VBF-Giới dư luạn Mỹ hiện tại ít nhiều đă có thể h́nh dung ra mối quan hệ ngoại giao với Nga sẽ ra sao nếu như bà Clinton lên làm TT Mỹ. Đây thực sự là việc khó cho mọi cử tri trong việc lựa chọn ông Trump hay bà Clinton. Nếu đắc cử, Hillary Clinton rất có thể sẽ lănh đạo đất nước này vào một cuộc xung đột quân sự bởi điều này đáp ứng lợi ích của tổ hợp công nghiệp quốc pḥng.
Jesse Lehrich, người phát ngôn trong chiến dịch vận động tranh cử của bà Hillary Clinton thừa nhận: "Hillary Clinton đă được vinh danh bởi sự ủng hộ rộng răi từ giới quân sự và an ninh quốc gia, trong đó có cả cựu quân nhân biết rơ về bà, các sỹ quan và các quan chức chính phủ chưa từng bước vào lĩnh vực chính trị như tướng John Allen và Michael Morell".
Tính đến tháng 8/2016, đă có 22 vị tướng ủng hộ ứng cử viên của đảng Dân chủ với quan điểm cho rằng bà có khả năng bảo vệ an ninh quốc gia tin cậy hơn so với tỉ phú Trump.
Ngay từ đầu, tổ hợp công nghiệp – quân sự Mỹ đă phát đi tín hiệu về sự ủng hộ dành cho Hillary Clinton và sự ủng hộ này được thể hiện công khai khi Donald Trump bị các chuyên gia an ninh chỉ trích mạnh mẽ về những phát biểu mang tính tích cực dành cho Nga.
Michael Morrell, chuyên gia phân tích t́nh báo, từng giữ trọng trách cao trong Cục T́nh báo Trung ương Mỹ (CIA), đă công khai ủng hộ bà Clinton. Morrell cũng đặt câu hỏi nghi vấn về "tinh thần ái quốc" của Trump và cho rằng, ứng cử viên này trở thành một "điệp viên vô thức" của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Ngoài Morrell c̣n có John Allen, tướng thủy quân lục chiến từng nắm giữ chức vụ Tổng chỉ huy NATO, một người có uy tín cao trong chính trường Mỹ, ông vốn không màng đến chuyện chính trị, song thời gian qua cũng hăng hái ủng hộ ứng cử viên Hillary Clinton.
Trong quá tŕnh tranh cử, chương tŕnh quốc pḥng của bà Clinton được đánh giá là đầy tham vọng, dự định tiếp nối những nội dung trọng yếu mà chính quyền tổng thống Obama đă đưa ra, hơn thế nữa, bà có cách tiếp cận cứng rắn trong chính sách ngoại giao.
Bà thể hiện quan điểm ngoại giao "buộc Trung Quốc phải hành xử một cách có trách nhiệm" và "đối đầu với Putin". Về chính trị, quân sự, bà bày tỏ quan điểm "tiếp tục duy tŕ sự hiện diện quân sự mạnh mẽ ở khu vực Trung Đông" và khẳng định "nước Mỹ sẽ sẵn sàng hơn trong việc sử dụng sức mạnh quân sự".
Giới phân tích cho rằng, Hillary Clinton sẽ sẵn sàng, thậm chí là quyết liệt hơn cả Tổng thống đương nhiệm Barack Obama trong việc sử dụng vũ lực ở Syria và Libya.
Mặc dù ứng cử viên của đảng Cộng ḥa chưa đề cập đến con số cụ thể nào liên quan đến ngân sách quốc pḥng, nhưng căn cứ vào sự ủng hộ của Hillary Clinton đối với nhiều chương tŕnh quân sự hiện hành th́ ngân sách quân sự mà bà đề xuất, một khi trở thành Tổng thống, sẽ không thấp hơn những ǵ mà Chính quyền Obama đă đề xuất, nghĩa là vẫn ở trên mức quy định của Luật Quản lư ngân sách liên bang.Với quan điểm bị cho là "ủng hộ" Nga, ông Trump bị coi là "hiểm họa" đối với an ninh quốc gia, trong khi Clinton thể hiện quan điểm chống Nga quyết liệt. Lập trường của bà Hillary Clinton chịu tác động và ảnh hưởng khá mạnh từ phía các nhà thầu quân sự bởi họ luôn coi Nga là "kẻ thù nguy hiểm" của nước Mỹ.
