Cụ Rùa hiện đang sống tại Hồ Gươm bao nhiêu tuổi? Họ hàng của Cụ đang ở đâu? Lần giở lại những câu chuyện, những bí ẩn quanh số phận và cuộc đời của Cụ Rùa Hồ Gươm.
Rùa Hồ Gươm là giống mới?
Theo các nhà khoa học ở Việt Nam có 2 loài rùa khổng lồ là Pelochelys cantorii và Rafetus swinhoei.
Loài Pelochelys cantorii có những đặc điểm như mai dẹp, tṛn, có chiều dài lớn hơn chiều rộng chút ít. Đầu màu xám có các đốm thẫm nhỏ, cằm màu trắng đục. Chân và cổ màu xám xanh ở phía trên, màu kem ở phía dưới. Trên cổ có các gờ da nổi lên. Chân có màng bơi, có các u nhỏ h́nh vảy xếp dọc theo mép dưới của chi trước. Con đực nhỏ hơn con cái nhưng có đuôi dài và dày hơn. Trọng lượng cơ thể đạt 30-60 kg, chiều dài mai có thể đạt tới 100 cm. Hiện đang có một tiêu bản rùa loài này ở Cúc Phương (Ninh B́nh) có chiều dài mai là 50cm phân bố ở vùng Bắc Trường Sơn, Nghệ An.
Tiêu bản Cụ Rùa hiện đang trưng bày tại đền Ngọc Sơn (từ năm 1968)
Rùa Rafetus swinhoei là loài mai dẹp có h́nh dạng thuôn gần giống h́nh chữ nhật. Mai màu xanh nâu hoặc nâu đen. Loài này sống phân bố ở Phú Thọ (Hạ Ḥa), Hà Nội (Hồ Gươm), Hà Tây (Bằng Tạ), Ḥa B́nh (Lương Sơn), Thanh Hóa (sông Mă). Trọng lượng từ 24-175 kg, chiều dài mai (kể cả diềm da) từ 30-110 cm. Như vậy có thể thiên về kết luận Rùa Hồ Gươm thuộc loài Rafetus swinhoei - tạm gọi là rùa khổng lồ? Ông Tim McCormack, Điều phối viên chương tŕnh Bảo tồn rùa châu Á, cho biết, loài Rafetus Swinhoei được phân bố trải dài từ Trung Quốc xuống Việt Nam theo lưu vực sông Hồng. Từ năm 2004, chương tŕnh Bảo tồn rùa châu Á đă tổ chức nhiều chuyến khảo sát t́m kiếm những cá thể rùa quư hiếm ở Việt Nam. Sau nhiều nỗ lực nhóm đă thu thập được những tiêu bản c̣n sót lại, một hộp sọ rùa tại tỉnh Phú Thọ và tiêu bản nguyên một cá thể tại tỉnh Yên Bái. Qua phân tích, những cá thể rùa này đều thuộc loài Rafetus Swinhoei.
Ông Lê Đức Minh, Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên - Môi trường thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, cũng cho rằng, sông Hồng chính là hành lang di chuyển của loài Rafetus Swinhoei. Theo suy đoán mang tính khoa học, vài trăm năm qua, Rùa đă theo đường sông Hồng để phát tán vào các ao, đầm, hồ quanh đó. Năm 2008, Trung tâm đă lấy mẫu ADN của rùa Đồng Mô để tiến hành phân tích. Kết quả bước đầu cho thấy cá thể này là loài Rafetus Swinhoei và có khá nhiều điểm giống với Cụ Rùa Hồ Gươm.
Tuy nhiên, công tŕnh nghiên cứu của Viện Khoa học - Công nghệ Việt Nam cho ra một kết quả khác khi công bố rùa Hồ Gươm thuộc loài giải Thượng Hải, 1 trong số 5 loài của họ ba ba. Kết quả nghiên cứu của Viện Khoa học - Công nghệ cũng cho kết luận rùa Hồ Gươm và những mẫu xương rùa thu thập được tại sông Mă (Thanh Hóa), Lương Sơn (Ḥa B́nh), Ba V́ (Hà Tây), Hạ Ḥa (Phú Thọ) đều cùng thuộc loài giải Thượng Hải.
