Một nhà nghiên cứu người Trung Quốc đă tiến hành cấy ghép đầu thành công cho một con khỉ. Tuy nhiên, mới chỉ có phần nối liền nguồn cung cấp máu giữa đầu với cơ thể mới, c̣n xương sống giữa hai bộ phận này chưa được thể cấy ghép được. Tuy nhiên, điều này cũng đă mở ra khả năng mới về phẫu thuật cấy ghép đầu người trong tương lai.
Bác sĩ phẫu thuật người Italia Sergio Canavero ngày 21/1 cho hay, nhà nghiên cứu Nhậm Hiểu B́nh thuộc trường Đại học Y Cáp Nhĩ Tân ở Trung Quốc mới đây đă thực hiện ca cấy ghép đầu khỉ thành công, nối liền nguồn cung cấp máu giữa đầu với cơ thể mới.
Đây cũng chính là nguyên nhân khiến bộ phận cơ thể dưới cổ của con khỉ vẫn ở trong trạng thái bị liệt những vẫn chưa rơ con khỉ có thể cảm thấy đau sau cấy ghép hay không.
Theo nhà nghiên cứu Nhậm Hiểu B́nh, con khỉ đă hồi phục hoàn toàn sau ca cấy ghép mà không chịu bất kỳ dạng tổn thương thần kinh nào. Tuy nhiên, v́ lư do đạo đức, họ sẽ chỉ cho con khỉ này sống 20 tiếng sau phẫu thuật.
Trong khi đó, bác sĩ Sergio Canavero cho rằng, ca thí nghiệm này đă chứng minh, nếu chiếc đầu được làm lạnh tới -15°C, con khỉ có thể sống sót qua ca phẫu thuật cấy ghép mà không bị tổn hại năo.
“Tôi phải nói rằng, chúng tôi vẫn c̣n rất nhiều việc cần phải tiếp tục nghiên cứu. Nhưng quan niệm ‘đầu người không thể cấy ghép’ đă đến lúc dừng lại bởi điều này hiển nhiên có thể thực hiện được. Chúng tôi đang cố gắng hết sức để làm điều đó”, Canavero nói.
Canavero, Nhậm Hiểu B́nh cùng các thành viên trong nhóm nghiên cứu đang lên kế hoạch thực hiện ca ghép đầu người đầu tiên ở Nga vào cuối năm nay cho Valery Spiridonov - một nhà khoa học máy tính Nga mắc chứng hoại cơ Werdnig-Hoffman.
Vào năm ngoái, Canavero đă gây ra một cơn băo truyền thông khi hé lộ kế hoạch nói trên. Bác sĩ này nhấn mạnh, đây có thể là một cách chữa trị hữu hiệu mới cho chứng bại liệt toàn thân chỉ trong vài năm tới.
Với thành công trong cuộc thí nghiệm trên khỉ, Canavero càng tin tưởng rằng những tham vọng của ông sẽ thành hiện thực.
vbf @ sưu tầm