Khủng hoảng tuổi trung niên: Hăy đón nhận cơ hội cuộc đời này để sang trang! - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Other News|Tin Khác > School | Kiến thức


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Khủng hoảng tuổi trung niên: Hăy đón nhận cơ hội cuộc đời này để sang trang!
Nếu tất cả chúng ta đều sống mạnh khỏe và minh mẫn đến 80 tuổi th́ 40 tuổi báo hiệu rằng ta đă đi được một nửa đường đời: tuổi trẻ đang qua, tuổi già ngấp nghé ! V́ cuộc đời làm sao có thể là một ḍng sông phẳng lặng nên các cuộc khủng hoảng trong đời cũng chỉ như những con sóng xô đập vào nhau.



"Làm sao mà tránh được!"

1963 là năm mà khái niệm "khủng hoảng tuổi trung niên" lần đầu tiên xuất hiện trong một nghiên cứu của Eliott Jacques, nhà phân tâm học người Canada. Khủng hoảng tuổi trung niên thường rơi vào quăng 35 - 55 tuổi và nó thường chọn ngưỡng 38 - 39 tuổi để gơ cửa. Ở thời điểm đó, chúng ta, dù là nam hay nữ, bỗng đặt nhiều nghi vấn về đường đời, về các lựa chọn của bản thân và tự vấn về ư nghĩa cuộc đời ḿnh, rồi chất vấn bản thân một cách nghiêm túc trên các phương diện: nghề nghiệp, t́nh cảm, hôn nhân, gia đ́nh, bạn bè, con cái, tài chính…

Một biến động trong công việc hay một biến cố trong gia đ́nh có thể là nguồn cơn của khủng hoảng, ví dụ: mất việc, phá sản, ly dị, người thân lâm bệnh, cha mẹ qua đời, con cái ra sống riêng, thay đổi diện mạo (rụng tóc, tăng cân, nếp nhăn)… Những chất vấn xuất hiện, kiểu như: "Liệu ta có làm đúng nghề không? Liệu ta đă chọn đúng vợ/chồng chưa? Sinh thêm đứa con này có phải là sai lầm không?"… Thường chúng ta không có lời giải đáp hoặc khó chia sẻ ngay cả với những người thân nhất.
Khủng hoảng tuổi trung niên thường đến một cách từ từ khiến ta có cảm giác đó là một lề quen thói cũ đang đè nặng.

Khủng hoảng tuổi trung niên thường đến một cách từ từ khiến ta có cảm giác đó là một lề quen thói cũ đang đè nặng.

Cuộc khủng hoảng mang tính hiện sinh này có thể chỉ là u buồn thoáng qua nhưng cũng có thể biến thành trầm cảm hay những rối loạn tâm lư gây hệ lụy.

Khủng hoảng thường đến một cách từ từ khiến ta có cảm giác đó là một lề quen thói cũ đang đè nặng. Chúng ta bỗng trở nên khó chịu, cảm thấy trống rỗng, rạn vỡ từ bên trong, thấy ḿnh bất lực, không lối thoát, và thường tặc lưỡi: "Không thay đổi được ǵ nữa rồi!". Có rất nhiều dấu hiệu để chúng ta tự nhận ra, khá tương đồng ở cả nữ giới và nam giới.

Về tâm trạng, bỗng nhiên ta thờ ơ, chán mọi thứ, chẳng hứng khởi trước bất cứ điều ǵ. Về thể trạng, ta trở nên ủ rũ, tŕ trệ, hay mệt, dễ cáu, dễ khóc. Những cơn lo lắng xuất hiện nhiều hơn và lâu hơn, rối loạn giấc ngủ xuất hiện, tăng hoặc giảm cân mạnh… Hoặc bỗng nhiên chúng ta muốn thay đổi tất, nhanh và hoàn toàn. Chán công việc quá: Bỏ! Ngán bạn đời quá: Thay! Ngấy công việc quá: Chuyển! Mà không dự tính trước hệ quả sẽ ra sao: "Kệ, để mai tính!".

Những giai đoạn chuyển giao thường là lúc khó sống nhất và không có ǵ là vẻ vang.