Ban vận động tranh cử của Clinton đă nổ lực khai thác chủ đề an ninh quốc gia để lôi kéo 50 quan chức an ninh cao cấp nhất từ đảng Cộng ḥa, trong số đó có nhiều người đă từng là sỹ quan phụ tá hoặc thành viên nội các dưới thời Tổng thống George W. Bush, kư tên vào một bức thư tuyên bố: Donald Trump "không đủ tư cách, giá trị, kinh nghiệm" để trở thành Tổng thống và "có khả năng đặt an ninh quốc gia và sự vững mạnh của đất nước vào vong nguy hiểm".
Với quan điểm ủng hộ cương lĩnh quốc pḥng nhằm tăng cường sức mạnh quân sự, quan hệ gần gũi và thân thiết với giới quân sự, Clinton là một trong số những chính khách "diều hâu" nhất trong số các quan chức được coi là có quan điểm "diều hâu" trong chính giới Mỹ.
Lănh đạo của các nhà thầu quân sự dự tính thu được khoản siêu lợi nhuận từ thị trường xuất khẩu vũ khí được kỳ vọng sẽ tăng trưởng trong trường hợp ứng cử viên Đảng dân chủ Hillary Clinton trở thành Tổng thống trong cuộc chạy đua vào ngày 8/11.
Hiệp hội Công nghiệp quốc pḥng Mỹ tạo thuận lợi hơn cho các nhà thầu bán vũ khí cho các đồng minh để đáp lại "mối đe họa từ Nga". Các nhà sản xuất quân sự Mỹ nh́n thấy các cơ hội lớn về xuất khẩu vũ khí sáng các nước Đông và Trung Âu.
Theo Viện Nghiên cứu Ḥa b́nh quốc tế Stockholm, chi tiêu quốc pḥng đă tăng 13% trong khu vực này và đó là hệ quả từ sự leo thang căng thẳng trong quan hệ giữa Nga và NATO.
Tập đoàn Lockkheed Martin vừa qua đă thu được lợi nhuận khổng lồ khi giành được hợp đồng bán vũ khí cho Ba Lan – quốc gia đang đổ một lượng tiền lớn vào việc mua sắm vũ khí (theo thống kê, chi phí quân sự của Ba Lan đă tăng tới mức 22%).Theo cơ quan nghiên cứu đầu tư Zacks Investment Research, Hillary Clinton đương nhiên sẽ được các công ty quân sự ủng hộ bởi một khi bà trở thành Tổng thống Mỹ, ngành công nghiệp vũ khí sẽ có một cú hích quan trọng. Bà Hillary Clinton có cái mà các nhà sản xuất vũ khí Mỹ cần.
Đó là sự kết hợp của chính sách ngoại giao với sức mạnh và hành động quân sự. Chính sách ngoại giao theo hướng đẩy mạnh can thiệp can thiệp quân sự mặc dù chưa từng mang lại kết quả khả quan nào cho nước Mỹ nhưng sẽ tiếp tục mang lại lợi ích cho ngành công nghiệp quân sự.
Theo học giả Peter Korzun phân tích trên website của Quỹ chiến lược văn hóa (Mỹ), rất nhiều người Mỹ đă không nhận ra đất nước họ đang trên đường hướng tới sự đối đầu nguy hiểm với nước Nga, không v́ một lư do nào khác ngoài việc khiến cho các tập đoàn quân sự trở nên giàu có hơn.
Không khó để nhận thấy Hillary Clinton đang lănh đạo đất nước này vào một cuộc xung đột quân sự chỉ bởi v́ điều này đáp ứng lợi ích của tổ hợp công nghiệp quốc pḥng.
Dwight Eisenhower, Tổng thống thứ 34 của Mỹ đă cảnh báo người Mỹ trong bài phát biểu của ông trước khi rời Nhà Trắng:
"Tổ hợp công nghiệp - quân sự là liên minh giữa bộ máy quân sự khổng lồ với ngành công nghiệp sản xuất vũ khí. Đây là hiện tượng mới trong đời sống nước Mỹ. Sự liên kết về kinh tế, chính trị, thậm chí là tinh thần này thâm nhập vào từng thành phố, từng ngôi nhà của Chính phủ, từng cơ quan liên bang. Chúng ta phải cảnh giác để ngăn chặn ảnh hưởng vô lối, có chủ đích hoặc không có chủ đích, của tổ hợp công nghiệp – quân sự.
Nước Mỹ đang đứng trước hiểm họa từ sự gia tăng quyền lực không có giới hạn và không ǵ có thể biện minh được từ tổ hợp công nghiệp – quân sự. Chỉ có một xă hội dân sự được thông tin đầy đủ và cảnh giác mới có thể kết hợp bộ máy quân sự và công nghiệp khổng lồ của chúng ta với các biện pháp và mục đích bảo vệ ḥa b́nh, mới có thể đảm bảo cho nước Mỹ có một nền an ninh và tự do được phát triển".
|