họ khá hòa hợp. Sau khi sinh con, mẹ chồng ở quê lên chăm cháu và mối quan hệ giữa cá thế hệ rạn nứt từ đây.
Thực ra mẹ chồng An rất chịu khó và cẩn thận. Nhưng sự xuất hiện của bà khiến chồng cô đang từ làm chồng, làm bố chuyển hẳn về trạng thái "con trai ngoan của mẹ".
Trước đây, chồng An đi làm về sẽ làm việc nhà và chơi với con, bây giờ những việc này đều do mẹ anh tiếp quản.
Dù An có nhờ chồng làm gì thì cũng bị mẹ chồng ngăn cản: "Đây không phải việc của đàn ông, con cứ đi làm việc của mình đi, để đấy mẹ làm".
An rất thông cảm với sự thương con của mẹ chồng nhưng thái độ của chồng thì cô không thể chấp nhận được.
Người đàn ông thông minh lẽ ra phải là "bình chữa cháy" trong mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu, nhưng chồng An lại không hiểu điều đó.
Trên thực tế, An và mẹ chồng không có mâu thuẫn gì lớn, họ chỉ có những bất đồng nhỏ do khoảng cách thế hệ.
Nhưng chồng An dường như muốn chứng minh trước mặt mẹ mình có quyền nói chuyện trong nhà, anh luôn đứng về phía mẹ và trấn áp vợ. Cuối cùng, nó chỉ làm trầm trọng thêm xung đột.
Một lần, An rất tức giận sau một trận cãi vã lớn với chồng và mẹ chồng, cô đã đưa con về nhà bố mẹ đẻ và đưa ra "tối hậu thư" trước khi rời đi.
Kết quả là mẹ chồng cô cảm thấy tự ái rồi thu dọn đồ đạc để về quê. Sau khi mẹ chồng rời đi, An đưa cuộc sống của mình trở lại quỹ đạo.
Cuối tuần vừa rồi, An cho con về quê chơi, cô có chút gượng gạo với mẹ chồng. Nhưng khi mẹ chồng nhìn thấy cô lại coi như không có chuyện gì xảy ra, sắp xếp cho cô làm nhiều việc.
Suốt 2 ngày cuối tuần cô mệt mỏi vì nấu nướng, dọn dẹp trong ngoài nhà. Nhìn 2 chị dâu đều là phụ nữ nhưng không phải làm nhiều như cô, An rất bức xúc.
Chủ nhật có giỗ, mình An nấu nướng đến lúc bưng bê ra vì khách đông nên không kịp. Cô gọi 2 chị giúp mình.
Anh cả thương vợ nên bưng đồ ăn ra phụ chị dâu. Anh hai sợ vợ trong bếp không kịp ra ăn nên để riêng món ngon phần vợ. Chỉ duy nhất chồng An ngồi ở bàn khác ăn uống một mình.
An đói cồn cào mà ức đến bật khóc. Cô nghe vợ chồng chị hai ríu rít: "Em yêu, món này nguội rồi, hâm nóng lên nhé", "Để anh lấy cho, cứ ngồi ăn đi"…
Đến khi 2 anh cùng dọn bát ra sân thì chồng An vẫn ngồi lướt điện thoại.
Xong việc mọi người ngồi ăn hoa quả, chồng An như chỉ có 1 cái tên để gọi, sai cô lấy cái này cái kia.
Anh ta muốn thể hiện quyền lực trước mặt người thân và muốn người khác biết mình là chủ gia đình, vợ anh ta mới là người phục tùng, nghe lời.
Không nhún mãi được, An hỏi ngược lại chồng: "Không thấy em còn đang ăn sao?".
Người chồng có chút xấu hổ, nhưng anh ta cũng thấy An đang tức giận. Vì vậy, dù có người thân xung quanh trêu chọc nhưng anh ta cũng không dám nói nhiều, chỉ có thể tiếp tục chờ vợ ăn xong miếng dưa.
Không ngờ sau đó An lại về phòng thay quần áo rồi dặn chồng: "Trông chừng con đấy, em đi siêu thị".
Chồng An biết rõ tính cách cô, biết rằng khuôn mặt cô càng bình tĩnh thì trong lòng càng tức giận.
Anh ta chưa kịp phản ứng thì các cô thím tán dương: "Cháu dâu tôi khá quá, phải thế".
Nhà văn Honoré de Balzac từng nói: "Hạnh phúc của hôn nhân không hoàn toàn dựa trên địa vị và tài sản nổi bật mà dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau".
Trong hôn nhân, cả hai bên đều bình đẳng, không ai phải thống trị hay có tiếng nói lớn nhất trong gia đình.
Có một câu thoại trong phim "Ip Man" rằng: "Trên đời này không có người đàn ông nào sợ vợ, chỉ có người đàn ông tôn trọng vợ mình".
Người đàn ông thực sự có trí tuệ lớn sẽ biết thể hiện sự mềm mỏng trong hôn nhân, bởi anh ta biết rằng thể hiện sự mềm mỏng trước vợ không phải là mất mặt mà là tôn trọng, quan tâm.
Mối quan hệ hôn nhân tốt đẹp đều xuất phát từ sự bao dung, nhường nhịn của một người và sự tiết chế của người kia.
Điều kiện tiên quyết của khoan dung và chừng mực thực chất là sự tôn trọng.
Nhà tâm lý học Erich Seligmann Fromm từng nói: "Tình yêu mà không có sự tôn trọng là sự kiểm soát".
Nếu một người đàn ông muốn học cách tôn trọng vợ mình, trước tiên anh ta phải ngừng kiểm soát vợ mình.
Làm thế nào một người phụ nữ có thể nhận được sự tôn trọng từ chồng mình?
Thực tế trong bất kỳ mối quan hệ nào, chúng ta phải dám bảo vệ biên giới của mình bằng sự tức giận. Một người không có sự tức giận giống như một đất nước không có vũ khí.
Khi một người phụ nữ có ranh giới và điểm mấu chốt rõ ràng, tức giận khi đáng lẽ nên tức giận và đánh trả khi nên đánh trả, cô ấy sẽ giành được sự tôn trọng của người khác.
VietBF@ sưu tập
|
|