Trái với dự đoán về thắng lợi cho phe cực hữu, cuộc bầu cử tại Pháp ngày 7.7 kết thúc với liên minh cánh tả là bên ăn mừng sau cùng.
Tờ Le Monde ngày 8.7 dẫn kết quả bầu cử từ Bộ Nội vụ Pháp cho hay liên minh cánh tả Mặt trận B́nh dân mới (NFP) về đích với vị trí dẫn đầu, đạt 182 ghế tại quốc hội. Xếp sau là khối trung dung của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron với 168 ghế. Liên minh cực hữu dẫn đầu bởi đảng Mặt trận Quốc gia (RN), vốn được đồn đoán sẽ giành chiến thắng, nay chỉ xếp thứ 3 với 143 ghế.
Nhiều kịch bản
Đảng RN thất bại là một điều bất ngờ, song một kịch bản đă được dự báo trước là nước Pháp có thể rơi vào t́nh trạng "quốc hội treo", tức không bên nào giành đa số tuyệt đối (289 ghế), và có 3 nhóm chính trị với ảnh hưởng ngang nhau tại cơ quan lập pháp. Điều này có thể khiến quốc hội rơi vào t́nh trạng bế tắc trong việc thông qua chính sách.
Hiện chưa rơ các đảng sẽ thỏa hiệp ở mức độ nào, đặc biệt trong các vấn đề trọng tâm như thuế, hưu trí và phát triển xanh. Theo tờ The Guardian, đảng cực tả Nước Pháp không khuất phục (LFI), lực lượng giành nhiều ghế nhất trong liên minh cánh tả, từ lâu nhấn mạnh sẽ chỉ gia nhập chính phủ để thực thi các chính sách của đảng mà không phải của ai khác.
Trái với một số nước dân chủ nghị viện ở châu Âu, Pháp thường không có truyền thống xây dựng liên minh sau bầu cử. Ông Bertrand Mathieu, chuyên gia luật hiến pháp tại Đại học Sorbonne ở Paris, nhận định một kịch bản liên minh trung dung và cánh tả bắt tay có vẻ khả thi trên lư thuyết, nhưng khác biệt cố hữu sẽ khiến các chính sách có thể thỏa hiệp tương đối hạn chế. Trong khi nếu NFP tự thành lập chính phủ, chương tŕnh nghị sự của họ có thể dễ bị bác bỏ do không nắm đa số.
Đám đông tại thành phố Paris ăn mừng về kết quả sơ bộ bầu cử Pháp ngày 7.7
Vị trí ứng viên thủ tướng cũng đang là vấn đề đau đầu với liên minh cánh tả. AFP ngày 8.7 đưa tin lănh đạo Olivier Faure của đảng Xă hội Pháp, một bên trong NFP, cho biết khối sẽ chọn ra ứng viên thủ tướng trong tuần này. Ông Jean-Luc Melenchon, lănh đạo LFI, là lựa chọn nổi bật nhưng cũng gây chia rẽ trong nội bộ cánh tả.
Theo hiến pháp, Tổng thống Macron có quyền chỉ định thủ tướng, nhưng bất kỳ ai ông chọn đều có thể đối mặt với cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại quốc hội Pháp. Điều này đồng nghĩa ông Macron thực tế phải chọn ứng viên được đa số nhà lập pháp ủng hộ để tránh nguy cơ bị phế truất. Thủ tướng Pháp Gabriel Attal ngày 7.7 thông báo sẽ từ chức, song nhiều khả năng ông vẫn sẽ tiếp tục công việc trong tương lai gần, đặc biệt khi Pháp sắp khai mạc Olympics 2024 vào ngày 26.7.
Thách thức mới bắt đầu
"Không ai giành chiến thắng cả", lời của lănh đạo đảng Phong trào Dân chủ François Bayrou, đồng minh của ông Macron, có lẽ phản ánh gần nhất về thực tế chính trường Pháp hậu bầu cử.
Giới chuyên gia dự báo nước này có thể trải qua một thời kỳ bất ổn và không chắc chắn kéo dài, khi ít nhất là sau 12 tháng Pháp mới có thể tổ chức bầu cử lại. Việc xuất hiện nhiều kịch bản có thể xảy ra hậu bầu cử cũng phần nào nhấn mạnh t́nh trạng này.
Bà Yael Braun-Pivet, cựu Chủ tịch Quốc hội Pháp, trước khi diễn ra bầu cử cho rằng văn hóa chính trị Pháp cần phải thay đổi và hướng đến hợp tác giữa các đảng thay v́ đối đầu. "Thông điệp tôi nhận được từ cử tri là không ai giành đa số tuyệt đối, do đó bạn phải làm việc cùng nhau để giải quyết những vấn đề của người dân", bà nói trên Đài France 2.
Lănh đạo đảng cực hữu RN Marine Le Pen cho rằng kết quả ngày 7.7 có thể không đúng kỳ vọng, song đảng vẫn giành thêm ghế so với kỳ bầu cử năm 2022, qua đó tạo tiền đề cho đảng xây dựng ảnh hưởng. Bà Le Pen nhiều khả năng sẽ là ứng viên đảng RN chạy đua trong kỳ bầu cử tổng thống năm 2027.
VietBF@sưu tập