Nhật Bản đang rất kỳ vọng vào một ḥn đảo nhỏ, nó có thế thay đổi nền kinh tế Nhật Bản. Điều ǵ khiến Nhật hy vọng như vậy? Chúng ta cùng t́m hiểu:
Một ḥn đảo nhỏ tại Thái B́nh Dương sở hữu tới 16 triệu tấn bùn đang được kỳ vọng trở thành nhân tố giúp thay đổi kinh tế Nhật Bản trong thời gian tới. Vậy nội lực sức mạnh của ḥn đảo này ẩn chứa đặc điểm ǵ?
Đó chính là khối lượng khổng lồ bùn nằm dưới đáy biển sát với ḥn đảo này. Bùn ở đây chứa hàm lượng khoáng chất hiếm và vô cùng giá trị.
Đảo Minamitori của Nhật Bản. Ảnh: CNN
Kênh CNN (Mỹ) cho biết các nhà nghiên cứu Nhật Bản đă công bố về phát hiện mới này vào ngày 10/4. Theo đó gần đảo Minamitori, vốn nằm cách bờ biển Nhật Bản 1.200 km, là trữ lượng bùn khổng lồ.
Trong 16 triệu tấn bùn gần đảo Minamitori có chứa lượng yttrium có thể khai thác được trong 780 năm, europium khai thác trong 620 năm. Bên cạnh đó là số terbium có thể khai thác được trong 420 năm và dysprosium đủ để khai thác trong 730 năm.
Những loại đất hiếm này thường được sử dụng trong các thiết bị điện tử công nghệ cao như điện thoại thông minh, hệ thống tên lửa, radar… Đơn cử như yttrium là thành phần được sử dụng để sản xuất ống kính camera, màn h́nh điện thoại di động và chất siêu dẫn.
Đây là con số vô cùng ấn tượng trong thời điểm nhu cầu về đất hiếm không ngừng gia tăng.
Theo đánh giá năm 2015 của Mỹ, Trung Quốc nắm trong tay một nửa trữ lượng đất hiếm của thế giới. Chỉ tính trong năm 2015, Trung Quốc đă kiểm soát khoảng 95% sản lượng đất hiếm. Điều này khiến Nhật Bản và các quốc gia khác phải phụ thuộc vào Trung Quốc về khoáng chất hiếm.
Tuy nhiên, với phát hiện mới về bùn gần đảo Minamitori, Nhật Bản đang sở hữu “quân cờ” có thể thay đổi cả cuộc chơi.
Mặc dù đảo Minamitori nằm khá xa Tokyo nhưng về mặt hành chính nó vẫn là một phần trực thuộc thủ đô của Nhật Bản và nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia này.
Tuy nhiên, ông Tom Crafford tại Cục Khảo sát Địa chất Mỹ nhận định sẽ cần phải có công nghệ công phu để khai thác được khoáng chất hiếm gần đảo Minamitori. Ngoài ra, ông Crafford cũng đề cập khả năng kéo theo hậu quả về môi trường khi khai thác.