Sau 5 ngày bị phía Trung Quốc bắt, giam giữ tại đảo Phú Lâm (quần đảo Hoàng Sa), rạng sáng 23.5, tàu cá QNg-50003TS đă đưa 14 ngư dân cập cảng Sa Kỳ, xă B́nh Châu, H.B́nh Sơn (Quảng Ngăi).
14 ngư dân này đi trên 2 tàu cá QNg-50003TS và QNg-55003TS, đều của ngư dân xă B́nh Châu, bị phía Trung Quốc bắt giữ hôm 16.5 khi đang hành nghề lặn ở vùng biển quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, sau đó đưa về đảo Phú Lâm giam giữ. Trưa 21.5, phía Trung Quốc thả tàu QNg-50003TS và 14 ngư dân nhưng giữ lại tàu QNg-55003TS.
7 ngư dân đi trên tàu cá QNg-55003TS trở về nhà trong cảnh trắng tay - Ảnh: Hiển Cừ
Cố t́nh đuổi bắt tàu cá
Sáng 23.5, tiếp xúc với PV Thanh Niên, thuyền trưởng tàu cá QNg-50003TS Vơ Minh Quân (42 tuổi, ở xă B́nh Châu), kể: Sáng 16.5, khi tàu cá QNg-50003TS với 7 ngư dân, và 2 tàu cá khác (ở cùng quê) đang neo để anh em nghỉ ngơi lấy lại sức sau một đêm lặn ṃ dưới đáy đại dương săn hải sản th́ phát hiện tàu của phía Trung Quốc mang số hiệu 306, màu trắng xuất hiện từ khá xa. “Biết có chuyện chẳng lành nên cả 3 tàu lập tức nổ máy chạy 3 hướng khác nhau. Tuy nhiên, 2 tàu kia chạy thoát, c̣n tàu của tôi bị tàu Trung Quốc rượt đuổi đến cùng”, thuyền trưởng Quân nhớ lại. Chỉ trong nháy mắt, tàu 306 của phía Trung Quốc đă áp sát, dùng 2 ṿi rồng phun nước xối xả qua tàu QNg-50003TS, rồi những người đi trên tàu Trung Quốc tràn sang khống chế, buộc dây kéo về đảo Phú Lâm. Các ngư dân chỉ kịp thông báo cho các tàu cá khác là ḿnh đă bị bắt.
Trên đường chạy đến đảo Phú Lâm, khoảng 14 giờ ngày 16.5, tàu 306 của phía Trung Quốc gặp tàu cá QNg-55003TS do ngư dân Trần Thế Anh (26 tuổi) làm thuyền trưởng, trên tàu có 7 ngư dân, liền rượt đuổi.
Dù cố chạy nhưng chỉ sau 2 giờ, tàu cá QNg-55003TS bị phía Trung Quốc bắt, khống chế đưa về đảo Phú Lâm giam giữ.
Thiệt hại nặng nề
Theo thuyền trưởng Quân, tàu cá QNg-50003TS do ngư dân Nguyễn Thành Nhất (29 tuổi) đứng tên chủ phương tiện nhưng thực ra là tài sản của 4 ngư dân. Sau nhiều năm đi bạn với các tàu cá khác, anh Quân, Nhất cùng 2 ngư dân khác ở cùng quê dành dụm được ít vốn liếng. Cuối năm 2011, 4 ngư dân mua lại tàu cá cũ với giá 250 triệu đồng, sau đó đầu tư thêm 100 triệu đồng để tu sửa, mua sắm thêm ngư cụ.
Những tưởng có tàu ra khơi bám biển làm ăn, cuộc sống gia đ́nh sẽ đỡ vất vả hơn, nào ngờ từ đầu năm 2012 đến nay, chỉ sau 4 chuyến biển th́ đă có 2 chuyến bị Trung Quốc bắt giữ, lấy tài sản. “Đầu tháng 3 bị bắt, thiệt hại hơn 100 triệu đồng, đến tháng 5 này lại bị bắt nữa, cả 4 anh em ngư dân coi như trắng tay, nợ nần”, anh Nhất nói.
Ngư dân Nhất nhẩm tính, dù được thả về nhưng con tàu giờ trống trơn bởi phía Trung Quốc không chỉ lấy hết khoảng 3 tấn hải sản đă đánh bắt được mà c̣n chặt phá dây hơi dùng để lặn, lấy máy định vị, máy ḍ, máy quét, máy Icom, các bộ đồ lặn, 400-500 lít dầu… với tổng thiệt hại hơn 400 triệu đồng.
C̣n ông Trần Phương (57 tuổi), chủ tàu cá QNg-55003TS, thở dài: “Bị Trung Quốc lấy tàu, bây giờ gia đ́nh tôi coi như mất sạch, biết lấy ǵ làm ăn rồi c̣n phải trả nợ vay”. Suốt mấy chục năm đi biển, năm 2009, ông Phương dành dụm, vay mượn mới đóng được tàu cá QNg-55003TS. Song sức khỏe yếu, thường xuyên đau ốm nên ông giao lại tàu cho con trai là thuyền trưởng Trần Thế Anh.
“Trước khi bị Trung Quốc rượt bắt, tàu đă đánh được gần 3 tấn cá, trị giá khoảng 200 triệu đồng nhưng anh em ngư dân bảo nhau suốt mấy tháng qua tàu đă nằm bờ rồi th́ chuyến ra khơi đầu tiên của năm 2012 phải cố gắng làm ráng ít bữa nữa. Bây giờ mỗi ngư dân về nhà chỉ c̣n bộ đồ trên người, điện thoại, đồng hồ đeo tay cũng không c̣n”, thuyền trưởng Anh buồn bă.
Chiêu mới
Theo trung tá Đặng Quốc Tánh, Đồn trưởng Đồn biên pḥng B́nh Hải (BĐBP Quảng Ngăi), đồn đă cử người đến nhà các ngư dân ở xă B́nh Châu xác minh cụ thể sự việc để báo cáo lên cấp trên. Ông Bùi Hồng Vân, Chủ tịch Hội Nghề cá xă B́nh Châu, cũng đă đến nhà các ngư dân nắm t́nh h́nh. “Qua tường tŕnh của các ngư dân, tôi khẳng định chắc chắn rằng tàu của phía Trung Quốc đă rượt đuổi, bắt giữ 2 tàu cá và 14 ngư dân Việt Nam khi đang hành nghề hợp pháp trên vùng biển Hoàng Sa vào hôm 16.5”, ông Vân nói.
Theo ông Vân, trong văn bản báo cáo các cơ quan chức năng, Hội Nghề cá xă B́nh Châu đă kiến nghị nhà nước có sự can thiệp kịp thời, yêu cầu Trung Quốc thả ngay tàu cá QNg-55003TS, đồng thời cần bảo vệ quyền lợi chính đáng của ngư dân khi hành nghề trên vùng biển của Việt Nam.
“Việc lấy tàu, ngư cụ, hải sản rồi thả ngư dân hoặc dùng máy bay trực thăng bay cách mặt biển chừng 20 m để gây khó cho tàu cá của Việt Nam khi đang đánh bắt ở Hoàng Sa là chiêu mới mà phía Trung Quốc đang thực hiện. Hành động này nhằm đánh vào kinh tế khiến ngư dân kiệt quệ, không c̣n phương tiện, ngư cụ ra biển và làm ngư dân lo sợ không dám ra đánh bắt ở Hoàng Sa nữa”, ông Vân nhận định.
Hiển Cừ - ThanhNien