Ḿnh đă sống ở Mỹ được 3 mùa bầu cử tổng thống. Mùa đầu mới qua được hơn nửa năm. Mùa thứ hai, chưa kịp thi quốc tịch. Đây là mùa đầu tiên ḿnh đủ điều kiện đi bầu.
Trong khi thi quốc tịch, có một câu hỏi mà nếu người phỏng vấn đưa ra, đáp án số một là “Tôi muốn đi bầu”- đó là câu hỏi: Tại sao bạn muốn trở thành công dân Mỹ? Không phải qua Mỹ để có nhà, có xe, được học hành, du lịch, hay hưởng các quyền lợi khác… Mà qua Mỹ, trở thành công dân Mỹ th́ điều quan trọng nhất là “được đi bầu cử”. Không chỉ câu hỏi này, mà trong phần thi quốc tịch Mỹ, c̣n rất nhiều câu hỏi khác liên quan bầu cử và quyền lợi người dân trong việc bầu cử.
Bầu cử (xin nhấn mạnh là bầu cử, chớ không phải… cử xong bầu) chính là nền tảng của một nền dân chủ. Và khi nền tảng là dân chủ đích thực, mọi thứ khác sẽ đến từ đó.
Quả thực vậy, chức vụ nào ở Mỹ cũng phải do dân bầu hết, từ cảnh sát trưởng, ṭa án, cho đến nghị sỹ, dân biểu, tổng thống… Và khi ḿnh bầu ra họ rồi, ḿnh có quyền “xài” họ. Thí dụ như có lần, thằng con trai ḿnh làm mấy loại giấy tờ, tới hẹn mà bên văn pḥng vẫn chưa giải quyết xong. Nó bèn liên lạc với ông dân biểu trong vùng- dạng như “đại biểu nhân dân quận” ở bên ta vậy. Ông dân biểu can thiệp liền, phía văn pḥng phải giải quyết ngay. Thế mới là “đại biểu nhân dân” chớ. Nếu anh không thực thi việc đó, kỳ sau tui không bầu cho anh nữa!
V́ nhiều cấp bậc chức vụ cần phải bầu như thế, nên dân Mỹ đi bầu lai rai suốt. Nhưng tất nhiên, cuộc bầu cử tổng thống 4 năm một lần mới là kỳ bầu cử rầm rộ nhất, được cả thế giới theo dơi. Vậy với dân Mỹ th́ sao?
Đă quen với tinh thần dân chủ đa đảng, có cạnh tranh, nên dân Mỹ thường tôn trọng sự khác biệt, đối lập. Trong một gia đ́nh, hai vợ chồng có thể chọn hai đảng khác nhau. Con cái trong nhà cũng vậy. Nếu gia đ́nh nào đồng thuận, cùng quan điểm, thường th́ trước thời điểm bầu cử khoảng vài tháng, họ đă cắm trước nhà cái bảng tên 2 ứng viên liên danh mà họ chọn. Nhà th́ cắm Trump- Vance, nhà th́ cắm Harris- Walz, hai nhà ngay cạnh nhau. Họ bày tỏ thẳng quan điểm, chẳng sợ mất ḷng ai. Chẳng sợ bị phía đối lập ghét hay thù. Chẳng mất t́nh làng nghĩa xóm… C̣n nếu không muốn bày tỏ quan điểm, họ cũng có quyền im lặng, giữ bí mật, không ai bắt họ phải khai ra họ bầu cho ai. Mùa này lái xe trong mấy khu dân cư, thấy bảng cắm đầy vườn trước, rất rộn ràng, vui mắt. Một h́nh thức biểu đạt khác, đó là họ dán sticker tên ứng viên ḿnh chọn lên kiếng, hoặc thân xe hơi, có những xe c̣n lưu sticker này nhiều năm, sau khi cuộc bầu cử đă ngă ngũ. Họ không sợ bị... đập xe, đập kiếng!
Gần ngày bầu cử, không khí càng sôi sục. Báo đài ngập tràn tin tức- vụ này khỏi kể thêm. Trên đường phố, ngoài cao tốc liên bang, nhiều chiếc xe cắm cờ tên ứng viên mà ḿnh chọn, bên cạnh lá cờ Mỹ bự chảng, chạy xé gió. Thậm chí, họ c̣n tự tổ chức những cuộc diễu hành rất lớn, với hàng trăm chiếc xe nối đuôi nhau. Xe nào cũng cờ phướn rợp trời. Khiến cho không khí bao trùm một màu sắc lễ hội.
Quả thực, với nhiều người dân Mỹ- bầu cử chính là mùa lễ hội lớn. Họ tự thấy điều đó, tự cùng nhau tổ chức điều đó, chớ không cần ai bắt ép... V́ lá phiếu là của họ, quyền lợi mà họ cảm nhận rơ.
Chính v́ “sợ dân”, nên các đảng phái đối lập tại Mỹ luôn có sự điều chỉnh để gần hơn với yêu cầu dân chúng. Thí dụ cụ thể trong kỳ bầu cử lần này, ông Trump đưa ra những tiêu chí về kinh tế, về an ninh biên giới mà dân Mỹ thấy điều đó là quan trọng. Phía Dân Chủ của bà Harris cũng thấy đó là điểm yếu của ḿnh, nên đă có những điều chỉnh lớn trong luận điểm tranh cử. Ngược lại, phía ông Trump cũng vậy, trước đây luôn “cứng đầu”, đứng về phía nhiên liệu hóa thạch, không chơi với xe điện. Nhưng kỳ này, ông Trump phải bắt tay với ông trùm xe điện Elon Musk, để vận động tranh cử. Nền dân chủ chính là cơ chế tự chữa lành cho những yếu kém của các bên. Nếu không cần dân, không sợ đối lập th́ ta cứ yếu hoài, cũng chẳng ai làm ǵ được ta.
Suốt tuần nay, bắt đầu bầu cử sớm, đường phố kẹt xe tùm lum, do người dân kéo nhau đi bầu tại các pḥng phiếu- thường là các trường học, có sân đậu xe rộng. Họ đứng ngoài nắng nóng (các tiểu bang miền Nam), hay trời lạnh (các tiểu bang miền Bắc), để chờ đến lượt, rất nhẫn nại. Ḿnh lướt FB bạn bè ở Mỹ, bà con tưng bừng gắn logo bầu cử. Và lần lượt “khoe” ḿnh đă đi bầu. Ủa, sao lá phiếu trở thành niềm tự hào vậy? Ḿnh cũng vậy, từ nhỏ đến lớn chưa tham gia bất kỳ một kỳ bầu cử nào. Nhưng chiều nay, ḿnh đă cùng anh em cả công ty rầm rộ, kéo nhau lên mấy chiếc xe, đi bầu cử. Đến nơi, điểm bỏ phiếu đông nghẹt, mấy con đường xung quanh xe cộ nhích từng chút. Đó là chưa đến ngày bầu cử chính thức, mọi người mới chỉ kéo đi bầu sớm. Hơn năm mươi tuổi, ḿnh mới dùng quyền công dân, nhưng ở một quốc gia khác- buồn hay vui?
LAM