Sự thật về chiến đấu cơ tàng hình J-20 của Trung Quốc
Ảnh mới nhất về J-20 của Trung Quốc
Các diễn đàn mạng Trung Quốc đang rộ lên vì hình ảnh về chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ 5 của Trung Quốc.
Các bức ảnh này xuất hiện đã gây những tranh cãi "nảy lửa" trên các diễn đàn Trung Quốc, một số thì tỏ ra đồng tình trong khi số còn lại nghiêng về khả năng đây là những bức hình "photoshop" hoặc là một chiêu bài PR của quân đội Trung Quốc.
Chiếc máy bay này được đặt tên hiệu là J-20, trên thân máy bay khắc số hiệu 2001. Theo những bức ảnh được công bố thì J-20 có hình dáng pha trộn giữa chiến đấu cơ tàng hình F-22, F-35 và Sukhoi PAK FA T-50 (Nga).
Chính phủ Trung Quốc không hề có bất kỳ phản ứng nào trước thông tin về J-20, nhưng nếu đây là sự thật thì điều này đánh dấu bước tiến dài của công nghệ hàng không quân sự Trung Quốc.
Dưới đây là một vài ảnh về chiến đấu cơ tàng hình của Trung Quốc:
Chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ năm J-20 của Trung Quốc.
J-20 thiết kế với cặp cánh tam giác, cánh mũi, thân máy bay có nhiều điểm tương đồng với các máy bay thế hệ thứ năm.
J-20 được khoác lên mình "bộ cánh" màu đen huyền bí.
Nếu J-20 là sự thật thì có lẽ điều làm người ta băn khoăn nhất là loại động cơ mà J-20 sử dụng. Đó sẽ là động cơ do Nga sản xuất hay Trung Quốc chế tạo thành công động cơ nội địa.
Hầu hết trong các bức ảnh J-20 ở trên mặt đất, chưa bức ảnh nào cho thấy máy bay này bay lên trời.
Các nhà phân tích quân sự Trung Quốc và thế giới đang tranh luận quanh những tấm hình được cho là của máy bay J-20.
J-20 là tên của chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 của Trung Quốc, được biết đến nhiều hơn với tên gọi J-XX khi thiết kế.
Các bức ảnh công bố về một loại máy bay chiến đấu mới với các cấu trúc tương tự như máy bay chiến đấu thế hệ 5 F-22 Raptor của Mỹ và Sukhoi PAK-FA T-50 của Nga. Theo quan sát, máy bay này được cho là có khả năng tàng hình và được trang bị cánh mũi.
Các nhà phân tích quân sự của Trung Quốc và nước ngoài đang tranh luận rất nhiều về tính xác thực của các bức ảnh này. Nhiều ý kiến cho rằng, các bức ảnh này là kết quả của các phần mềm đồ họa, hoặc là mẫu thiết kế của một loại máy bay mới có thể phỏng đoán là các mẫu máy bay J-14 hoặc J-20, thuộc là chương trình J-XX.
Nhiều câu hỏi được đặt ra về nguồn gốc của các bức ảnh này, không loại trừ khả năng đây là một sự cố ý “rò rỉ thông tin” mang động cơ chính trị của giới quân sự Trung Quốc, cùng với sự công bố phát triển tên lửa chống tàu sân bay mới để tạo dư luận.
Hình ảnh được cho là của chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 của Trung Quốc.
Hiện Mỹ là quốc gia hàng đầu thế giới trong phát triển máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5, họ cũng là quốc gia duy nhất sở hữu máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 ở trạng thái sẳn sàng chiến đấu. Nga là quốc gia thứ hai sở hữu máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5, sẵn sàng chiến đấu trong khoảng 5 năm nữa.
Chương trình F-22 được khởi xướng từ năm 1986, nguyên mẫu đầu tiên cất cánh vào năm 1990, được chấp nhận vào trang bị sau 15 năm thử nghiệm. Tương tự, Sukhoi PAK-FA T-50 của Nga cũng phải mất ngần ấy thời gian để phát triển và thử nghiệm.
Nhìn lại công nghiệp quốc phòng Trung Quốc, đặc biệt là công nghiệp hàng không, dù có những bước phát triển vượt bậc, song xét về khía cạnh kinh nghiệm và công nghệ vẫn còn thua xa Nga và Mỹ.
Công nghiệp hàng không Trung Quốc đang gặp nhiều khó khăn với việc phát triển động cơ phản lực nội địa. Các mẫu máy bay chiến đấu đang được sản xuất tại Trung Quốc chủ yếu sử dụng động cơ nhập khẩu từ nước ngoài, chủ yếu là Nga.