Tương lai khiến chúng ta bối rối c̣n quá khứ níu kéo chúng ta

Nhà văn Pháp Gustave Flaubert

Ngay cả Sigmund Freud, cha đẻ của phân tâm học, cũng từng trải qua cơn khủng hoảng trung niên, trùng khớp với sự qua đời của cha ông (năm 1896) khi ông tṛn 40 tuổi. Sau biến cố đó, ông ch́m vào trầm cảm. Công việc của ông lúc đó gặp nhiều bất lợi, bị các đồng nghiệp cô lập v́ cái lư thuyết "paranoïa scientifica". Trong một bức thư gửi bạn thân Wilhelm Fliess năm 1897, Freud viết: "Tôi phải thổ lộ với cậu ngay lập tức một bí mật lớn hé lộ dần dần từ vài tháng nay. Tôi không c̣n tin vào thuyết neurotica của ḿnh nữa". Bức thư trở nên nổi tiếng sau này v́ nó như tờ khai sinh ra ngành phân tâm học. Mất mát, cô đơn, dằn vặt, nghi vấn, đổ vỡ làm nên cơn khủng hoảng đời ông, nhưng cũng từ đó, nó tạo ra một bước ngoặt trong sự nghiệp, từ bỏ thuyết quyến rũ để tập trung vào phức cảm Oedipus.

Chúng ta không phải là Sigmund Freud, vậy chúng ta có thể làm những ǵ để vượt qua khủng hoảng?

Thực ra là một cơ hội…

"Cơ hội quá đi chứ!" v́ trước đây nhiều quyết định trong cuộc sống (ngành/trường học, cơ quan, hôn nhân, công việc, vị trí…) của chúng ta bị tác động bởi người khác (cha mẹ, bạn đời, bạn thân, cấp trên, xă hội…). C̣n bây giờ, chúng ta độc lập về suy nghĩ và tài chính, đủ trải nghiệm sống nên đây là một giai đoạn bản lề nối giữa phần tuổi trẻ và tuổi già. Là giai đoạn giúp chúng ta suy tư lại về các mục tiêu và ước mơ chưa đạt được, về những thử thách chưa dám chinh phục, về những đam mê chưa bao giờ được sống, thậm chí, nhiều người trong chúng ta c̣n đi t́m lời giải đáp cho ư nghĩa sự tồn tại của bản thân trong cơi nhân gian.

Chúng ta có nhu cầu "kiểm chứng" lại những ǵ ta thích - ghét, vui - buồn, những ưu tiên trong cuộc sống… Chính v́ thế, nhiều người trong số chúng ta từng ngạc nhiên trước quyết định của một người em họ hay của một chị bạn thân: "Tự nhiên, thằng bé đùng đùng bỏ công việc lương cao để du lịch bụi khắp châu Á" hay "Ai đời đang làm giám đốc nhân sự cho một tổng công ty thế mà bỏ ngang về mở cửa hàng làm bánh ngọt!". Nhưng với chị giám đốc nhân sự đó, đây là quyết định đầu tiên và đúng đắn nhất cuộc đời để chị hiện thực hóa giấc mơ khi c̣n là một cô sinh viên, là làm chủ một tiệm bánh ngọt.
Đừng bao giờ giữ kín trong ḷng một ḿnh sầu muộn và bế tắc!

Đừng bao giờ giữ kín trong ḷng một ḿnh sầu muộn và bế tắc!

Hai nhà kinh tế học, David G. Blanchflower và Andrew Oswald đă xuất bản năm 2017 một nghiên cứu dựa vào số liệu từ 1,3 triệu người từ 20 - 90 tuổi thuộc 51 quốc gia. Kết quả cho thấy hạnh phúc của chúng ta mang h́nh chữ U, nó giảm dần khi chúng ta đạt 40 tuổi và vươn lên ở ngưỡng 50 tuổi. Như vậy, chúng ta cũng không nên nh́n một cách tiêu cực ngưỡng 40 tuổi như đỉnh núi và ngoài 40 tuổi như là sườn đồi bên kia !

Biến cơ hội thành khởi đầu mới

Không phải là mé đồi đi xuống dốc th́ biết đâu đây chính là thoải núi mới cần chinh phục và khai phá. Để bước vào hành tŕnh mới này, chúng ta nên ư thức và thực hành những điều sau.

1. Hăy chấp nhận rằng ḿnh đang rơi vào khủng hoảng nhưng đừng chịu đựng nó. Hăy bắt đầu đặt cho ḿnh những câu hỏi và tự trả lời thành thực: "Công việc ḿnh đang làm có ư nghĩa ǵ không? Ḿnh sống có ích cho ai không nhỉ? Liệu ḿnh có thành công quá nhanh và quá sớm không? Chức vụ ḿnh đang giữ thực sự đem lại cho ḿnh cái ǵ? Anh ấy yêu ḿnh nhưng ḿnh có hạnh phúc không?"... V́ đặt đúng câu hỏi th́ rất có thể một nửa vấn đề đang được tháo gỡ.

2. Biết nhận diện những biểu hiện hay triệu chứng, rồi biểu đạt nó ra với những người thân. Nếu bạn thấy dấu hiệu rơi vào trầm cảm th́ hăy đến tham vấn những nhà chuyên môn như nhà trị liệu hay bác sỹ tâm lư. Đừng bao giờ giữ kín trong ḷng một ḿnh sầu muộn và bế tắc!