Mặc dù vậy, Phó Giáo sư - nhà rùa học Hà Đ́nh Đức vẫn luôn khẳng định rằng, rùa Hồ Gươm là một giống hoàn toàn mới. Từ năm 1995, ông Đức đă cất công đi t́m tài liệu về loài rùa Rafetus swinhoei, đồng thời làm việc với nhiều giáo sư của các trường đại học nổi tiếng trên thế giới. Sau khi so sánh đặc điểm h́nh thái của rùa Hồ Gươm với Rafetus swinhoei, Phó Giáo sư Đức đă kết luận rùa Hồ Gươm không phải là Rafetus swinhoei. Ông khẳng định: “Đây là loài rùa mới”. Xung quanh ư kiến này c̣n có rất nhiều câu hỏi nêu ra xem ra khó giải thích, chẳng hạn như v́ sao Cụ Rùa lại có trọng lượng lớn như vậy?
Theo ông Đức, Cụ Rùa hiện tại đang sống tại Hồ Gươm đă ngót ngét 700 tuổi, và là một loại chỉ duy nhất có ở Hồ Gươm nên được ông đặt tên quốc tế là Rafetus Leloi (Rùa Lê Lợi - PV). Theo quả quyết của ông, hiện tại, Hồ Gươm chỉ có một Cụ Rùa. Và số phận những ông bà, anh em của Cụ Rùa hiện tại thực hư ra sao c̣n là một câu chuyện đầy bí ẩn.
Thông điệp ǵ từ những lần Cụ Rùa nổi?
Nhiều nhà khoa học từ vài năm trước đă bắt đầu quan tâm đến “ngôn ngữ giao tiếp” của Cụ Rùa Hồ Gươm qua những lần Cụ nổi lên khỏi mặt nước và thậm chí là dạo chơi quanh hồ. Phó Giáo sư Hà Đ́nh Đức c̣n bỏ công “đếm” từng lần Cụ Rùa nổi. Trước đây ông Đức từng thống kê có tới 37 lần Cụ Rùa nổi liên quan đến các sự kiện của bản thân “Cụ” hoặc Thủ đô. Ông Đức từng phát biểu: “Phải có sự giao tiếp nào đó, sự truyền phát và thu nhận thông tin nào đó, Cụ Rùa mới xuất hiện vào đúng những ngày đặc biệt như vậy”.
Năm 2010 kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội có lẽ là năm Cụ Rùa nổi nhiều nhất từ trước tới nay. Tuy nhiên, nếu không kể đợt Cụ Rùa nổi rất nhiều những ngày vừa qua (mà ĐĐK đă phản ánh) do bị Rùa tai đỏ tấn công, th́ những lần Cụ Rùa nổi có vẻ đều gắn với một sự kiện văn hóa, lịch sử quan trọng. Trong số mấy chục lần mà ông Đức bỏ công thống kê có thể kể đến những trường hợp: Ngày 26-12-1991, ông Đức được Truyền h́nh Hà Nội mời ghi h́nh bài nói chuyện về bảo vệ rùa Hồ Gươm. Đúng 10h sáng hôm đó, Cụ Rùa nổi lên và bài phát biểu tối hôm đó của ông Đức đă được phát lên cùng với cảnh quay minh họa Cụ nổi một cách sống động.
