- Hiện nay, Mỹ có hệ thống pḥng thủ tên lửa toàn diện nhất thế giới, họ sẽ triển khai thêm tên lửa đánh chặn mặt đất được dẫn đường bởi radar X-band.
Tờ “Nhật báo Khoa học công nghệ” Trung Quốc vừa đăng bài viết “Mỹ tăng cường triển khai 44 hệ thống đánh chặn pḥng thủ tên lửa mặt đất nhằm vào Trung Quốc và Nga” của các tác giả Từ Long, Lữ Tích Thành. Sau đây là nội dung bài viết:
Mỹ triển khai 44 tên lửa đánh chặn mặt đất chủ yếu nhằm vào Trung-Nga
Gần đây, Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Hagel tuyên bố, để ứng phó với mối đe dọa vũ khí hạt nhân của CHDCND Triều Tiên, Mỹ quyết định trước năm 2017 sẽ triển khai thêm 14 hệ thống đánh chặn tên lửa mặt đất. Điều này sẽ làm cho số lượng hệ thống đánh chặn tên lửa mặt đất do Mỹ triển khai trong lănh thổ của họ tăng lên 44 hệ thống.
Bài báo đặt câu hỏi: Khả năng pḥng thủ tên lửa hiện nay của Mỹ rốt cuộc như thế nào? Mỹ xây dựng mạng lưới đánh chặn pḥng thủ tên lửa khổng lồ như vậy rốt cuộc muốn nhằm vào ai?
Theo bài báo, Mỹ hiện có 30 quả tên lửa đánh chặn mặt đất, nếu triển khai thêm 14 quả tên lửa đánh chặn nữa th́ dự kiến sẽ phải chi thêm 1 tỷ USD, 14 quả tên lửa này dự kiến sẽ triển khai ở căn cứ Fort Greely, bang Alaska, số lượng tăng gần 50%. Như vậy, khả năng pḥng thủ tên lửa của Mỹ hiện nay như thế nào?
Mỹ phóng thử tên lửa "đánh chặn đoạn giữa"
Theo chuyên gia quân sự Trung Quốc Mạnh Tường Thanh, hiện nay Mỹ đă h́nh thành hệ thống pḥng thủ tên lửa đạn đạo toàn diện nhất thế giới, có thể đánh chặn tất cả các loại tên lửa đạn đạo. Hệ thống pḥng thủ tên lửa của họ chủ yếu gồm có mấy phương diện sau:
Một là hệ thống “đánh chặn đoạn giữa” triển khai trên mặt đất có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa. Hai là tên lửa đánh chặn SM-3 triển khai trên biển có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm trung và xa.
Đồng thời c̣n có các hệ thống tên lửa Patriot-2, Patriot-3 và THAAD của Lục quân Mỹ, những hệ thống này có thể tiến hành “đánh chặn đoạn cuối” đối với các loại tên lửa đạn đạo tầm trung và ngắn. Trong đó, hệ thống THAAD là hệ thống pḥng thủ tên lửa duy nhất trên thế giới hiện nay vừa có thể đánh chặn tên lửa ở trong và ngoài bầu khí quyển.
Bang Alaska là lănh thổ Mỹ cách châu Á gần nhất (trừ các đảo như Guam và Hawaii). Ở đây cách khu vực Viễn Đông của Nga chỉ một vùng biển, cách Trung Quốc cũng chỉ 6.000-7.000 km. Như vậy, liệu Mỹ triển khai nhiều tên lửa đánh chặn như vậy ở một khu vực nhạy cảm chỉ để nhằm vào CHDCND Triều Tiên?
Mỹ đă triển khai 30 tên lửa "đánh chặn đoạn giữa" GBI trên mặt đất ở căn cứ không quân Vandenberg, bang California và căn cứ Fort Greely, bang Alaska.
Mạnh Tường Thanh cho rằng, nhằm vào CHDCND Triều Tiên chỉ là một trong những mục đích thực sự của Mỹ, mục đích chủ yếu của Mỹ c̣n là nhằm vào các nước như Trung Quốc, Nga. Hệ thống “đánh chặn đoạn giữa” trên mặt đất của Mỹ là hệ thống đánh chặn phi hạt nhân duy nhất trên thế giới hiện nay đă triển khai thực tế chiến đấu và có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.