Các mẫu động cơ phản lực nội địa như WS-10A của công ty máy bay Thẩm Dương, WS-15 của công ty máy bay Thành Đô gặp quá nhiều trục trặc kỹ thuật, độ tin cậy trong hoạt động tệ đến mức không thể chấp nhận được. Quá trình khắc phục các khuyết điểm kỹ thuật đang diễn ra, ít nhất một thời gian khá dài nữa các vấn đề mới được khắc phục xong.
Như vậy, một mẫu động cơ mới cho tiêm kích thế hệ 5 chắc chắn chưa có sẵn. Trong khi đó, động cơ cho tiêm kích thế hệ 5 đòi hỏi những tiêu chuẩn rất khắt khe so với động cơ cho máy bay thông thường.
Trung Quốc có thể bắt chước các thiết kế khí động học từ F-22 và PAK-FA T-50, song việc xử lý các vấn đề về che chắn sự bức xạ hồng ngoại của động cơ, bố trí các vật liệu hấp thu sóng radar cũng là một vấn đề cực kỳ phức tạp.
Bên cạnh đó việc phát triển hệ thống điện tử và radar cho máy bay tàng hình còn phức tạp hơn. Các hệ thống điện tử của Trung Quốc chủ yếu sao chép từ các hệ thống tương tự của Nga và Mỹ, sự đồng bộ, độ tin cậy trong hoạt động của các hệ thống này còn nhiều nghi vấn.
Việc phát triển một mẫu radar quét mảng pha điện tử tương tự như hệ thống radar N050 BLRS AESA/PESA của PAK-FA T-50 của Nga và radar AN/APG-77 AESA của F-22 của Mỹ vẫn là nhiệm vụ bất khả thi trong thập niên tới của công nghiệp quốc phòng Trung Quốc.
Kết luận, các bức ảnh công bố về máy bay tàng hình thế hệ 5 của Trung Quốc chỉ là một sự đồn thổi, chương trình phát triển nếu có thật cũng chỉ đang ở giai đoạn phác thảo ý tưởng thiết kế. Có thể khẳng định rằng, ít nhất khoảng 10-15 năm nữa Trung Quốc mới có được bản thiết kế của mẫu máy bay tàng hình thế hệ 5 đúng nghĩa của riêng mình.
lấy tư cách gì mà canh tranh với F22 của Mỷ. chính bản thân thằng Tàu biết rỏ còn thua quá xa nếu so sánh với lực lượng không quân , hải quân và luôn cả bộ binh của Mỷ.
Chiến đấu cơ tàng hình Trung Quốc lướt trên đường băng
Chiến đấu cơ tàng hình Trung Quốc lướt trên đường băng
Đoạn video có vẻ được quay bí mật, ghi lại cảnh chiếc máy bay tàng hình J-20 đầu tiên của Trung Quốc đang chạy thử nghiệm trên đường băng, đã được tải lên trang chia sẻ hình ảnh Youtube.
Ảnh bị rò rỉ về chiến đấu cơ tàng hình J-20 của Trung Quốc.
Thông tin bị rò rỉ về chiến đấu cơ tàng hình J-20 đã gây xôn xao thế giới vài ngày gần đây. Những hình ảnh về chiếc máy bay cũng được đăng tải trên nhiều tờ báo.
Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Robert Gates gần đây nói rằng Trung Quốc không thể chế tạo một chiến đấu cơ tàng hình trước năm 2020. Nhưng nếu video dưới đây là thật, điều đó chứng tỏ Trung Quốc có thể làm điều này chỉ trong một thập niên hoặc ngắn hơn.
Hình ảnh bị rò rỉ trên diễn ra giữa lúc Mỹ ngày càng lo ngại về khả năng quân sự phát triển nhanh chóng của Trung Quốc. Các chuyên gia Hải quân Mỹ đã bày tỏ lo ngại về loại tên lửa đạn đạo Đông Phong 21D của Trung Quốc, được thiết kế có thể bắn trúng các tàu sân bay Mỹ ở cách xa 9.000km, do đó làm lung lay sự thống trị quân sự truyền thống của Mỹ ở Thái Bình Dương.
Những Video hay hiện nay N1 Best Videos around the world today
Nearly 10 Years Ago, Donald Trump started using God Bless The USA as his walk out song at every rally and event. Little did I know 40 years ago that my song would play a key part of such a historic presidential campaign. To President Trump and the millions of supporters, Thank… pic.twitter.com/GqhwixVsFz
"My heart is full today, full of gratitude, for the trust you have placed in me, full of love for our country, and full of resolve," Vice President Kamala Harris tells her supporters after her election loss to President-elect Donald Trump.
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. Vì một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hãy ghé thăm chúng tôi, hãy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.