''Cô ba Thanh Nga dễ thương lắm, bảo tôi: Kêu tao bằng chị đi, đừng kêu cô. Được cô cho phép, tôi mới dám kêu là chị ba”. Nghệ sĩ Phượng Mai nói.
Nghệ sĩ Phượng Mai là một tên tuổi cải lương nổi tiếng, từng được gọi là “người t́nh sân khấu của Vũ Linh”. Cô sinh ra trong một gia đ́nh nhà ṇi, 7 đời theo nghề sân khấu, là cháu ruột của NSND Kim Cương. V́ vậy, nghệ sĩ Phượng Mai có nhiều kỷ niệm với NSND Kim Cương.
Cô kể lại: “Tôi may mắn sống trong gia đ́nh nhà ṇi, anh chị em lại không ai đi hát nên tôi được ông Tổ cho giọng ca. Tôi đi hát áp lực lắm v́ bị đ̣n nhiều, bị đ̣n te tua từ gia đ́nh tới thầy.
5 tuổi tôi đă đi theo má Kim Cương vào đoàn kịch Kim Cương. Tuồng nào má dựng có vai con th́ tôi đóng vai đó, không lần nào không bị đ̣n, bị má Kim Cương đánh hoài.
Cái nào chưa đúng ư là má Kim Cương vào dạy, cho ăn đ̣n luôn. Về tới nhà gặp ngoại Cao Long Ngà mà quên tuồng là cũng bị đ̣n.
Tới 6, 7 tuổi, tôi biết chữ nên được cho theo cải lương, học vũ đạo. Gia đ́nh thương con lắm nhưng rất nghiêm khắc, hát sai là bị quất roi mây, quất từ trên quất xuống, không cho ăn. Hôm nào diễn được th́ sẽ được cho ăn đồ ngon, được dẫn đi ăn hủ tiếu đêm.
Lúc đó tôi c̣n nhỏ nên má Kim Cương có cách dạy tuồng rất hay. Thông thường, khi nào diễn một tuồng mới, má Kim Cương dẫn tôi về nhà, vào trong pḥng, không bắt học tuồng như sẽ nói chuyện ngoài đời như trong tuồng để tôi ngấm được tuồng. Má Kim Cương chỉ sao tôi phải làm được vậy, chỉ thiếu một câu là bị cốc vào đầu ngay. Tôi diễn hay th́ được má Kim Cương khen”.
Về sự nghiệp của ḿnh, Phượng Mai chia sẻ: “Tôi giống như sinh ra trong đài truyền h́nh, 7 tuổi đă hát cải lương. Ngày đó, sáng tôi hát ở đài truyền h́nh, tối lại đi hát cho vũ trường người Tàu ở Chợ Lớn.
Tôi nổi đầu tiên vai Lương Sơn Bá trong tuồng Lương Sơn Bá Trúc Anh Đào. Sau đó, tôi lên đào chính và nổi nhiều vai lắm.
Trước khi đi nước ngoài, tôi có một may mắn. Khi cô Thanh Nga mất năm 1978, tôi được tuyển vào thay cô đóng vai thái hậu Dương Vân Nga và tôi cũng chính là thái hậu Dương Vân Nga nhỏ tuổi nhất tŕnh diễn tại rạp Quốc Thanh cho 24 đoàn nghệ thuật coi.
Như vậy, tôi đă làm hài ḷng linh hồn cô Thanh Nga. Trước khi cô Thanh Nga mất, tôi c̣n được đến nhà cô học 3 tháng trời. Tôi được cô truyền lại các vở cải lương lịch sử.
Cô ba Thanh Nga dễ thương lắm, bảo tôi: Kêu tao bằng chị đi, đừng kêu cô. Được cô cho phép, tôi mới dám kêu là chị ba”.