Mộ phần cụ Nguyễn Kiều được xây rộng 10 thước, theo h́nh dạng của một cuốn sách mở ra hai bên với nấm mộ chính là gáy sách. Gia phả ghi: "Cất mộ ở cán lọng vàng (gáy sách), trên quyển sách g̣ Voi (g̣ đất nằm gần mộ), đồng xu".
Từ 24/7, tại cánh đồng thôn Phú Xá (Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội), Hội Khảo cổ học Việt Nam phối hợp với Ban Quản lư Di tích - Danh thắng Hà Nội đă tiến hành khai quật khẩn cấp ngôi mộ của tiến sĩ Nguyễn Kiều (chồng nữ sĩ Đoàn Thị Điểm) nhằm giải phóng mặt bằng thi công công tŕnh phục vụ dân sinh. Cuộc khai quật dự kiến diễn ra trong ṿng 3 ngày. Sau khi khai quật hài cốt sẽ được di chuyển về cạnh mộ của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm ở cách đó 2km.
Sau hai ngày, nhóm khai quật đă dọn sạch một diện tích khoảng 20 m2 xung quanh ngôi mộ này, bóc dỡ lớp gạch dày 40 cm được xây cố định trên mặt mộ và đào tiếp xuống nền đất phía dưới. Tuy vậy, dù đă đào sâu xuống vài chục cm nhưng phần mộ táng vẫn chưa xuất hiện. Trao đổi với Đất Việt, PGS - TS Nguyễn Lân Cường cho biết: “Do chưa phát hiện thấy ǵ, nhân lực lại ít nên thời gian khai quật sẽ phải kéo dài hơn so với dự kiến ban đầu”.
Có mặt tại hiện trường khai quật, bà Nguyễn Thị Sơn, hậu duệ đời thứ 9 của tiến sĩ Nguyễn Kiều cho hay: “Ḍng họ chúng tôi mong muốn chuyển mộ Cụ trước tháng ngâu (tháng 7 Âm lịch), nhưng với tiến độ này sợ sẽ không kịp”.
Trước đó, một số nhà nghiên cứu cho rằng đây chỉ là ngôi mộ giả, c̣n thi hài thật của tiến sĩ Nguyễn Kiều nằm trong một ngôi mộ khác ở gần đó, đă được phát hiện dưới dạng một xác ướp và an táng năm 2005 tại xă Phú Xá.
Theo thỏa thuận giữa chính quyền địa phương và đại diện ḍng họ của tiến sĩ Nguyễn Kiều, trong trường hợp không t́m thấy hài cốt ở ngôi mộ đang khai quật, chính quyền sẽ giúp đỡ ḍng họ kiểm tra ADN của xác ướp t́m thấy năm 2005 để làm rơ đó có phải thi hài của tiến sĩ Nguyễn Kiều hay không.
Một số h́nh ảnh Đất Việt ghi nhận vào cuổi buổi khai quật thứ hai:
G̣ mộ của tiến sĩ Nguyễn Kiều đă được bóc dỡ lớp gạch bên ngoài và bạt đi một nửa để đào sâu xuống phục vụ khai quật.
Phiến đất bao quanh chân g̣ mộ tương ứng với phần gạch đă bóc dỡ khỏi mặt mộ, có độ dày khoảng 40cm.
Hai tấm bia mộ, tấm bên phải là bia cổ và tấm bên trái được dựng lại vào năm 1931.
Năm khắc bia được ghi lại bằng chữ số hệ Latinh.
Những viên gạch bóc ra từ bề mặt mộ đă có 80 năm tuổi.
Bà Nguyễn Thị Sơn, hậu duệ đời thứ 9 của tiến sĩ Nguyễn Kiểu kể, theo cuốn gia phả của ḍng họ th́ mộ phần của cụ Nguyễn Kiều được xây rộng 10 thước , theo h́nh dạng của một cuốn sách mở ra hai bên với nấm mộ chính là gáy sách. Gia phả ghi: "Cất mộ ở cán lọng vàng (gáy sách), trên quyển sách g̣ Voi (g̣ đất nằm gần mộ), đồng xu".
Tuy nhiên, đây là mộ thật hay mộ giả th́ cuối cuộc khai quật các chuyên gia mới có thể đưa ra câu trả lời chính xác.
Nhân lực ít khiến tiến độ khai quật cũng bị ảnh hưởng. Theo ghi nhận, vào chiều 25/7 chỉ có hai nhân công làm việc tại hiện trường.
Họ đều là thợ của ban quản lư dự án xây dựng tại khu vực thôn Phú Xá.
Người trong ḍng họ tiến sĩ Nguyễn Kiều rất mong muốn vợ chồng nữ sĩ Đoàn Thị Điểm sớm được đoàn tụ.
Tiến sĩ Nguyễn Kiều (1696- 1752) có tên hiệu là Hạo Hiên, quê ở làng Phú Xá, Từ Liêm, Hà Nội. Ông đỗ tiến sĩ đời vua Lê Dụ Tông (1715), được bổ làm quan, lên đến chức Đô ngự sử, tước bá.
Sau khi góa vợ, ông lấy nữ sĩ Đoàn Thị Điểm làm vợ kế, rồi được cử làm Chánh sứ sang nhà Thanh. Năm 1745, ông đi sứ về nước. Năm 1748, ông được bổ nhiệm chức Đốc đồng trấn Nghệ An.
Trên đường theo chồng đi nhậm chức, bà Đoàn Thị Điểm bị bệnh nặng, rồi qua đời vào mùa thu năm ấy. Thương vợ vắn số, cụ có bài văn tế vợ ca ngợi tài đức của bà rất cảm động.
Hồng Quân(ĐVO)