Trí tuệ nhân tạo (AI) hiện là một phần không thể thiếu trong ngành công nghiệp smartphone khi một số nhà sản xuất đang chạy đua để giới thiệu các tính năng nhằm tăng doanh thu cho các sản phẩm mới của họ.
Từ trợ lý thông minh đến các chức năng camera tiên tiến, AI đang định hình lại trải nghiệm smartphone theo nhiều cách. Nhưng sự thích ứng nhanh chóng này làm tăng mối lo ngại về tính thân thiện với người dùng của các thiết bị đó.
Ngày càng nhiều smartphone được tích hợp AI
Mặc dù AI giúp nâng cao trải nghiệm người dùng bằng cách đưa ra các đề xuất cá nhân hóa nhưng nó cũng dần làm tăng độ phức tạp của smartphone, đặc biệt là những người ít hiểu biết về công nghệ sẽ cảm thấy bối rối hơn. Các nhà sản xuất smartphone hiện phải đối mặt với thách thức trong việc cân bằng các tính năng AI và duy trì sự đơn giản. Dưới đây là một số yếu tố về mức độ ảnh hưởng của AI đến khả năng sử dụng smartphone.
Nâng cao trải nghiệm người dùng
Khả năng hàng đầu của AI là cá nhân hóa trải nghiệm người dùng bằng cách phân tích sở thích, thói quen dựa trên chủ sở hữu thiết bị. Thông qua sự trợ giúp của mô hình ngôn ngữ lớn (LLM), hệ thống AI có khả năng học và điều chỉnh nội dung dựa trên dữ liệu của người dùng.
Hơn nữa, nó còn thúc đẩy các chức năng được cải tiến mà chỉ các mô hình AI mới có thể thực hiện được. Chẳng hạn, các tính năng của camera được tối ưu hóa để hoạt động tốt hơn với AI. Nó cũng có thể tối ưu hóa việc sử dụng pin bằng cách quản lý tài nguyên hiệu quả, kéo dài tuổi thọ pin.
Mở rộng khả năng truy cập
AI cung cấp nhiều tính năng trợ năng khác nhau, cho phép người dùng tận hưởng nhiều tính năng hơn. Các trợ lý được hỗ trợ bởi AI như Siri và Google Assistant có thể thực hiện nhiều tác vụ khác nhau thông qua lệnh thoại.
Một số smartphone đã bổ sung tính năng dịch theo thời gian thực, chuyển giọng nói thành văn bản và trình đọc màn hình… Chúng được đưa ra để phục vụ người khuyết tật.
Các tính năng gây choáng ngợp
Ngược lại, số lượng ngày càng tăng các tính năng do AI điều khiển có thể khiến các thiết bị trở nên phức tạp hơn. Những người thuộc thế hệ cũ, thường ít hiểu biết về công nghệ, sẽ cảm thấy choáng ngợp. Các tính năng mới nhất cũng có thể yêu cầu một lộ trình học tập nhất định, người dùng có thể cần nhiều thời gian hơn để phân tích cách sử dụng các tính năng AI mới, đặc biệt nếu nó có thể giúp ích cho nhu cầu của họ.
Các tính năng này có thể làm giảm tính thân thiện với người dùng nói chung của thiết bị. Sự đơn giản phải luôn là một phần chức năng cốt lõi của bất kỳ thiết bị nào.
Sự phụ thuộc vào công nghệ
Các tính năng của AI không hoàn hảo và ngay cả bản thân các công ty AI cũng thừa nhận rằng hệ thống của họ không phải lúc nào cũng chính xác 100%. Bất chấp sự cường điệu hóa, AI vẫn còn non trẻ về mặt công nghệ.
Một số mô hình AI có thể không đáng tin cậy hoặc tạo ra kết quả không chính xác, khiến người dùng thất vọng. Hơn nữa, người dùng có thể trở nên phụ thuộc quá mức vào AI, làm giảm khả năng thực hiện các tác vụ một cách độc lập.
Vấn đề về quyền riêng tư
Hệ thống AI có thể mang lại trải nghiệm được cá nhân hóa bằng cách thực hiện quy trình thu thập dữ liệu sâu rộng. Điều này thường làm dấy lên mối lo ngại về quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu của người dùng.
Việc cá nhân hóa quá mức cũng có thể dẫn đến chứng hoang tưởng vì một số người có thể cảm thấy khó chịu về mức độ thiết bị biết về họ. Mặc dù các công ty AI sẽ xin phép nhưng lượng dữ liệu họ thu thập từ người dùng vẫn chưa được xác định.