Mới đây, chiến đấu cơ Mỹ bắn hạ máy bay chiến đấu Su-22 của không quân Syria. Tổng thống Nga Vladimir Putin do đó chịu nhiều sức ép, giới quan sát nhận định. Việc Mỹ bắn hạ Su-22 Syria của Mỹ như hắt "gáo nước lạnh" vào lănh đạo Nga Putin.
Tổng thống Nga Putin bị đẩy vào thế khó xử sau vụ Mỹ bắn rơi cường kích Su-22 Syria.
Theo Al-Monitor, đây là nhận định của Tiến sĩ Maxim A. Suchkov, chuyên gia nghiên cứu vấn đề Nga-Trung Đông và hiện đang làm việc cho Ủy ban Đối ngoại Nga.
Bộ Quốc pḥng Nga ngày 19.6 đă ra tuyên bố cứng rắn nhất từ trước đến nay, cảnh báo đưa mọi máy bay Mỹ hoạt động trên bầu trời Syria vào tầm ngắm. Moscow cũng cắt kênh liên lạc khẩn cấp với Mỹ về vấn đề Syria.
Tiến sĩ Suchkov nhận định, việc ngừng kênh liên lạc là biện pháp cứng rắn, nhưng không phải là vấn đề mới. Hồi tháng 4, Nga cũng cắt kênh liên lạc với Mỹ sau khi căn cứ không quân Syria bị nă tên lửa hành tŕnh Tomahawk. Chỉ một tháng sau đó, hai nước đạt thỏa thuận nối lại hoạt động trao đổi thông tin ở Syria.
Nhưng điều khiến t́nh h́nh hiện năng trở nên căng thẳng chưa từng có là việc Nga có thể đáp trả bằng cách bắn rơi chiến đấu cơ Mỹ. Tuyên bố này là lời cảnh báo mạnh mẽ đến Washington và các đồng minh, nhưng không đảm bảo rằng Moscow sẵn sàng bắn hạ máy bay Mỹ.
Trong những lần Mỹ tấn công quân đội chính phủ Syria trước đây, giới phân tích đều cho rằng Nga sẽ chỉ tuyên bố phản đối mà không có hành động nào cụ thể. Đó là v́ Điện Kemlin muốn duy tŕ hợp tác với chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Nếu không đáp trả xứng đáng, ông Putin có thể khiến các đồng minh Syria, Iran ngờ vực.
Một số quan chức cấp cao Nga cũng đồng t́nh với quan điểm này, khi nói rằng những cuộc đụng độ của Mỹ với quân đội Syria chưa thể dẫn đến xung đột trực tiếp Nga-Mỹ.
Chủ tịch Ủy ban An ninh và Quốc pḥng của Thượng viện Nga Viktor Ozerov nói “Mỹ hay bất cứ nước nào khác đều không muốn đe dọa các hoạt động hàng không Nga”.
“Do đó, đụng độ giữa chiến đấu cơ Nga và Mỹ ở Syria là điều không thể xảy ra “, ông Ozerov nói.
Trong động thái mới nhất, Washington cũng lên tiếng kêu gọi Moscow kiềm chế và thể hiện sự sẵn sàng hợp tác, tháo gỡ căng thẳng.
Tiến sĩ Suchkov nêu ra 3 lư do có thể khiến Tổng thống Nga Putin đưa ra quyết định cứng rắn hơn so với những căng thẳng Nga-Mỹ trong quá khứ.
Thứ nhất, h́nh ảnh của Moscow đang bị tổn hại nghiêm trọng mỗi khi Mỹ tấn công quân đội chính phủ Syria. Nếu Nga không chớp lấy cơ hội “gỡ gạc thể diện”, sức ép đối với ông Putin ngày càng lớn hơn.
Các đồng minh trong khu vực bao gồm Syria, Iran có thể bắt đầu nghi ngờ cam kết thực sự của Nga. “Nga chỉ nói thôi chứ không làm ǵ cả” là điều mà ông Putin không hề mong muốn.
Sức ép trong nước cũng lớn hơn, đặc biệt sau làn sóng cấm vận mới của Mỹ nhằm vào Syria và trong bối cảnh cuộc bầu cử Nga chỉ c̣n khoảng một năm nữa là diễn ra.
Thứ hai, chiến lược của Nga ở Syria chủ yếu phụ thuộc vào Bộ Quốc pḥng. Điều đó có nghĩa nếu Mỹ c̣n tiếp tục “nắn gân”, tiếng nói của quan chức ngoại giao Nga như ông Sergey Lavrov sẽ ngày càng trở nên yếu thế.
Bởi một cuộc khủng hoảng thực sự cần “cách răn đe và đáp trả thực tế”, chứ không phải là những lời lên án bằng h́nh thức ngoại giao.
Cuộc gặp vào tháng tới giữa hai nhà lănh đạo Nga-Mỹ được dự đoán sẽ không đem lại bất cứ kết quả nào.
Một cố vấn cấp cao Điện Kremlin từng nói với Tiến sĩ Suchkov rằng, ông Putin là mẫu người sẵn sàng đối đầu hơn là chấp nhận lùi bước trước khủng hoảng. “Ông Putin chắc chắn không vui v́ những diễn biến căng thẳng ở Syria”.
Một số quan chức Nga được cho là đă hối thúc ông Putin “mở rộng tầm ngắm” của các hệ thống pḥng không tối tân như S-400, S-300 đang hiện diện ở Syria. Các hệ thống này chỉ hoạt động để bảo vệ lực lượng Nga nhưng có thể sau vụ cường kích Syria bị bắn rơi, Moscow sẽ mở rộng đến mức bảo vệ cả quân đội Syria.
Cuối cùng, các nhà lập pháp Nga đang bày tỏ hoài nghi về mục đích thực sự của Mỹ ở Syria, khi Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov thẳng thừng tuyên bố Mỹ hỗ trợ khủng bố sau vụ bắn rơi Su-22 Syria.
Cuộc gặp đầu tiên vào tháng 7 tới giữa Tổng thống Nga Putin và người đồng cấp Donald Trump tại hội nghị thượng đỉnh G20 v́ vậy có thể không đạt được bất cứ kết quả cụ thể nào.
Tiến sĩ Suchkov kết luận, cuộc đụng độ giữa Mỹ và quân đội Syria vừa qua có thể đánh dấu sự khởi đầu cho giai đoạn căng thẳng hơn trong cuộc nội chiến Syria.
Nguy cơ nổ ra chiến tranh Nga-Mỹ là điều giới phân tích lo ngại. Nhưng cho đến khi điều này xảy ra, kẻ hưởng lợi nhất hiện tại là phiến quân IS và các nhóm khủng bố hoạt động ở Syria, Iraq.