Trong lịch sử thế giới, dân tộc nào cũng có thần tượng để họ hướng tới cái chân, thiện, mỹ. Vua Dangun đều được cả hai miền dùng để nhấn mạnh sự ḥa hợp và tính duy nhất của người dân bán đảo Triều Tiên dù ông có thật hay không.
Trên bán đảo Triều Tiên bị chia cắt, huyền thoại Vua Dangun lập quốc cách đây hơn 4.350 năm vẫn âm thầm và bền bỉ giữ ǵn hơi thở cho giấc mộng tái thống nhất.
Biểu tượng cho sự phi thường
Truyền thuyết này lại nổi lên hồi tháng 9 khi nhà lănh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đưa Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in lên đỉnh núi Paektu - vốn được cho là nơi khai sinh "ông tổ lập quốc" nói trên. Ông Moon cũng nhắc tới truyền thuyết này trong bài phát biểu đầu tiên ở B́nh Nhưỡng và kêu gọi tái thống nhất hai miền.
"Chúng ta đă sống cùng nhau 5.000 năm nhưng bị chia cắt 70 năm" - tổng thống Hàn Quốc phát biểu. Bản thân ông chủ Nhà Xanh vốn là người gốc Triều Tiên. Cha mẹ ông chạy về phía Nam bán đảo Triều Tiên khi chiến tranh nổ ra.
Cô gái dâng lễ tại ngôi đền thờ Vua Dangun trong lễ quốc khánh ở Seoul - Hàn Quốc hôm 3-10 Ảnh: REUTERS
Đối với nhiều người Hàn Quốc, ư tưởng thống nhất ngày càng trở nên xa rời thực tế giữa lúc hố sâu ngăn cách ngày càng nới rộng trong hơn 70 năm qua. Tuy vậy, huyền thoại Vua Dangun luôn giữ vai tṛ quan trọng thúc đẩy sự tái thống nhất bởi nó khắc họa người dân hai miền Triều Tiên là một nhóm cùng cội nguồn, cùng vận mệnh chung sống bên nhau - theo ông Jeong Young-hun, chuyên gia tại Học viện Nghiên cứu Triều Tiên ở Seoul.
"Truyền thuyết Dangun là cơ sở để người Triều Tiên cảm thấy cần theo đuổi sự ḥa hợp và thống nhất. Dangun là nền tảng để viễn cảnh thống nhất được coi là khả thi" - ông Jeong nói.
Hầu như chưa t́m thấy bằng chứng nào về vị vua vẻ vang này hay dấu tích rơ ràng của hàng ngàn năm đất nước Triều Tiên cổ. Thế nhưng, Triều Tiên khẳng định đă t́m thấy mộ của vị thánh quân trong khi Hàn Quốc cũng không ngừng ca ngợi sự thống nhất của vương quốc xa xưa từng thách thức cả các vương triều Trung Quốc.
"Tại cả hai miền, Vua Dangun là biểu tượng cho sự độc đáo, phi thường, đồng nhất và lâu đời của dân tộc. Dù có thật hay không, ông được cả hai miền dùng để nhấn mạnh sự ḥa hợp và tính duy nhất của người dân bán đảo Triều Tiên" - GS về lịch sử Triều Tiên Michael Seth tại ĐH James Madison ở Virginia (Mỹ) giải thích.
Ch́a khóa của giấc mơ thống nhất
Các học giả hầu như không tin vào sự tồn tại của Vua Dangun. Theo truyền thuyết, Vua Dangun có cha là một vị thần hạ thế làm người, c̣n mẹ ông là một con gấu sau khi vượt qua thử thách gian nan đă biến thành một cô gái xinh đẹp. "Dangun là chuyện thần thoại" - nhà khảo cổ Lee Chung Kyu tại Trường ĐH Yeungnam (Hàn Quốc) nhận định.
Du khách tới thăm nơi Triều Tiên gọi là lăng mộ được tái dựng của Vua Dangun ở B́nh Nhưỡng Ảnh: REUTERS
Dù vậy, người dân Triều Tiên lâu nay vẫn xem Paektu là "ngọn núi cách mạng thiêng liêng". Họ c̣n khẳng định đây là nơi sinh của cố lănh đạo Kim Jong-il, cha của ông Kim Jong-un. Vào giữa những năm 1990, chính quyền Triều Tiên thông báo t́m thấy mộ của Vua Dangun và hoàng hậu ở ngoại ô B́nh Nhưỡng. Thậm chí một chiếc kim tự tháp bằng đá trắng cùng cột tháp, tượng các hoàng tử thời xưa và tượng thú ở hai bên c̣n được "tái dựng".
Lúc bấy giờ, nhà lănh đạo Triều Tiên Kim Nhật Thành nói rằng công tŕnh lăng tẩm này nhằm ca ngợi lịch sử trải dài 5.000 năm của đất nước, đồng thời chứng minh hai miền Triều Tiên là quốc gia thống nhất và là một dân tộc chung ḍng máu từ khi lập nước, theo bài báo do truyền thông nhà nước Triều Tiên đăng tải năm 2015. Ngày nay, với khoảng 115 USD, du khách có thể được chiêm ngưỡng bên trong chiếc hộp thủy tinh được cho là đựng tro cốt của Vua Dangun và hoàng hậu.
Dù gần như không có dấu hiệu cho thấy Vua Dangun từng tồn tại, những bằng chứng về vương quốc Gojoseon được cho là do ông sáng lập có vẻ nhiều hơn. Bảo tàng quốc gia Hàn Quốc ở Seoul trưng bày dao đồng, đồ gốm và nhiều cổ vật được cho là có niên đại từ thời Gojoseon và xác định là từ "nhà nước đầu tiên trên bán đảo Triều Tiên". Các kư hiệu từ hiện vật trong bảo tàng chỉ ra triều đại Gojoseon bắt đầu từ năm 2333 đến năm 108 trước Công nguyên và khẳng định triều đại này "đủ mạnh để cạnh tranh ngang hàng" với những vương triều lớn ở Trung Quốc.
Theo chuyên gia Lee, truyền thuyết đôi khi đă bị lạm dụng cho chủ nghĩa dân tộc cực đoan nhưng h́nh ảnh Vua Dangun vẫn ghi dấu ấn sâu đậm ở cả hai miền bán đảo. Trong kỳ nghỉ lễ quốc khánh 3-10, hàng trăm người Hàn Quốc đă t́m đến những ngôi đền ở Seoul để dâng lễ vật, đeo mặt nạ mô phỏng Vua Dangun và tuần hành ḥa b́nh v́ bán đảo Triều Tiên thống nhất. Cùng ngày, tại Triều Tiên, quan chức thống nhất cấp cao thăm lăng mộ để tiến hành "lễ cúng tổ tiên" cho Vua Dangun và kêu gọi đất nước thống nhất.
Theo GS Jeong, chủ đề về Vua Dangun và Gojoseon là "không thể thiếu" khi hai miền bán đảo Triều Tiên đang cố gắng vượt qua sự khác biệt. "Nền tảng quan trọng nhất chứng minh cho sự đúng đắn của việc hợp nhất có thể t́m thấy trong ư tưởng rằng mọi người thuộc về một dân tộc cùng nguồn gốc, ràng buộc và gắn kết với vận mệnh chung. Chúng ta từng sống như một thể thống nhất trong lịch sử và chúng ta phải tiếp tục duy tŕ như vậy trong tương lai" - ông này nhận định.