Những chiến lược “làm cỏ” IS của quân đội Mỹ đang vấp phải sự thiếu tin tưởng và phản đổi của chính những vị tướng kinh nghiệm của nước này! V́ sao vậy?
Ngoài cựu tướng bộ binh Mỹ "trù" kế hoạch đánh IS thất bại, 4 quan chức Lầu Năm Góc giấu tên đều không tin vào chiến lược của chính phủ Tổng thống Barack Obama. Chiến lược đó bao gồm ném bom quân khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS), cùng triển khai một số ít quân Lực lượng đặc biệt đến Iraq và có thể hoạt động hậu tuyến địch ở Syria.
Raymond Odierno, từng là tư lệnh Bộ binh Mỹ và về hưu hồi tháng 8.2015, nói rằng phải có thật nhiều lính Lực lượng đặc biệt kết hợp với quân Kurd - hiện là quân địa phương đánh IS hiệu quả nhất - th́ mới có thể đánh bại IS”.
Gần đây, Bộ trưởng quốc pḥng Mỹ Ashton Carter nói sẽ chỉ triển khai từ 100-200 quân đặc nhiệm Mỹ đến Iraq đánh IS và có thể hoạt động ở hậu tuyến của IS ở Syria.
Tướng Odierno từng chỉ huy bộ binh Mỹ ở Iraq
Mỹ cho IS cơ hội dùng dân thường làm "lá chắn sống”
Nhóm chỉ trích nói, bài học từ cuộc không kích 17 tháng qua của liên quân là không thể thắng IS. Chỉ có bộ binh mới có thể thu thập tin t́nh báo chính xác nhất để có thể xác minh tính hiệu quả của các cuộc ném bom, cũng như giúp xác định mục tiêu đánh bom kế tiếp.
Mỹ rất giỏi dùng các kỹ thuật t́nh báo, như không ảnh và nghe lén liên lạc, để thu thập tin t́nh báo, nhưng không thể chặn đà tiến quân của IS.
Christopher Harmer, nhà phân tích hải quân của Viện nghiên cứu chiến tranh (ở Washington) cũng là người chỉ trích chiến lược hiện nay của Nhà Trắng. Ông này nói Mỹ rất kém về khả năng đưa người đến chiến trường để thu thập tin t́nh báo, vốn là việc cần có nhiều thời gian, sự kiên nhẫn, khả năng phát triển nguồn nhân lực địa phương sẵn sàng chia sẻ tin t́nh báo.
Năm 2007 và 2008, khi đánh Al-Qaeda ở Iraq, Mỹ từng có nguồn nhân sự địa phương, giúp ích cho hàng trăm ngàn quân chiến đấu và các nhóm đặc nhiệm vốn lấy được tin t́nh báo từ nguồn tin của họ, cũng như tịch thu được laptop, điện thoại và sử dụng các phương tiện này để truy ra nhiều tay súng khủng bố.
Một quan chức t́nh báo Mỹ nói với Daily Beast, mô h́nh thu thập tin t́nh báo này không thể vận dụng để đánh IS. V́ mô h́nh này cần nguồn nhân sự lớn, cùng nhiều quân bộ binh bảo vệ các vùng đất tái chiếm từ tay địch trong một thời gian dài.
Một số quan chức quốc pḥng Mỹ cũng nói: chiến lược của Mỹ bị nhiều quy định chiến đấu cản trở. Trong quá khứ, các sĩ quan cấp trung có thể chấp thuận không kích.
Nhưng nay, chỉ có chỉ huy cấp cao, trong vài trường hợp là cấp tướng, mới có quyền chấp thuận, có nghĩa phải mất nhiều thời gian chấp thuận cho ném bom.
Các quy định hạn chế quyền này nhằm giới hạn số dân thường thương vong, nhưng vài quan chức nói nó thật sự là cách để Mỹ hạn chế sự dính líu.
Nhà phân tích Harmer cho biết, cuộc chiến chống IS có nhiều quy định hạn chế không kích hơn bất kỳ chiến dịch không kích nào trong lịch sử Mỹ.
Ông nói việc hạn chế dân thường thương vong là đúng về mặt đạo đức. Nhưng nếu không dám chịu sự thương vong này, có nghĩa Mỹ tạo cơ hội cho IS dùng dân thường làm “lá chắn sống” cho chúng.
Bộ trưởng quốc pḥng Mỹ khó đáp câu hỏi dễ
Ngày 9.12, Bộ trưởng quốc pḥng Mỹ Ashton Carter và tướng không quân Paul Selva - phó chủ tịch Hội đồng liên quân Mỹ (JCS) tŕnh diện Ủy ban quân vụ Thượng viện, không hề trấn an được các nghị sĩ trước nỗi lo ngại của họ về chiến lược không hiệu quả.
Hai ông vất vả giải tŕnh trước các câu hỏi đơn giản của nghị sĩ cả hai đảng Cộng ḥa và Dân chủ. Ví dụ: Tại sao liên quân do Mỹ dẫn đầu gần đây mới bắt đầu không kích xe chở dầu thô mà IS cướp được ở Syria, đem bán chợ đen?