3. Hăy liệt kê những thành tích và thành quả mà bạn đă đạt được trong cuộc sống, công việc, trong các quan hệ bạn bè, đồng nghiệp, xă hội: "Lần thi đấu đấy, em bị chấn thương, đội thua te tua, nhưng ai cũng tự hào v́ trận đấu thể hiện tinh thần đoàn kết tuyệt vời của đội. Đến giờ em vẫn nhớ và vui miên man". Hăy rộng lượng với bản thân hơn là chỉ nghĩ về những thất bại.

4. "Đáng nhẽ em không nên làm như thế… !". Đừng tiếc nuối v́ đă "không làm" hay "đă làm". Tiếc nuối ḱm giữ chúng ta trong suy nghĩ phiến diện và tiêu cực, nghĩa là nó đang lấy đi năng lượng tích cực. Hăy tập trung vào hiện tại và dự phóng vào tương lai.

5. Lên kế hoạch: đây là cách chúng ta đặt ḿnh vào thế chủ động. Hăy lên kế hoạch từng bước, từ dễ đến khó, mỗi bước ứng với một mục đích cụ thể có thể đạt được để tạo động lực.

Với một số người có thể là chuyển cơ quan, kết hôn, mua nhà hay sinh con. Với những người khác có thể là ly hôn, đi du lịch thật xa, rời thành phố lớn về tỉnh lẻ sống, thực hiện một giấc mơ của tuổi thơ: "Cuối cùng th́ anh đă biết lái máy bay. 45 tuổi mới hiện thực hóa được giấc mơ từ thời 5 tuổi. 40 năm, em à!".

Tất nhiên, có những dự định và giấc mơ mà chúng ta không thể hiện thực hóa được nữa. Nhưng có 101 cách để tự tái dựng một cuộc sống như ư hơn. Điều giản dị và dễ thực hiện nhất là hăy làm những ǵ ḿnh thích, ḿnh hứng thú. Riêng thế thôi, nó đă đem lại tâm trạng tích cực và đẩy lùi thất vọng, chán chường. Và từ thời khắc này trở đi, bạn hăy làm những ǵ tương hợp với hệ giá trị và những khát vọng thầm kín của bạn.

Cũng đúng thôi các bạn nhỉ?! Lúc 20 tuổi, chúng ta đâu có thấu hiểu bản thân, đâu có nhiều xác tín. Ngoài 40 tuổi, chúng ta có tự do, đặc biệt về tài chính, tự tin hơn, biết ḿnh muốn và không muốn ǵ. Vậy hăy đón nhận cơ hội cuộc đời này để sang trang! Một bước ngoặt đi vào chiều sâu, tức là một hành tŕnh mới hướng thiện và hướng thiên ở mỗi chúng ta.

VietBF@sưu tập
VIETBF Diễn Đàn Hay Nhất Của Người Việt Nam

HOT NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOME

Breaking News

VietOversea

World News

Business News

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

History

Thơ Ca

Sport News

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

Canada Tin Hay

USA Tin Hay

goodidea
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
Release: 04-25-2024
Reputation: 206593


Profile:
Join Date: Mar 2020
Posts: 45,320
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	34.jpg
Views:	0
Size:	69.8 KB
ID:	2365634  
goodidea is_online_now
Thanks: 67
Thanked 2,817 Times in 2,390 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 19 Post(s)
Rep Power: 60 goodidea Reputation Uy Tín Level 10goodidea Reputation Uy Tín Level 10goodidea Reputation Uy Tín Level 10goodidea Reputation Uy Tín Level 10
goodidea Reputation Uy Tín Level 10goodidea Reputation Uy Tín Level 10goodidea Reputation Uy Tín Level 10goodidea Reputation Uy Tín Level 10goodidea Reputation Uy Tín Level 10goodidea Reputation Uy Tín Level 10goodidea Reputation Uy Tín Level 10goodidea Reputation Uy Tín Level 10goodidea Reputation Uy Tín Level 10goodidea Reputation Uy Tín Level 10goodidea Reputation Uy Tín Level 10goodidea Reputation Uy Tín Level 10goodidea Reputation Uy Tín Level 10goodidea Reputation Uy Tín Level 10goodidea Reputation Uy Tín Level 10goodidea Reputation Uy Tín Level 10goodidea Reputation Uy Tín Level 10goodidea Reputation Uy Tín Level 10goodidea Reputation Uy Tín Level 10goodidea Reputation Uy Tín Level 10goodidea Reputation Uy Tín Level 10
Reply

User Tag List

Thread Tools

Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 00:04.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.05049 seconds with 12 queries