Hiện nay, Mỹ sở hữu 2 trận địa pḥng thủ tên lửa có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa: Một là căn cứ Fort Greely ở bang Alaska. Hai là căn cứ không quân Vandenberg ở bang California. Mỹ cho biết, 2 căn cứ này chủ yếu dùng để đánh chặn tên lửa đạn đạo phóng từ CHDCND Triều Tiên và các khu vực khác ở Đông Bắc Á.
Bài báo cho rằng, nhằm vào CHDCND Triều Tiên thực ra là một “cái cớ”. Đến nay, không có bất cứ bằng chứng nào cho thấy CHDCND Triều Tiên đă trang bị tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, thậm chí cũng không có bằng chứng cho thấy CHDCND Triều Tiên đă sử dụng vũ khí hạt nhân.
44 hệ thống đánh chặn tên lửa do Mỹ triển khai trên lănh thổ của họ có thể đánh chặn các cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa quy mô vừa và nhỏ, số lượng này lại ăn khớp với chủ trương thực hiện chính sách răn đe hạt nhân tối thiểu của Trung Quốc. V́ vậy, lần này Mỹ tăng cường triển khai hệ thống đánh chặn tên lửa mặt đất, một mặt nhằm đối phó với CHDCND Triều Tiên, nhưng mục đích chính là nhằm chống lại Trung Quốc và Nga.
Hệ thống pḥng thủ tên lửa trên biển SM-3 của Mỹ
Mỹ triển khai mạng lưới radar pḥng thủ tên lửa rộng răi trên thế giới
Theo bài báo, Mỹ sẽ c̣n triển khai thêm một radar sóng ngắn X-band mới ở Nhật Bản. Loại radar này là radar cảnh báo sớm dùng để pḥng thủ tên lửa của quân Mỹ, cự ly thăm ḍ tối đa có thể vượt 4.000 km. Loại radar pḥng thủ tên lửa này đóng vai tṛ như thế nào trong hệ thống pḥng thủ tên lửa toàn cầu của Mỹ?
Mạnh Tường Thanh cho rằng, trong hệ thống pḥng thủ tên lửa của Mỹ, điều quan trọng nhất là mạng lưới radar pḥng thủ tên lửa, được gọi là “cơ sở ngầm”. Nếu không có “cơ sở ngầm” này, tên lửa đánh chặn của nó sẽ không có hiệu quả.
Đặc biệt, trong hệ thống pḥng thủ tên lửa của Mỹ, những radar như radar pḥng thủ tên lửa X-band có nhiệm vụ tiến hành cảnh báo sớm sơ bộ đối với tên lửa đạn đạo. Hơn nữa, độ chính xác của radar X-band rất cao, có thể tính toán chính xác các loại số liệu phóng tên lửa, đồng thời tiến hành dẫn đường cho tên lửa đánh chặn.
Hiện nay, radar TPY-2 khá nổi tiếng trên quốc tế chính là một loại radar pḥng thủ tên lửa của X-band. Cự ly ḍ t́m của nó dài nhất có thể đạt hơn 4.000 km, phạm vi quét bao trùm cả trên mặt đất, trên biển và trên không.
Radar cảnh báo sớm tên lửa X-band của Mỹ
Đến nay, Mỹ đă triển khai radar X-band đầu tiên (do Công ty Raytheon chế tạo) ở miền bắc Nhật Bản vào năm 2006, chiếc thứ hai đă triển khai ở sa mạc Negev của Israel vào năm 2008. Hơn nữa, Mỹ c̣n muốn triển khai chiếc radar X-band thứ ba ở Thổ Nhĩ Kỳ, ngoài ra, có kế hoạch triển khai radar X-band ở Qatar, Đông Nam Á.
Hiện nay, Mỹ đang có kế hoạch triển khai radar X-band ở các châu lục thực chất là bố trí “cơ sở ngầm” rộng răi. Thông qua những radar này, về cơ bản có thể đưa những đối tượng chính mà Mỹ ngăn chặn vào phạm vi bao quát của “cơ sở ngầm” X-band.
theo gd