R10 Vô Địch Thiên Hạ
Join Date: Dec 2006
Posts: 88,250
Thanks: 11
Thanked 3,751 Times in 3,090 Posts
Mentioned: 5 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 8 Post(s)
Rep Power: 108
|
Mỹ-Việt nồng ấm nhất trong 16 năm qua
Đúng 16 năm 5 ngày trước đây, Việt Nam-Hoa Kỳ đă chính thức b́nh thường hoá quan hệ. Và vào năm 2000, lần đầu tiên, một diễn văn của tổng thống Mỹ được truyền trực tiếp khắp đất nước h́nh chữ S bên bờ biển Đông tại đại học Quốc gia Hà Nội. Khi hải quân Hoa Kỳ-Việt Nam cùng gặp gỡ ở Đà Nẵng, không thể không nhắc tới các thông điệp mà tổng thống Hoa Kỳ từng xướng lên một cách trịnh trọng.
Viên gạch nồng ấm đầu tiên được William J. Clinton, tổng thống Hoa Kỳ lúc đó gầy dựng là bài diễn văn ông đọc trước sinh viên Việt Nam vào tháng 11.2000. Ông đă xác định: “Tôi không t́m ra được một địa điểm nào phù hợp để bắt đầu chuyến viếng thăm của tôi vào thời điểm tràn đầy hy vọng nầy trong lịch sử chung của chúng ta, hơn là tại đây, Đại học Quốc gia Hà Nội”.
Ông cũng hâm nóng lại từ câu chuyện 200 năm trước: “Hai thế kỷ trước đây, trong thời kỳ lập quốc của Hoa Kỳ, chúng tôi đă vượt đại dương t́m đối tác thương mại, và một trong những quốc gia đầu tiên mà chúng tôi gặp được là Việt Nam. Đặc biệt là một trong những quốc phụ của chúng tôi, ông Thomas Jefferson, đă thử t́m lúa giống của Việt Nam để mang về trồng tại trang trại của ông ở Virginia từ 200 năm trước. Khi đệ nhị Thế chiến xảy ra, Mỹ là một trong những nước tiêu thụ đáng kể những hàng hóa xuất cảng của Việt Nam . Đến năm 1945, khi quốc gia của các bạn ra đời, lời của Thomas Jefferson đă được chọn để vang vọng trong Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của các bạn: "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền b́nh đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".
Ông khẳng định rằng: “Tương lai của các bạn nằm trong tay các bạn, trong tay của nhân dân Việt Nam . Nhưng tương lai của các bạn th́ cũng quan trọng với tất cả chúng tôi nữa. Tại v́ nếu Việt Nam thành công th́ cả vùng nầy, cả các quốc gia đối tác thương mại, và cả bạn bè khắp nơi trên thế giới đều có lợi”.
Và kể từ sau chuyến viếng thăm của tổng thống Hoa Kỳ William J. Clinton các dự án hợp tác tăng lên rất nhiều. Lời của đại sứ Michael Michalak trước khi rời nhiệm sở sứ quán Hoa Kỳ tại Hà nội đă nói: “15 năm trước, chưa có đến 800 người Việt học tại Mỹ, hiện nay có đến 13.000 sinh viên đang theo học tại Mỹ, tăng gấp 3 trong 3 năm qua và vẫn tiếp tục tăng lên. Ngoài ra, từ năm 1989, Mỹ đă cung cấp 37 triệu USD để giúp Việt Nam giải quyết bom ḿn và các vật liệu c̣n sót lại sau chiến tranh, và 43 triệu USD hỗ trợ người khuyết tật, bao gồm cả những người bị tai nạn do bom ḿn chưa nổ. Từ 2001, Mỹ đă hỗ trợ khoản 9 triệu USD xây dựng các kế hoạch tẩy sạch chất độc dioxin, hỗ trợ nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam”.
Quan hệ thương mại Hoa Kỳ-Việt Nam cũng được BBC loan tin vào tháng 2.2011 tăng kỷ lục: “Kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Hoa Kỳ năm 2010 là gần 14,8 tỷ đôla, trong khi nhập khẩu từ Mỹ là 3,5 tỷ đôla”.
Việt Nam cũng là nước giữ vị trí 27 trong số 221 nước và vùng lănh thổ xuất khẩu hàng hoá sang Mỹ.
Mới đây, tổng thống Obama xác định Việt Nam là một trong 6 thị trường mục tiêu theo Sáng kiến Xuất khẩu quốc gia (NEI). Điều này có nghĩa Việt Nam là 1 trong 10 thị trường trọng điểm của Mỹ. Ông Michael Michalak giải thích: “Lư do thật dễ hiểu: Việt Nam là nước mà chúng tôi mong chờ tăng trưởng đáng kể và có cơ hội lớn cho các công ty Mỹ và cũng cho các công ty Việt Nam”.
T́m lại lịch sử những năm qua để biết, người Mỹ muốn làm ăn thật sự với Việt Nam và sự kiện tàu khu trục USS Chung – Hoon và tàu thăm dò USNS Safeguard thuộc hạm đội Thái Bình Dương (Mỹ) cập cảng Tiên Sa, Đà Nẵng trong hoạt động trao đổi hải quân với Việt Nam cho thấy quan hệ hai nước đang ấm hơn bao giờ hết trong 16 năm qua.
Hoa Kỳ đang sở hữu 80% sáng tạo khoa học tinh hoa của thế giới tin rằng tương lai của Việt Nam là “quan trọng đối với tất cả chúng tôi”.
Có những khác biệt chưa giải quyết, nhưng Hoa Kỳ vẫn tin tưởng tự do hàng hải ở biển Đông là giá trị phổ quát đi lại trên biển mà Việt Nam đă tham gia công ước về luật biển của Liên Hiệp Quốc.
Và sự hiện diện của tàu Hoa Kỳ tại Đà Nẵng càng tăng thêm sự hy vọng của hoà b́nh và phát triển. Có nhiều chỉ dấu trong thông điệp gửi đi từ Tiên Sa. Nhưng câu chuyện hải quân hai nước hợp tác b́nh thường trong những hoạt động b́nh thường là hiện thực hoá đoạn diễn văn mấy năm trước ngài Clinton nhấn mạnh: “Hăy để cái thời kỳ mà chúng ta không đếm xỉa nhau qua đi măi măi. Hăy công nhận chúng ta quan trọng đối với nhau. Chúng ta hăy giúp nhau hàn gắn vết thương của chiến tranh, không phải bằng cách quên đi sự dũng cảm đă thể hiện và thảm trạng đă kinh qua của hai phía, mà bằng cách chấp nhận tinh thần ḥa giải và ḷng can đảm muốn xây dựng những ngày mai tốt đẹp hơn cho con cháu chúng ta”.
Ông cũng nhắn gửi một cách ư tứ: “và một quá khứ đau khổ có thể được chuộc lại bằng một tương lai thanh b́nh và thịnh vượng”.
Tôi không b́nh luận ǵ nhiều mà chỉ trích dẫn ra đây thông điệp của một người đứng đầu Hoa Kỳ trước đây. Và độc giả là người am tường về tương lai phía trước có thể thấy rằng năm sau, năm sau nữa, những nồng ấm sẽ tăng lên như một cách thấy hiện thực hoá các nội dung mà ngài Clinton đă xác định và cam kết.
Culangcat Blog
|