Cùng với công bố sai phạm trong liên kết đào tạo tại ĐH Quốc gia Hà Nội, Thanh tra Chính phủ cũng đă công bố vi phạm của nhiều trường đại học lớn về liên kết đào tao đại học và sau sau đại học.
Những trường đại học mà Thanh tra Chính phủ trực tiếp kiểm tra, xác minh là ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Kinh tế TPHCM, ĐH Luật TPHCM, ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, ĐH Nông lâm TPHCM, ĐH Mở TPHCM, ĐH Thái Nguyên, ĐH Cần Thơ, ĐH Đồng Tháp, ĐH Vinh, ĐH Đà Nẵng, ĐH Huế, ĐH Đà Lạt, ĐH Tây Nguyên, ĐH Nha trang, Viện ĐH Mở Hà Nội…
Qua xem xét hồ sơ 419 chương tŕnh liên kết đào tạo trong nước tại các trường đại học trên, Thanh tra thấy có một số khuyết điểm, vi phạm như 46,5% (195/419) chương tŕnh liên kết tuyển sinh hệ vừa làm vừa học khi chưa được bộ cấp phép là ĐH Kinh tế TPHCM, Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, Viện ĐH Mở Hà Nội, ĐH Cần Thơ, ĐH Nông lâm TPHCM, ĐH Vinh….
Một số trường khi hợp đồng đào tạo không xác định đối tượng tuyển sinh, không quy định cụ thể trách nhiệm cho đơn vị phối hợp tham gia vào quá tŕnh đào tạo mời giảng viên, tổ chức đánh giá kết quả các học phần; không có văn bản xác nhận nhu cầu của địa phương hoặc cơ quan nơi đặt lớp; 15/18 trường không có biên bản ghi nhận về điều kiện cơ sở vật chất cơ sở liên kết, danh sách giảng viên dự kiến tham gia giảng dạy và cán bộ tham gia quản lư lớp.
Có 59/419 chương tŕnh liên kết đào tạo địa điểm đặt lớp không đúng quy định của Bộ như ĐH Bách khoa, ĐH Vinh, ĐH Kinh tế TPHCM, trường Luật TPHCM, ĐH Mở TPHCM, ĐH Tây Nguyên, ĐH Huế…
5 trường ĐH tuyển sinh vượt chỉ tiêu cho phép của Bộ như ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Đà Lạt, ĐH Nha trang, ĐH Luật TPHCM, ĐH Sư phạm kỹ thuật TPHCM; hồ sơ lưu trữ các lớp liên kết đào tạo đại học năm 2006, 2007, 2008 của trường ĐH Vinh không có danh sách thí sinh.
Thanh tra Chính phủ cho rằng những vấn đề nêu trên của các trường là thực hiện không đúng quy định tại Điều 7, Điều 8, Quyết định số 42/2008/QĐ - BGD&ĐT năm 2008 của Bộ GD-ĐT.
Bên cạnh đó, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Thái Nguyên thực hiện liên kết đào tạo thạc sỹ ngoài trụ sở không có phép của Bộ.
Đặc biệt, chương tŕnh liên kết giữa trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM với TEG International College Pte Ltd, Singapore và trường ĐH TEXAS (khóa 1); giữa Trung tâm công nghệ thông tin KOVIT của trường ĐH Kinh tế TPHCM với ĐH Woosong (Hàn Quốc) không có phép của Bộ là vi phạm quy định tại Điều 9, Điều 28 Nghị định 18/2001/NĐ-CP năm 2011 của Chính phủ và vi phạm quy định tại Mục B Thông tư số 15/2003/TT-BGD&ĐT năm 2003 của Bộ GD-ĐT.
Về học phí của chương tŕnh liên kết đào tạo với nước ngoài, Thanh tra Chính phủ kiểm tra thấy mức thu học phí có sự chênh lệch giữa các chương tŕnh, đối tác liên kết. Chương tŕnh thạc sĩ thu thấp nhất là 3.500 USD/khóa của lớp cao học Việt Nam - Hà Lan (trường ĐH Kinh tế quốc dân), mức thu từ 3.500 - 4.200 USD, cao nhất là 13.500 USD/ khoa (cử nhân Quản trị kinh doanh của trường ĐH Kinh tế quốc dân), mức phổ biến là từ 8.000 USD đến 10.000 USD/khóa học. Theo quy định mức thu tại Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ th́ cao gấp khoảng 20 lần (200 triệu đồng so với mức quy định là 10 triệu đồng). Mức thu đối với học viên cao học nhưng chất lượng đào tạo không tương xứng với mức đóng góp của học viên.
Buông lỏng quản lư
Phân tích nguyên nhân dẫn đến những vi phạm trên của các trường, Thanh tra Chính phủ cho rằng lănh đạo một số trường chưa thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về liên kết đào tạo đại học và sau đại học trong và ngoài nước; có sự buông lỏng trong quản lư liên kết đào tạo từ khâu xác định đối tượng tuyển sinh, quá tŕnh thực hiện các khâu trong đào tạo và công tác quản lư thu, chi lệ phí, học phí.
Hơn nữa, việc Bộ GD-ĐT chưa hướng dẫn kịp thời, chi tiết việc liên kết đào tạo, không có quy định cụ thể về đào tạo đại học và sau đại học của chương tŕnh liên kết đào tạo quốc tế dẫn đến các vi phạm, khuyết điểm trong liên kết đào tạo quốc tế.
Công tác thanh tra, kiểm tra trong liên kết đào tạo đă được Bộ quan tâm nhưng chưa sâu, kỷ cương, kỷ luật xử lư sau thanh tra, kiểm tra c̣n bị buông lỏng, dẫn đến những khuyết điểm, vi phạm phát hiện qua thanh tra chậm được khắc phục ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao.
Bên cạnh đó, công tác xây dựng hoàn thiện thể chế về quản lư liên kết đào tạo đại học và sau đại học chưa kịp thời, c̣n bất cập.
Thanh tra Chính phủ khẳng định, những khuyết điểm và vi phạm nêu trên thuộc về lănh đạo và cá nhân thực hiện nhiệm vụ tại các cơ sở giáo dục trong việc quản lư công tác đào tạo và quản lư tài chính của đơn vị. Bộ GD-ĐT chưa có hướng dẫn đầy đủ và kịp thời về kế hoạch, chiến lược cụ thể; chưa có tổng kết đánh giá để chấn chỉnh kịp thời việc liên kết đào tạo đại học và sau đại học nhất là đối với liên kết đào tạo quốc tế.