Ngày 10-3-1992, Sở Giao thông Công chính Hà Nội tổ chức cuộc họp bàn phê duyệt Phương án nạo vét Hồ Hoàn Kiếm tại 14 Phan Đ́nh Phùng. Đúng sáng sớm hôm đó, Cụ Rùa nổi và các đại biểu đă được xem những bức ảnh “Thời sự”, ngay trước giờ khai mạc hội nghị. Đúng một năm sau cuộc họp bàn phê duyệt Phương án nạo vét Hồ Gươm, ngày 10-3-1993, Cụ Rùa lại nổi lên lần nữa. Trong dịp Hội thảo quốc tế về Tuần lễ Bảo tồn và Tôn tạo Hà Nội lần thứ nhất diễn ra từ ngày 14 đến ngày 20-11-1993, ngày 19-11-1993, Cụ Rùa ḅ lên nằm trên g̣ Tháp Rùa. Đầu cụ ngẩng cao hướng về phía đặt tượng Vua Lê. Rất nhiều người đă ghi lại khoảnh khắc quư giá này. Sáng ngày 26-8-1999, Cục Thông tin cơ sở, Bộ Văn hóa - Thông tin, tổ chức bàn giao mặt bằng Khu di tích tưởng niệm Vua Lê cho Ban quản lư Dự án đầu tư xây dựng, Sở Văn hóa - Thông tin Hà Nội, Cụ Rùa nổi lên từ 10h30 đến 12h30.
Rồi nữa một sự kiện gây xúc động cả nước, đó là vào 0 giờ 0 phút ngày 1-1-2000, khi hàng vạn người dân Thủ đô tụ tập quanh Hồ Gươm để cùng thế giới đón chào Thiên niên kỷ mới, đúng lúc pháo hoa bắt đầu bắn th́ Cụ Rùa liên tục nổi lên mặt nước. Trong hoàn cảnh đó, không ít người đă rơi nước mắt.
9h00 sáng 27-9-2000, UBND TP.Hà Nội tổ chức lễ khánh thành Khu tưởng niệm Vua Lê bên Hồ Gươm, Cụ Rùa ḅ lên nằm gối đầu vào kè đá dưới đám rễ si bên chân đảo Ngọc. “Cụ” nằm suốt từ 8h20 đến 10h20, trước sự chứng kiến của nhiều quan chức Hà Nội.
Trong năm 2006, đúng vào ngày khai mạc Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (18-4) và ngày bế mạc Đại hội (26-4), Cụ Rùa đều nổi lên. Tháng 11-2006, trong những ngày Hà Nội đang tổ chức nhiều hoạt động đón mừng hội nghị APEC và sự kiện Việt Nam gia nhập WTO, Cụ Rùa liên tiếp nổi, bơi sát bờ, trước sự chứng kiến của đông đảo người dân Thủ đô và du khách quốc tế.
Ngày 10-10-2009, đúng dịp kỷ niệm 55 năm ngày Giải phóng Thủ đô và 999 năm Thăng Long - Hà Nội, mọi người lại có dịp trông thấy Cụ Rùa thảnh thơi bơi lội đĩnh đạc, tự tin dưới chân cầu Thê Húc dẫn vào đền Ngọc Sơn.
C̣n năm vừa qua, năm 2010, Cụ nổi nhiều lần, trong đó sáng 1-10, đúng giờ khai mạc Đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, Cụ Rùa đă nổi trong sự xúc động của hàng triệu trái tim người Việt đang hướng về Đại lễ.
Thật khó lư giải với những lần “trùng lặp” khi Cụ Rùa nổi gắn với những sự kiện, nhiều ư kiến cho rằng đó là Thần và chỉ có Thần mới linh ứng như vậy... Có thể nói, những “hoạt động” của Cụ Rùa dường như có một quy luật nào đó mà chúng ta không thể nhận biết. Từ lâu rồi, bao đời nay vẫn thế. Cụ Rùa đă gắn với tâm linh của nhiều thế hệ người Thăng Long - Hà Nội, người Việt Nam nhưng đó không phải là ảo mà là một Cụ Rùa thật, một sinh vật sống - linh vật đang tồn tại và c̣n măi trường tồn trong cảm nhận và sự mường tượng của người Việt Nam.
Mời độc giả đón đọc kỳ tiếp theo: Những điều chưa biết về môi trường sống của Cụ Rùa
(Theo Đại Đoàn Kết)