Bộ Ngoại giao Trung Quốc chối bỏ việc tàu nước này bắn cháy cabin tàu cá Việt Nam. Người phát ngôn Hồng Lỗi trắng trợn khuyến cáo, Việt Nam cần yêu cầu ngư dân tránh vào vùng biển của Trung Quốc.
Người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi.
Ảnh: nationalpost
Trước báo giới ở Bắc Kinh, người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc đă bóp méo sự thật bằng tuyên bố: "“Phản ứng của cơ quan chức năng của Trung Quốc trước một tàu cá bất hợp pháp của Việt Nam là đúng đắn và hợp lư”.
Ông này c̣n ngang nhiên nói rằng: “Chúng tôi hy vọng phía Việt Nam tiến hành các bước nghiêm túc nhằm cải thiện việc giáo dục và quản lư ngư dân để tránh các hoạt động trái phép như vậy”.
Tuy vậy, người phát ngôn Trung Quốc lại từ chối trả lời các câu hỏi liệu có hay không việc tàu Trung Quốc bắn vào tàu cá Việt Nam và liệu tàu Trung Quốc có phải tàu chiến hay không.
Vào ngày 25/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị đă nói về thông tin liên quan một tàu cá của ngư dân tỉnh Quảng Ngăi bị tàu Trung Quốc truy đuổi và nổ súng bắn cháy cabin tại khu vực thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Theo ông, vụ việc xảy ra hôm 20/3 vừa qua. Tàu cá mang số hiệu QNg 96382 TS của ngư dân tỉnh Quảng Ngăi trong lúc đang hoạt động nghề cá b́nh thường tại ngư trường truyền thống thuộc khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đă bị tàu Trung Quốc truy đuổi và nổ súng bắn cháy cabin.
Cabin tàu cá của ngư dân Bùi Văn Phải bị bắn cháy ở vùng biển Hoàng Sa ngày 20/3.
Ảnh: VnExpress
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định: “Đây là vụ việc hết sức nghiêm trọng, vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, đe dọa tính mạng và gây thiệt hại tài sản của ngư dân Việt Nam. Việt Nam kiên quyết phản đối, yêu cầu phía Trung Quốc điều tra, xử lư nghiêm hành động sai trái và vô nhân đạo nói trên, bồi thường thiệt hại cho ngư dân Việt Nam”.
Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đă gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối việc làm của phía Trung Quốc.
Trong những tháng gần đây, Trung Quốc đă đẩy mạnh hàng loạt hoạt động gây hấn trên một số vùng biển tranh chấp như biển Hoa Đông và Biển Đông. Bất chấp sự phản đối của nhiều nước Đông Nam Á, Bắc Kinh vẫn ngang nhiên đưa ra yêu sách chủ quyền bao trùm hầu như toàn bộ vùng biển này. Philippines đă quyết định đưa tranh chấp biển ra toà án quốc tế sau khi cạn kiệt “hầu hết mọi con đường chính trị và ngoại giao” để giải quyết tranh chấp hàng hải với Bắc Kinh.
Thái An tổng hợp