Tháng trước, liên quân đă tiêu diệt khoảng 300 xe chở dầu.
Xe chở dầu lậu của IS bị tấn công
Ông Carter nói: “Đó là nhờ tin t́nh báo”, nhưng không thể giải thích v́ sao liên quân chỉ hành động theo tin t́nh báo, trong khi Mỹ đă biết số xe chở dầu này từ một năm trước, theo Thượng nghị sĩ John McCain - chủ tịch Ủy ban quân vụ.
Khi được hỏi “Khi nào cuộc chiến kết thúc?”, ông Carter nói “Khi nào IS bị đánh bại” nhưng không nói sẽ mất bao nhiêu thời gian.
Khi được hỏi “Đánh bại IS sẽ thế nào”, ông đáp: “Khi chúng hết là nỗi đe dọa”.
Ông Carter thừa nhận chiến lược hiện chưa thể kiềm hăm IS, nhưng nhấn mạnh nó hiệu quả. Ông cũng nói chính phủ bác việc tăng thêm quân bộ binh, v́ hiện đă có 3.500 quân Mỹ ở 6 bị trí tại Syria và Iraq.
Các nghị sĩ đều thắc mắc về chiến lược chống IS và ư chí quyết đánh bại IS của ông Obama.
Thượng nghị sĩ Bob Corker - chủ tịch ủy ban quân vụ, nói với Daily Beast: “Tôi không rơ tổng thống có hỏi quân đội cần chiến lược nào hay chưa. Tôi muốn quân đội cho chúng tôi biết, ngay cả khi đó là chiến lược mật, về việc họ cần làm ǵ để đánh bại IS”.
Ông Carter nói với các nghị sĩ, rằng không thể ra thời hạn quân Iraq sẽ tái chiếm được thành phố Mosul (lớn thứ hai Iraq) khỏi tay IS, hoặc khi nào liên minh Syria Ả rập mới thành lập có thể chiếm “thủ phủ” Raqqa của IS ở Syria.
Trên thực tế, có nhận định liên minh này không thể giữ được Raqqa, nên cần Lực lượng đặc biệt Mỹ đến Syria để huấn luyện lực lượng này. Có nghĩa là phải mất nhiều tháng-thậm chí nhiều năm-để lực lượng này chiếm được Raqqa.
Tuần trước, giải tŕnh với ủy ban quân vụ Hạ viện Mỹ, ông Carter nói, ông hy vọng quân Kurd phối hợp với liên minh Syria Ả rập “sẽ như viên tuyết lớn lăn tới Raqqa”.
Nhưng ngày 9.12, ông thừa nhận sẽ không có chuyện đó: “Quân Kurd sẽ không đến Raqqa”.
Ông McCain không bị bất ngờ. Ông nói với Daily Beast: “Chẳng ai tin quân Kurd sẽ chiếm được Raqqa, ngay cả người Kurd cũng không tin. Họ chỉ đến nơi nào quan trọng đối với người Kurd”.
Mỹ không c̣n nhờ cậy được các trưởng lăo Iraq
Mỹ cũng từng liên minh với các trưởng lăo bộ tộc theo đạo Hồi ḍng Sunni để đập tan Al-Qaeda ở Iraq.
Nhưng ngày nay, các bộ tộc Sunni ở Iraq-nơi IS chiếm được nhiều đất - miễn cưỡng hợp tác với chính quyền Iraq theo ḍng Shiite và có Mỹ “chống lưng”. Baghdad cũng bị cộng đồng Sunni xem là quá thân cận với Iran, không sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu của người Sunni, gồm phải có nhiều đại diện của cộng đồng này ở các cơ quan chính quyền Iraq.
Mark Alsalih, một nhà vận động hành lang người Sunni ở Washington, kiêm chủ tịch Chương tŕnh an ninh - ổn định Iraq (gồm các trưởng lăo), nói:
“Đấy là chuyện thực tế. IS sẽ không bị đẩy khỏi Iraq nếu không có sự giúp đỡ của cộng đồng Sunni. Các trưởng lăo nói với tôi rằng họ có thể làm việc này trong chỉ vài tuần, không phải vài tháng. Điều duy nhất khiến họ không làm là không có một thỏa thuận nào với Mỹ hoặc chính phủ Iraq về các yêu cầu của họ”.
Ông Carter có nói Mỹ phải nâng quan hệ với Thủ tướng Iraq Haider al Abadi. Nhưng nhóm chỉ trích lưu ư: người Iraq đă xem ông Abadi chỉ là “quân tốt” của Mỹ, không nắm được quyền lực thật sự, v́ ông Aabdi đang phải đối diện với những đe dọa chính trị từ người tiền nhiệm Nouri al Maliki.
Nhà vận động hành lang Alsalih cho biết: “Abadi bị đánh giá yếu, sợ các phần tử cứng rắn từ đảng Dawa của ông Maliki, người thân cận Iran. Hậu quả là chính phủ Baghdad có nhiều nỗi lo hơn là đứng cạnh Mỹ. Loại IS khỏi vùng đất của người Sunni không phải là mối quan tâm hàng đầu của chính phủ Iraq”.