Bộ Ngoại giao Mỹ công bố áp đặt thêm 400 lệnh trừng phạt đối với các cá nhân tổ chức hỗ trợ vũ khí cho Nga.
Mỹ trừng phạt 400 cá nhân, tổ chức mới có liên quan đến hỗ trợ Nga trong xung đột Ukraine.
Reuters dẫn thông báo từ Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, ngày 23/8, Bộ này đă áp đặt lệnh trừng phạt nhằm vào 400 tổ chức, cá nhân v́ hỗ trợ Nga trong cuộc xung đột Ukraine.
Trong số 400 cá nhân và tổ chức mới được đưa vào danh sách trừng phạt bao gồm cả các công ty Trung Quốc mà các quan chức Mỹ tin rằng đang giúp Moscow lách lệnh trừng phạt của phương Tây và xây dựng quân đội.
Washington đă nhiều lần cảnh báo Bắc Kinh về việc hỗ trợ ngành công nghiệp quốc pḥng của Nga và đă ban hành hàng trăm lệnh trừng phạt nhằm hạn chế khả năng khai thác một số công nghệ nhất định cho mục đích quân sự của Moscow.
Bộ Ngoại giao Mỹ nêu rơ các lệnh trừng phạt đối với 190 mục tiêu bao gồm các biện pháp chống lại các công ty Trung Quốc tham gia vận chuyển máy công cụ và thiết bị vi điện tử đến Nga.
Song song với Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính Mỹ cho biết họ cũng đang nhắm mục tiêu vào các mạng lưới xuyên quốc gia có liên quan đến việc mua đạn dược và các vật tư khác cho Nga, giúp các nhà tài phiệt Nga và những người khác trốn tránh lệnh trừng phạt và rửa vàng cho một công ty bị trừng phạt.
Thứ trưởng Tài chính Mỹ Wally Adeyemo tuyên bố rằng: "Nga đă biến nền kinh tế của ḿnh thành công cụ phục vụ cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Điện Kremlin... Các công ty, tổ chức tài chính và chính phủ trên toàn thế giới cần đảm bảo rằng họ không hỗ trợ chuỗi cung ứng công nghiệp-quân sự của Nga."
Chính quyền Biden cũng đă thêm 123 thực thể vào danh sách kiểm soát xuất khẩu của Mỹ được gọi là Danh sách thực thể, buộc các nguồn cung phải có giấy phép trước khi vận chuyển đến các công ty mục tiêu. Những thực thể được thêm vào hôm 23/8 bao gồm 63 thực thể ở Nga và 42 thực thể ở Trung Quốc.
Mỹ đă liên tục áp đặt các lệnh trừng phạt nhằm vào hàng trăm thực thể trên toàn thế giới mỗi lần công bố. Các cá nhân, tổ chức được cho là có mối liên hệ để củng cố ngành công nghiệp quân sự Nga.
Trước đó, tờ Washington Post dẫn lời các cựu quan chức Mỹ cho rằng, các lệnh trừng phạt Mỹ đang "mất kiểm soát". Một báo cáo chuyên sâu của hăng tin này cho biết, 60% các quốc gia có thu nhập thấp đă phải chịu các biện pháp trừng phạt kinh tế từ Mỹ. Hiện tại, một phần ba các quốc gia trên thế giới đang bị Mỹ áp đặt một h́nh thức trừng phạt nào đó.
Thực tế khác là các quan chức ở Washington đang gặp khó khăn trong việc quản lư khối lượng công việc khổng lồ liên quan đến duy tŕ mạng lưới trừng phạt kinh tế phức tạp này.
Ông Caleb McCarry, một cựu quan chức Bộ Ngoại giao, chia sẻ với Washington Post rằng các lệnh trừng phạt của Mỹ đă bị lạm dụng quá mức, dẫn đến t́nh trạng không kiểm soát được.
"Sự lạm dụng hệ thống này thật phi lư, nhưng không phải lỗi của Bộ Tài chính hay OFAC (Văn pḥng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài). Họ cũng muốn thoát khỏi ṿng xoáy không ngừng nghỉ và không bao giờ kết thúc này" - ông McCarry nhận định.
Thực tế đáng buồn là các lệnh trừng phạt của Mỹ thường không đạt được kết quả như mong đợi. Ben Rhodes, cựu cố vấn của Barack Obama, đă nói với Washington Post: "Ở Washington, gần như đă h́nh thành một phản xạ kỳ lạ: mỗi khi có điều ǵ đó tồi tệ xảy ra trên thế giới, Mỹ sẽ lập tức áp đặt các biện pháp trừng phạt lên ai đó. Và điều đó không mang lại ư nghĩa ǵ cả."
VietBF@ Sưu tập